“Hâm NóngToàn Cầu” vàSứcKhỏe
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức (Câu Chuyện Thầy Lang)
“Vào cuối thế kỷ này, mực nước biển sẽ dâng cao hơn bây giờ khoảng một thước và
nhiều tiểu bang thấp ven biển Hoa Kỳ (như Louisiana và Florida) sẽ bị nhận chìm. Lý do
là trái đất ngày một nóng, làm rã các băng đảo ở Bắc cực, nước tràn vào biển khơi”.
Đó là kết quả nghiên cứu của nhiều khoa học gia, trong đó có tiến sĩ địa chất Jonathan
Overpeck, Đại học Arizona ở Tuscon, được công bố trên tạo chí Science vào tháng 3 năm
2006.
Hội nghị giữa 2500 các nhà khoa học, kinh tế và chuyên viên hoạch định chính sách của
120 quốc gia đã họp tại Bangkok, Thái Lan, vào tháng 5 năm 2007. Hội nghị đã đưa ra
khuyến cáo mạnh mẽ rằng, thế giới phải tìm cách thay đổi lối sống và thói quen sử dụng
nhiên liệu, phải dùng các nguồn năng lực thiên nhiên như mặt trời, gió hoặc từ nguyên tử
năng…để có thể mang mức độ khí thải nhà kính hiện nay xuống bằng với mức độ năm
2000. Nếu không thì khí thải này sẽ tăng thêm 90% vào thập niên 2030.
Tuần lễ cuối tháng 9 năm 2007 vừa qua được giới truyền thông Hoa Kỳ mệnh danh là
“Tuần Lễ Khí Hậu”, vì liên tục diễn ra các hội họp thảo luận về “hâmnóngtoàncầu”và
giới hạn khí thải nhà kính. Hội họp tại trụ sở Liên Hiệp Quốc với 80 lãnh đạo các quốc
gia. Hội họp tại Tòa Bạch Ốc với lãnh đạo 8 quốc gia kỹ nghệ cao. Đa số đều đồng ý về
mức độ trầm trọng của thay đổi khí hậu nhưng rất bất đồng với nhau về phải làm gì bây
giờ.
Trong dịp này, tại diễn đàn Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, lãnh đạo chính quyền
Bangladesh, tiến sĩ Fakhruddin Ahmed phát biểu: “Cần phải có ngay các biện pháp quyết
liệt để ngăn chặn sự gia tăng khí thải nhà kính, Nếu không, nhiệt độ trái đất sẽ gia tăng,
băng đá tan rã, nước biển dâng cao, 1/3 lãnh thổ Bangladesh sẽ nằm dưới nước biển và
25-30 triệu dân chúng nơi đây phải rời bỏ làng xóm, bơ vơ không nhà cửa”.
Theo Avis Robinson, Phó Giám đốc EPA: “Nhân loại đã thay đổi nhiệt độ của trái đất
bằng cách làm tăng mức độ khí thải nhà kính trong không gian”.
Nói chung, các khoa học gia đều đồng ý là sự thay đổi khí hậu trái đất đã thực sự xảy ra
và ảnh hưởng tới toàn cầu, đặc biệt là từ giữa thế kỷ thứ 18, với cuộc cách mạng Công
nghệ Kỹ thuật.
Thực ra, đã có nhiều thời kỳ thay đổi nhiệt độ trên trái đất từ nhiều tỷ năm vừa qua và sẽ
tiếp tục thay đổi. Nhưng sự thay đổi hiện nay do loài người gây ra thì rõ ràng hơn và hậu
quả là khí quyển của trái đất ngày một ấm hơn.
Trong suốt thế kỷ 20, nhiệt độ toàn cầu chỉ tăng khoảng 0.6°C.
Với chiều hướng hiện tại, các khoa học gia ước lượng rằng vào thế kỷ tới, nhiệt độ toàn
cầu sẽ tăng từ 1.°4C – 5.°8 C. Họ cũng đồng ý rằng, chỉ một gia tăng rất nhỏ của độ nóng
toàn cầu cũng đã đủ để đưa tới thay đổi thời tiết, khí hậu và từ đó ảnh hưởng tới đời sống
của mọi sinh động thực vật trên trái đất. Ảnh hưởng xấu tốt này cũng thay đổi tùy từng
vùng và thời gian và tùy theo khả năng thích nghi của mỗi xã hội.
Lý do đưa tới “HâmNóngToànCầu” là sự gia tăng khí thải nhà kính (Greenhouse Gases
Emission) và các sinh hoạt của loài người.
Nhà kính là một loại nhà mái bằng kính để bảo vệ rau trái trồng ở trong khỏi bị hư hỏng
bởi thời tiết.
“Khí Thải Nhà Kính–Greenhouse Gases” được dùng để chỉ các loại hơi có khả năng chặn
giữ sứcnóng trong khí quyển, như hơi nước, carbon dioxýt…Khả năng này là “hiệu ứng
nhà kính- Greenhouse Effects). Hiệu ứng nhà kính có vai trò điều hòa nhiệt độ không khí,
do đó rất cần thiết cho sự sống. Nếu không có sự điều hòa này thì các sinh vật sẽ hóa
băng vì nhiệt độ trên trái đất sẽ là âm 18°C thay vì 37°C như hiện tại. Ở mức độ vừa phải,
khí thải nhà kính cần thiết để duy trì sự sống của sinh động vật. Cao quá lại có hại.
Khí thải nhà kính gồm có
-Carbon dioxýt CO2 xuất phát từ sự sử dụng than dầu, khí đốt trong các cơ xưởng kỹ
nghệ, xe tự động, trong chế tạo xi măng…
-Methane (CH4) do thay đổi kỹ thuật canh tác, trong chuyên chở than, dầu, khí đốt; trang
trại nuôi súc vật.
-Oxit Nito (N2O) do các phương thức canh tác và kỹ nghệ, đốt nhiên liệu hầm mỏ, vật
phế thải cứng
Hiện nay, mức độ CO2 trong không khí đã cao hơn thời kỳ tiền kỹ nghệ tới 30%. Với hơi
nóng toàn cầu tăng khoảng từ 1.5°C tới 5.9°C vào cuối thế kỷ 21 thì tỷ lệ CO2 sẽ cao hơn
nữa, đặc biệt là tại Hoa Kỳ.
Trong năm 2007, các sinh hoạt của nhân loại sẽ đưa 25 tỷ tấn carbon dioxýt vào hỗn hợp
khí bao quanh trái đất. Khí quyển hiện tại có 386 phần/ 1triệu (parts per million (ppm)
CO2, cao hơn mức độ thời kỳ tiền kỹ nghệ hóa tới 1/3. Tỷ lệ này sẽ gia tăng đều đều mỗi
năm 1ppm.
Mức độ tầng ô zone ô nhiễm tại miền Đông Hoa Kỳ sẽ tăng 60% vào thập niên 2050. Gia
tăng dân số trên trái đất đưa tới sự tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch nhiều hơn và khí thải
cũng tăng theo.
Bình thường, 30% hơi nóng từ mặt trời chiếu xuống trái đất được phân tán trong thượng
từng không gian. Số còn lại chuyển xuống trái đất, rồi cũng bị đNy trở lên.
N ếu trong không khí có nhiều khí thải nhà kính như CO2, hơi nước, ôzone, methane thì
sức nóng được giữ lại, tạo ra một tấm mền giữ nhiệt, bao phủ hâm nóng trái đất.
Có khá nhiều hậu quả do “hâmnóngtoàncầu” gây ra.
1. Theo Richard J.Jackson, Giám đốc Trung tâm Sứckhỏe Môi trường của CDC, thay đổi
thời tiết có khả năng đưa tới bất ổn chính trị. Hạn hán và hồng thủy liên tục xảy ra khiến
cho dân chúng tại nhiều địa phương phải bỏ nơi chôn rau cắt rốn di chuyển đi nơi khác.
2. Băng đá tan, tăng mức độ nước biển, gây ra lụt lội, lở đất dọc theo đại dương và giảm
nước ngọt cần thiết cho mọi sinh vật.
3. Giông tố bão lụt tăng độ Nm trên mặt đất.
4. Hạn hán gây thiệt hại canh tác, chăn nuôi
5. N hiều sinh vật quý hiếm sẽ bị tiêu diệt dần dần vì chúng không tồn tại được trong thời
tiết quá nóng cũng như tăng độ acid trong nước biển.
6. Trong tương lai, sứcnóng có thể tăng khí thải nhà kính bằng cách làm cho các khí này
thoát ra khỏi nơi tích tụ dưới biển.
7. Ảnh hưởng của hâm nóngtoàn cầu đối với sứckhỏe con người là điều rất rõ.
Theo WHO, các bệnh gây ra do thay đổi khí hậu sẽ tăng lên gấp đôi vào thập niên 2030.
Hiện nay, cơ quan này cho biết khí hậu thay đổi đã đưa tới ít nhất 5 triệu trường hợp bệnh
hoạn và trên 150,000 tử vong mỗi năm trên thế giới. Tử vong gây ra do sứcnóng trong
không khí sẽ tăng gấp đôi vào năm 2100.
- Bác sĩ Steven K. Galson, Giám đốc Khoa học Văn phòng bảo vệ Sứckhỏe Trẻ em của
EPA cho biết số trẻ em bị bệnh hen suyễn, ung thư, ngộ độc chì gia tăng với sự thay đổi
của môi trường nóng.
- Các sinh vật mang mầm bệnh như sốt rét, viêm não, sốt vàng da sẽ gia tăng vì chúng
hợp với khí hậu nóng
Khí hậu nóng lên tạo điều kiện tốt cho muỗi và vi khuNn, những tác nhân gây bệnh sốt
xuất huyết và viêm não ở người. Muỗi sẽ tăng sinh mạnh hơn và chúng có thể sống chung
với con người ở trong nhà, như đậu trên bình hoa, núp trong vỏ bánh xe N goài ra khí
hậu nóng bức cũng làm trứng vi khuNn trong muỗi sanh đẻ mau.
- Thời gian lạnh sẽ thu ngắn nhưng thời gian nóng tăng, đưa tới nhiều tử vong vì say
nóng (heat stroke). Mùa hè năm 2003 tại Pháp với 14,842 tử vong vì nóng tới 40°C là
một thí dụ. N hững người đang có bệnh tim mạch mà gặp thời tiết nóng bức thì bệnh tình
gia tăng vì tim phải làm việc nhiều hơn để giữ cơ thể mát.
- Ung thư ngoài da tăng vì tiếp cận quá nhiều với tia nắng mặt trời.
- Thời tiết ấm nóng làm tăng ô nhiễm không khí, nước và không tốt cho sức khỏe. Tăng ô
zone gây tổn thương cho phổi, khiến cho các bệnh của cơ quan này như hen suyễn trầm
trọng thêm lên. Cứ mỗi lần tăng 3 °C là lượng ô zone tăng lên 5%.
- Một số nhà khoa học cho rằng, thời tiết nóng giúp cho sự tăng sinh của các loại tảo ở
dưới nước, đặc biệt là khi nước bị ô nhiễm. Từ đó một số bệnh truyền nhiễm như tiêu
chNy sẽ xảy ra nhiều hơn.
Một nghịch lý là các quốc gia nghèo khó, ít gây ra hiệu quả nhà kính lại chịu nhiều hậu
quả hơn vì đời sống của họ tùy thuộc ở tài nguyên thiên nhiên như thực phNm, nước
uống. N goài ra vì nghèo túng, họ cũng kém khả năng đối phó với các thay đổi khắc
nghiệt của thời tiết. Chẳng hạn như các nước dọc theo bờ biển Thái Bình Dương và Ấn
Độ Dương và dân chúng vùng sa mạc Sahara. Họ không có đủ phương tiện và tổ chức để
tự bảo vệ. Rồi lại còn di dân, tránh thiên tai bão lụt hạn hán, tranh chấp nguồn cung cấp
nước ngọt, bất ổn chính trị.
N gay cả tại các quốc gia kỹ thuật cao, như Hoa kỳ cũng chịu ảnh hưởng, như tại
California và Florida trong thời gian nóng do El N ino vào năm 1997-1998
Dân chúng sống chen chúc tại các thành phố mở rộng không quy hoạch với các “ốc đảo
hơi nóng” từ các tòa nhà cao tầng cũng dễ dàng bị các bệnh liên can tới sự hâm nóngtoàn
cầu.
Đối phó với sự “Hâm NóngToàn Cầu”
Ý thức được hiểm họa do khí thải nhà kính và sự nóng dần của trái đất, các nhà khoa học
cũng như chính quyền các quốc gia đã ngồi lại với nhau để tìm cách đối phó.
Hội nghị quốc tế thảo luận về giảm khí thải nhà kính họp tại Tokyo vào năm 1994 đưa ra
một thỏa hiệp cắt giảm khí thải gọi là Kyoto Protocol. Thỏa hiệp được 175 quốc gia
thông qua vào năm 1997 và có hiệu lực kể từ ngày 16 tháng 2 năm 2005 đến năm 2012.
Theo thỏa hiệp, các quốc gia phê chuNn đồng ý cắt giảm khí thải xuống 7% dưới mức khí
thải ở thời điểm 1970 và phải thực hiện trong thời gian từ 2008-2012.
Bình luận về thỏa hiệp này, bà Avis Robinson, Phó Giám Đốc Cơ Quan Môi Trường Hoa
Kỳ (EPA) nói: “Đây là một dự án đáng giá, mang lại nhiều lợi ích, đề cập tới một vấn đề
quan trọng một cách thực tế”.
Tuy nhiên, Hoa Kỳ, đứng đầu thế giới về sản xuất khì thải nhà kính, chưa chịu phê chuNn,
vì e ngại ảnh hưởng tới nền kinh tế của mình và cũng vì thỏa hiệp không bắt buộc Trung
Quốc và Ấn Độ cắt giảm khí thải. Hoa Kỳ cam kết giảm khí thải nhà kính theo cách
riêng, song hành với việc tăng trưởng kinh tế. Tổng Thống George W. Bush cho hay là
Hoa Kỳ sẽ hợp tác với các quốc gia khác để cùng nhau giảm thiểu khí thải nhà kính và
giúp các quốc gia đang phát triển áp dụng kỹ thuật năng lượng ít rủi ro.
Kết luận
Sự “Hâm nóngtoàn cầu” với các hậu quả nguy hại đã thể hiện quá rõ ràng trong những
thập niên vừa qua và chắc chắn sẽ còn thiệt hại hơn nữa trong tương lai.
Ảnh hưởng xấu xuất hiện tùy từng vùng. Có những vùng sẽ liên tục bị hồng thủy thì cũng
có những vùng liên tục hạn hán. Bệnh cơ hội do thời tiết đột ngột thay đổi sẽ gia tăng. Đó
là do hậu quả của “hiệu ứng nhà kính nhân tạo” mà sự điều chỉnh, chữa trị khó mà thực
hiện được nếu không được hầu hết các quốc gia trên trái đất cùng làm.
N hững quốc gia đang phát triển, dân chúng nghèo khổ đã phải chịu hậu quả của gia tăng
khí thải, của hâm nóngtoàn cầu, lại là nạn nhân của thời tiết thay đổi. Họ không có đủ
nguồn lực và kỹ thuật cũng như nhân lực để áp dụng các phương thức phòng tránh, thích
nghi với “nhân tai”. Bệnh tật và sự nghèo đói sẽ luôn luôn đe dọa.
Giải quyết hiểm họa hâm nóngtoàn cầu phải là trách nhiệm của mọi người, mọi quốc gia.
Các quốc gia có kỹ nghệ cao phải tiên phong khi họ nhả khí thải nhiều nhất và họ có
phương tiện cũng như kỹ thuật để thực hiện sự cắt giảm này.
Các quốc gia đang phát triển, ít phương tiện, cũng cần quan tâm tới vấn đề này, vì với sự
mở mang cải thiện đất nước, khí thải sẽ nhiều hơn. Họ cần được sự hợp tác hỗ trợ từ các
nước giàu tài nguyên, kỹ thuật.
“Giải quyết hiệu ứng khí thải nhà kính không phải chỉ cho thế giới hiện tại mà là cho con
cái chúng ta, cho những thế hệ kế tiếp. Đây không phải là vấn đề chính trị mà là vấn đề
đạo đức mà mọi người mọi giới đã tranh luận nhiều rồi. Bây giờ cần hành động cụ thể”.
Đó là ý kiến của nguyên Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Al Gore, người mới được giải thưởng
N obel Hòa Bình vì những nhiệt tình của ông trong việc nói rõ hậu quả và vận động thế
giới giải quyết vấn nạn “Hâm N óng Toàn Cầu”.
Toàn nhân loại lại trông đợi phép nhiệm mầu của Hội Thảo Quốc Tế Thay Đổi Khí Hậu
họp tại Bali, Indonesia, từ ngày mồng 3 tới 14 tháng 12 năm 2007. Hội nghị sẽ quy tụ đại
điện của 180 quốc gia, các nhà khoa học và các quan sát viên trong ngoài chính phủ cũng
như giới truyền thông khắp thế giới để tìm cách giải quyết vấn đề, trước khi Tokyo
Protocol hết hiệu lực vào năm 2012.
(Viết với sự gợi ý và góp ý của sinh viên cao học Đinh Thanh Huyền, Viện Y Học N hiệt
Đới Hoàng Gia, Vương Quốc Hà Lan).
Bác sĩ Nguyễn Ý Ðức, Texas-Hoa Kỳ
Copyright, 2007. Muốn phổ biến bài viết này, cần xin phép tác giả và xin ghi rõ nguồn Y
Dược N gày N ay, www.yduocngaynay.com
. “Hâm Nóng Toàn Cầu” và Sức Khỏe
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức (Câu Chuyện Thầy Lang)
“Vào cuối thế kỷ này, mực nước biển sẽ. ôzone, methane thì
sức nóng được giữ lại, tạo ra một tấm mền giữ nhiệt, bao phủ hâm nóng trái đất.
Có khá nhiều hậu quả do “hâm nóng toàn cầu” gây ra.
1.