Năm chương đầu tiên, nhóm em xoáy sâu vào công cuộc phân tích tình hình marketing hiện tại của doanh nghiệp Cocoon: - Chương 1: Giới thiệu khái quát về Cocoon - Chương 2: Nhóm em tập tru
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
Trang 2A Lời mở đầu 4
1 Lý do chọn đề tài 4
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4
2.1 Mục đích 5
2.2 Nhiệm vụ 5
B Nội dung nghiên cứu 6
Chương 1: Giới thiệu khái quát về Cocoon 6
1 Thông tin chung 6
2 Các sản phẩm của Cocoon 6
Chương 2: Đánh giá môi trường marketing & tình hình marketing hiện tại của doanh nghiệp 9
1 Môi trường vi mô 9
2 Môi trường vĩ mô 10
Chương 3: Phân tích SWOT 11
Chương 4: Xác định các vấn đề và mục tiêu 12
1 Các vấn đề Cocoon phải đối mặt 12
2 Mục tiêu marketing 12
Chương 5: Đối thủ cạnh tranh 14
Chương 6: Chiến lược marketing 14
1 Phân khúc khách hàng 14
2 Đối tượng mục tiêu 15
3 Định vị thương hiệu 15
4 Sự khác biệt hoá & lợi thế cạnh tranh 15
Chương 7: Các chương trình thực thi kế hoạch 16
1 Marketing 4P 16
2 Các chương trình thực thi 17
Chương 8: Ngân sách & Kiểm soát 18
C Kết luận 19
Nguồn tham khảo 20
Bảng phân công công việc 21
TÓM TẮT
Trang 3Việt Nam hiện là một trong những thị trường đầy hứa hẹn cho nhiều ngành
hàng như mỹ phẩm Được thành lập vào năm 2013, Cocoon tự hào là một trong
những thương hiệu mỹ phẩm độc nhất trên thị trường lúc bấy giờ Sự xuất hiện
của Cocoon đã mở ra một con đường mới cho ngành công nghiệp mỹ phẩm Việt
Nam - "mỹ phẩm hữu cơ” Cocoon đã ghi dấu ấn trong lòng khách hàng bởi những
câu chuyện nhân văn đằng sau những sản phẩm chất lượng mang đậm bản sắc văn
hóa Việt Nam
Trong gần 2 năm với nhiều biến động vì dịch Covid-19 đã ảnh hưởng sâu sắc
đến ngành mỹ phẩm nói riêng, đòi hỏi Cocoon phải có những chiến lược thích ứng
và phát triển với sự thay đổi của môi trường nhưng vẫn giữ nguyên nét đặc trưng
vốn có của mình Do đó, nhóm em xin trình bày vắn tắt những ý chính trong bài
tiểu luận này
Năm chương đầu tiên, nhóm em xoáy sâu vào công cuộc phân tích tình hình
marketing hiện tại của doanh nghiệp Cocoon:
- Chương 1: Giới thiệu khái quát về Cocoon
- Chương 2: Nhóm em tập trung đánh giá môi trường marketing & tình hình
marketing hiện tại của doanh nghiệp Cocoon bằng việc phân tích môi trường vi
mô (gồm 6 yếu tố: công ty, nhà cung cấp, trung gian tiếp thị, đối thủ cạnh tranh,
công chúng, khách hàng) và vĩ mô (gồm 6 yếu tố: nhân khẩu học, kinh tế, tự
nhiên, khoa học - kỹ thuật, chính trị - pháp luật, văn hóa)
- Chương 3: Phân tích SWOT
S: mỹ phẩm thuần chay, không chứa các chất độc hại cần thiết, nguồn nguyên
liệu có sẵn từ thiên nhiên và còn có giá cả phải chăng, mức giá bình dân
W: còn là một khái niệm mới và có tác dụng chậm
O: Thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng ổn định
trong thời gian Covid 19
T: Các mỹ phẩm đang có sự cạnh tranh khốc liệt từ các thương hiệu ngoại
nhập, Cocoon nằm trong top 5 thương hiệu thuần chay được mọi người nhắc
đến nhiều nhất và không nằm trong top 10 đối với tất cả mọi loại mỹ phẩm
- Chương 4: Nhóm em xác định các vấn đề Cocoon phải đối mặt như là: chi phí
nghiên cứu, sản phẩm chưa được phổ biến và ý thức bảo vệ môi trường, Từ đó đề
ra các mục tiêu marketing cho doanh nghiệp trong tương lai
Trang 4- Chương 5: Phân tích 3 đối thủ cạnh tranh của Cocoon đó là thương hiệu Sukin,
Klairs và The Body Shop
Đối với ba chương cuối, nhóm em tập trung vào việc xác định các chiến lược
và đưa ra những chương trình thích hợp
- Chương 6: Chiến lược marketing
Về phân khúc khách hàng chia ra làm 3 đối tượng chính mà doanh nghiệp cần
nhắm tới đó là: sinh viên, mới đi làm và đi làm lâu năm
Ngoài phân khúc khách hàng trên, nhóm tụi em phát hiện thêm 3 đối tượng
mục tiêu gồm: không skincare, mới bắt đầu skincare và chuyên gia skincare
Từ đó biết được đâu là khách hàng mũi nhọn mà doanh nghiệp cần nhắm đến
Định vị: hình ảnh một công ty mỹ phẩm dám tiên phong cho dấu ấn thương
hiệu, đưa văn hóa và nét đẹp trong tranh đông hồ của Việt Nam vào logo của
các sản phẩm như mướp đông, cà phê, sachi, bưởi
Sự khác biệt hoá & lợi thế cạnh tranh về cả hình ảnh của thương hiệu và sản
phẩm
- Chương 7: Các chương trình thực thi kế hoạch: Đầu tiên, nhóm em áp dụng chiến
lược marketing 4P sau đó đề ra những chương trình thực thi với từng mốc thời
gian cụ thể, nội dung chương trình và chi tiết
- Chương 8: Nêu chi tiết ngân sách marketing là báo cáo lãi lỗ dự kiến và vạch ra
các biện pháp kiểm soát sẽ được sử dụng để theo dõi tiến độ
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ngày nay, trang điểm và chăm sóc da cũng như là thân thể nói chung dần trở
thành một thói quen trong lối sống của con người, đặc biệt là phụ nữ, đối với họ,
làm đẹp cũng là một cách chăm sóc sức khoẻ bên cạnh việc ăn uống sạch và tập
thể dục Kết cấu hạ tầng mỹ phẩm được cải thiện, tốc độ đáp ứng dịch vụ chăm
sóc, làm đẹp nhanh chóng, sự tiện nghi khiến tiêu chuẩn sống của họ được nâng
lên Những thay đổi này không chỉ tác động tới nhận thức của người châu Á về gìn
giữ thanh xuân và sức khỏe, mà còn tác động đến kỳ vọng của họ đối với các sản
phẩm làm đẹp Xu hướng làm đẹp này đã tạo ra hàng loạt các sản phẩm có chức
năng chéo - vừa trang điểm vừa dưỡng da Ví dụ như sản phẩm dưỡng da có chức
năng trang điểm, giúp người dùng có làn da căng bóng Bên cạnh đó, an toàn là
một vấn đề quan trọng hàng đầu tại châu Á, họ có xu hướng ưa thích các thành
phần organic hoặc chiết xuất từ thiên nhiên Xu hướng này dẫn tới các thương
hiệu định vị mỹ phẩm chứa thành phần thiên nhiên, lấy đó làm lợi thế cạnh tranh
so với đối thủ trên thị trường Mỹ phẩm cũng giống như thực phẩm đều là những
“món ăn bổ dưỡng” mang đến vẻ đẹp cho con người Với sự tiến bộ của xã hội,
con người có xu hướng tìm kiếm các loại thức ăn từ thực vật để bảo vệ sức khỏe
Song hành với tư duy này, mỹ phẩm thuần chay cũng bắt đầu trở thành xu hướng
yêu thích của nhiều người theo lối sống xanh Đó cũng chính là lý do nhóm chúng
em chọn Cocoon làm đề tài nghiên cứu với mục đích tìm hiểu kỹ về thị trường mỹ
phẩm hiện nay tại Việt Nam và đưa ra những giải pháp trong chiến lược marketing
trong thời gian hậu Covid
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 62.1 Mục đích
Làm rõ một số vấn đề về phân khúc thị trường và vai trò thực tiễn của mỹ phẩm Việt Nam đối với người tiêu dùng; từ đó đề xuất phương hướng, giải
pháp cũng như là chiến lược marketing nhằm đưa sản phẩm thuần chay “Cocoon”
phát triển và phổ biến rộng rãi đến người tiêu dùng trời thời buổi công nghệ 4.0
này
2.2 Nhiệm vụ
- Đánh giá môi trường marketing hay thị trường mỹ phẩm Việt Nam hiện nay và
tình hình marketing hiện tại của doanh nghiệp
- Nghiên cứu thực trạng hiện nay của doanh nghiệp (SWOT) đến việc phát hành sản
phẩm đến tay người tiêu dùng hay trong khâu sản xuất…
- Nghiên cứu, phân tích phân khúc thị trường mỹ phẩm Việt Nam, từ đó so sánh đối
với các đối thủ cạnh tranh
- Đề xuất ra các phương hướng, các chương trình thực thi kế hoạch nhằm nâng cao
vị thế của doanh nghiệp Cocoon trên thị trường mỹ phẩm Việt Nam và giúp sản
phẩm của “Cocoon” có tầm ảnh hưởng và nâng cao giá trị của sản phẩm
Trang 7NỘI DUNG
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ COCOON VIỆT NAM
1 Thông tin chung
Cocoon tự hào là thương hiệu mỹ phẩm 100% sản xuất tại Việt Nam Với
nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng, không bao giờ thí nghiệm trên động vật, 100%
mỹ phẩm thuần chay Cocoon ra đời với sứ mệnh mang lại cho người tiêu dùng
một làn da, một mái tóc luôn khỏe mạnh, trẻ trung và tràn đầy sức sống từ những
nguyên liệu đơn giản và gần gũi mà bạn ăn hàng ngày Đối với Cocoon, những gì
đưa lên da phải an toàn, hiệu quả và không có nguồn gốc từ động vật
Hình 1: Mỹ phẩm thuần chay và sự lựa chọn của Cocoon
Source: http://cocoonvietnam.com
Trang 82 Các sản phẩm của Cocoon
Cocoon có 4 dòng sản phẩm chính:
- Dòng sản phẩm chăm sóc da mặt: nước tẩy trang, nước cân bằng da, sữa rửa
mặt, nước hoa hồng, gel trị mụn v.v…
Hình 2: Cocoon Skin care
Trang 9- Dòng sản phẩm chăm sóc môi: son dưỡng dầu dừa và tẩy da chết
Hình 5: Cocoon Lips care
Trang 10Source: http://cocoonvietnam.com
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG MARKETING & TÌNH HÌNH
MARKETING HIỆN TẠI CỦA COCOON
1 Môi trường vi mô
Công ty
Cocoon nổi tiếng với các sản phẩm, mỹ phẩm 100% thuần chay và là thương hiệu
tiên phong xu hướng mỹ phẩm thuần chay tại Việt Nam Có thể nói, với chiến
lược marketing này của Cocoon, công ty đã chiếm được thị phần trên thị trường
Việt Nam
Nguồn nhân lực dồi dào, hầu hết là những người trẻ năng động, trách nhiệm,
sáng tạo, sản xuất ra những sản phẩm tốt, phù hợp với thị hiếu khách hàng
Nhà cung cấp
Các sản phẩm của Cocoon được làm từ các thành phần như cà phê Đắk Lắk, dừa
Bến Tre, bơ, bưởi, rau má, bí đao Các nguyên liệu đều được Cocoon thu mua
trực tiếp từ các nhà máy nông nghiệp, trải qua quy trình sản xuất đạt tiêu chí của
Bộ Y tế
Trung gian tiếp thị
Cocoon đã bán được trên 300 điểm tại các hệ thống phân phối mỹ phẩm toàn
quốc Ngoài ra, công ty tập trung vào các kênh phân phối quen thuộc với văn hóa
Trang 11Việt Nam như: siêu thị, chợ Về marketing công ty có chiến lược quảng cáo, tư
vấn thông qua người nổi tiếng và các trang mạng xã hội (Facebook, website )
giúp công ty nhắm mục tiêu và quảng bá sản phẩm của Cocoon đến đúng thị
trường
Đối thủ cạnh tranh
Các thương hiệu mỹ phẩm nhập khẩu vào Việt Nam phổ biến như: Innisfree, The
Body Shop, Sukin, Klairs
Thị trường mỹ phẩm thuần chay Việt Nam, Cocoon có sự cạnh tranh mạnh mẽ
như: Thorakao, Sao Thái Dương
Công chúng
Nhà tiếp thị đưa ra các cuộc khảo sát thị hiếu của người tiêu dùng về sản phẩm
Cocoon, kết nối với khách hàng thông qua các bài đánh giá sản phẩm, trả lời câu
hỏi của họ để giữ mối quan hệ tốt với khách hàng Công ty thường xuyên có các
chương trình giảm giá, minigame tặng quà cho người chơi chiến thắng, đồng thời
yêu cầu người tham gia bình luận và tag bạn bè vào bài đăng để tạo sự quan tâm
của khách hàng
Khách hàng
Đối tượng hướng đến là các bạn trẻ trong độ tuổi từ 18-30, những khách hàng
yêu thích những sản phẩm từ thiên nhiên, lành tính, những người yêu cái đẹp,
muốn tự tin thể hiện bản thân với chi phí bỏ ra không quá cao
2 Môi trường vĩ mô
Nhân khẩu học
Ở Việt Nam, quá trình đô thị hóa xảy ra mạnh mẽ, các thành phố lớn như Hồ Chí
Minh hay Hà Nội đang ngày càng đông đúc, cùng với lượng dân số trẻ (từ 18 đến
30) có nhu cầu làm đẹp cao chiếm chủ yếu, điều này mang đến cho Cocoon nhiều
khách hàng hơn
Kinh tế
Chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam đang ngày càng cao hơn, họ đang
quan tâm hơn đến chất lượng cuộc sống, họ cũng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để có
được các sản phẩm, dịch vụ phục vụ tốt hơn
Tự nhiên
Trang 12Các sản phẩm của Cocoon chủ yếu từ các nguyên tự nhiên từ thực vật Các nhà
sản xuất ở đây rất chú trọng trong việc bảo vệ môi trường, họ xây dựng các hệ
thống xử lý chất thải, sử dụng các chai nhựa có thể tái chế, các sản phẩm thuần
chay và không thử nghiệm trên động vật Điều này đã giúp Cocoon có được những
đánh giá tích cực từ phía khách hàng
Khoa học – kỹ thuật
Cocoon đã có mặt trên các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada… vì
vậy các khách hàng có thể dễ dàng mua sản phẩm chính hãng mà không cần phải
ra cửa hàng Công nghệ sản xuất hiện đại nhưng vẫn tuân thủ và cải tiến từ những
công thức bí truyền làm đẹp từ xưa
Chính trị - pháp luật
Cocoon luôn tuân thủ luật pháp, nói không với các thành phần như paraben,
formaldehyde, phthalates, hydroquinone, triclosan cùng các thành phần có hại
khác theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế Việt Nam Đồng thời, Cocoon cũng cam kết tất
cả thành phần nguyên liệu luôn có nguồn gốc rõ ràng và đáp ứng đầy đủ các quy
định của Bộ Y tế
Văn hoá
Mọi người đều độc đáo theo cách riêng của họ, họ sử dụng sản phẩm, thương
hiệu và dịch vụ như một phương tiện để thể hiện bản thân Cocoon là sự lựa chọn
tuyệt vời cho những ai muốn an toàn, yêu thiên nhiên và động vật
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH SWOT
1 Điểm mạnh
Các sản phẩm của Cocoon từ lúc mới ra mắt đã có những đặc tính cạnh tranh
của thương hiệu là mỹ phẩm thuần chay và không chứa các chất độc hại cần thiết
có trong mỹ phẩm Lợi thế nguồn nguyên liệu có sẵn từ thiên nhiên Việt Nam như
bí đao, cà phê Đắk Lắk, dừa Bến Tre, hoa hồng Cao Bằng tạo nên thương hiệu
Việt dành riêng cho người Việt, chất lượng cùng hiệu quả thiết thực Thành phần
thuần chay an toàn, lành tính, minh bạch về thông tin sản phẩm ngay trên bao bì
cùng cam kết rõ ràng từ nhà sản xuất, chỉn chu về hình thức, mẫu mã Ngoài ra
Trang 13Cocoon còn có giá cả phải chăng, mức giá bình dân mà học sinh, sinh viên cũng
có thể mua được
2 Điểm yếu
Mỹ phẩm thuần chay còn là một khái niệm mới và chưa được người tiêu dùng và
các tín đồ làm đẹp quan tâm nhiều Đa số người tiêu dùng của Cocoon là khách
hàng bình dân nên thương hiệu này chiếm vị trí hết sức khiêm tốn trong thị phần
tiêu thụ nội địa Bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì loại mỹ phẩm này cũng có
một nhược điểm là có tác dụng chậm: bởi các loại mỹ phẩm này đều được làm từ
thiên nhiên nên không thể tác động nhanh chóng và hiệu quả chăm sóc da như mỹ
phẩm công nghiệp, tuy nhiên chúng lại rất an toàn
3 Cơ hội
Thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng ổn định trong
thời gian Covid 19 theo báo cáo của Kantar Từ đó có thể thấy sản phẩm chăm sóc
da vẫn là một sân chơi tiềm năng để phát triển Việc thấu hiểu đặc tính làn da
người Việt cũng như thấu hiểu về quan niệm thẩm mỹ, đồng thời được nghiên cứu
và sản xuất theo công thức riêng mở ra nhiều cơ hội mới cho Cocoon
4 Thách thức
Trong ngành hàng mỹ phẩm và skincare tại Việt Nam, 90% thị trường mỹ phẩm
Việt Nam đang bị thống trị bởi các thương hiệu nhập khẩu như POND’S,
L’ORÉAL, innisfree, v.v… Cả mỹ phẩm thuần chay và không thuần chay vẫn
đang có sự cạnh tranh khốc liệt từ các thương hiệu ngoại nhập Thương hiệu
không thuần chay được mọi người nhắc đến nhiều nhất là NIVEA (55%) Thương
hiệu thuần chay được mọi người nhắc đến nhiều nhất là THE BODY SHOP
(18%) Thách thức đặt ra là làm thế nào để trở nên thật sự nổi bật, được nhiều
người biết đến và tin tưởng hơn nữa trong thị trường đầy cạnh tranh như hiện tại
CHƯƠNG 4: XÁC ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ VÀ MỤC TIÊU
1 Các vấn đề Cocoon phải đối mặt
Trang 14- Chi phí để nghiên cứu và sản xuất đã đẩy giá thành lên cao, điều này đã làm cho
lượng lớn sản phẩm không thể đến được tay người tiêu dùng có thu nhập thấp,
trung bình
- Đối với sản phẩm kém người tiêu dùng chủ động thì cần phải “ xúc tiến bán hàng
đến tay người tiêu dùng” để người dân có thể được hiểu rõ và hiểu đúng và sản
phẩm thuần chay nói chung và sản phẩm của Cocoon nói riêng
- Nâng cao nhận thức người tiêu dùng trong việc bảo vệ môi trường Hiện nay
cocoon đang đi rất tốt với mong muốn mang lại dòng sản phẩm vừa tốt cho con
người vừa tốt cho môi trường Tuy nhiên nếu chỉ đi riêng lẻ thì mong muốn này sẽ
nhanh chóng bị dập tắt
2 Mục tiêu marketing
- Nhắm đến đúng khách hàng có nhu cầu về việc sử dụng các sản phẩm hữu cơ lành
tính, không chứa các hóa chất độc hại
- Tăng doanh số, tăng thị phần thương hiệu, thu hút thêm người dùng mới cho các
dòng sản phẩm
- Thay đổi nhận thức của người tiêu dùng về độ đảm bảo về sự an toàn, lành mạnh
- Theo thống kê của Q&Me, hơn một nửa số người từ 23 tuổi trở lên thường xuyên
trang điểm khi đi làm, đi học, đi chơi tiệc tùng Mỹ phẩm chăm sóc da được sử
dụng thường xuyên hơn 60% người trong độ tuổi này sử dụng mỹ phẩm chăm sóc
da hàng ngày, vì vậy nếu chúng ta chọn tham gia thị trường từ 22 đến 30 tuổi,
chúng ta sẽ có cơ hội thâm nhập thị trường lớn hơn
- Định vị thương hiệu Cocoon trở thành thương hiệu đứng top trong phân khúc mỹ
phẩm thuần chay tại Việt Nam
Hình 6: Bảng điều tra tần số “skincare” của người Việt vào năm 2019