1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Tài liệu Trung Tâm Chăm Sóc Ban Ngày ppt

4 276 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 192,75 KB

Nội dung

Trung Tâm Chăm Sóc Ban Ngày Bác sĩ Nguyễn Ý Đức (Câu Chuyện Thầy Lang) Từ hơn một tháng nay, sáng nào Cụ Nguyên cũng thức dậy đúng giờ, dành 20 phút vận động gân cốt, rửa mặt đánh răng rồi trang điểm mặc quần áo, ngồi chờ xe đến đón. Đúng 8 giờ xe tới. Lên xe, cụ đã thấy cả chục vị lão niên hiện diện, cười nói vui như Tết với nhau. Cụ nhập cuộc, chia xẻ câu chuyện. Tới trung tâm, các cụ xuống xe vào nhà. Bữa ăn sáng đã sẵn sàng, mỗi cụ lãnh một phần ra bàn ngồi ăn. Tất nhiên vừa ăn vừa ba hoa phát ngôn, kể chuyện nắng mưa, chuyện gia đình, chuyện hàng xóm. Và cả chuyện bầu cử Tổng Thống, chuyện đời sống của bà con ở quê hương. Hôm nay có mặt hơn bốn chục cụ. Sau đó, tới các chương trình sinh hoạt do trung tâm cung cấp như chơi domino, đánh cờ, tập thể dục dưỡng sinh, nghe thuyết về an sinh xã hội… Tới buổi trưa, các cụ được mời ăn bữa cơm nóng hổi rồi lim dim nhắm mắt, nghỉ ngơi nửa giờ. Buổi chiểu lại tiếp tục sinh hoạt khoảng 2 giờ rồi các cụ lên xe ra về. Cứ như vậy từ thứ Hai cho tới thứ Sáu, các cụ gặp nhau, hàn huyên, sinh hoạt. Các cụ đang tham gia chương trình “Chăm Sóc Ban Ngày cho Người Cao Tuổi” (Adult Day Care Program), chẳng khác chi các cháu nội ngoại bé bỏng của các cụ tới nhà giữ trẻ khi cha mẹ chúng đi làm. Chăm Sóc Ban Ngày cung cấp một chương trình được tổ chức chu đáo vào ban ngày, dưới 24 giờ, từ thứ Hai tới thứ Sáu, tại môi trường cộng đồng hài hòa. Chương trình có mục đích hỗ trợ sự độc lập của người cao tuổi đồng thời cũng thăng tiến quan hệ xã hội, sức khỏe tinh thần và thể chất của họ. Đúng như định nghĩa của cơ quan Y tế Thế giới, là một cơ thể chỉ khỏe mạnh khi không có bệnh về tinh thần, thể xác cộng thêm sự hài hòa xã hội. Các dịch vụ bao gồm nhiều sinh hoạt khác nhau phù hợp với nhu cầu và sự ưa thích của thân chủ, có bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và có người giới thiệu, hướng dẫn thân chủ sử dụng các nguồn phúc lợi tại địa phương. Các dịch vụ của trung tâm phải được thực hiện tại nhà hoặc một trung tâm được chính quyền thừa nhận là đã hội đủ các tiêu chuẩn về việc thành lập chương trình. Chương Trình đặt trọng tâm vào hai điểm chính: -Thứ nhất là cung cấp cho người cao tuổi cơ hội tạm rời mái ấm gia đình trong mấy giờ mỗi ngày và được chăm sóc, khích lệ cả hai mặt tinh thần và xã hội cũng như có cơ hội gặp gỡ tiếp xúc vui chơi với người khác -Thứ hai là để cho người chăm sóc các cụ có một số thời gian rảnh rỗi giải quyết việc riêng và nghỉ ngơi, thư giãn, tránh bị kiệt sức. Chương trình là một phương thức trì hoãn, thay thế cho sự đưa người già vào bệnh viện hoăc nhà dưỡng lão (nursing home) cũng như thừa nhận sức mạnh và ước muốn tự chủ, độc lập của họ. Và đồng thời cũng tiết kiệm nhiều tiền cho ngân sách quốc gia, gia đình, nếu các cụ phải nhập bệnh viện. Tại Hoa Kỳ, hiện nay có khoảng trên 3500 trung tâm đang hoạt động và cung cấp dịch vụ cho cả trăm ngàn lão nhân mỗi ngày. Tuổi trung bình của khách hàng là 72 tuổi, 2/3 là nữ giới. 1/4 thân chủ sống một mình, ¾ sống với người phối ngẫu, với con cái hoặc thân nhân bạn bè. Khoảng 59% thân chủ cần sự giúp đỡ về hai hoặc ba sinh hoạt căn bản hàng ngày như ăn uống, tắm rửa, mặc quần áo, chuyển mình. Chi phí điều hành trung tâm tới từ thân chủ, quỹ xã hội hoặc từ các nhà tài trợ. Hàng năm, có Tuần lễ Quốc gia về ADS từ ngày 21-27 tháng 9 để các trung tâm học hỏi kinh nghiệm, hỗ trợ nhau cải tiến phương thức phục vụ thân chủ. Một hiệp hội các Aldult Day Service (NADSA) cũng được thành lập vào năm 1979. Lịch sử Khái niệm về ADS bắt nguồn ở Liên Bang Sô Viết vào năm 1942 khi thiếu các bệnh viện tâm thần. Họ bèn thiết lập các cơ sở chuyển tiếp để bệnh nhân đã thuyên giảm có thể vừa đoàn tụ với gia đình mà vẫn tiếp tục được điều trị. Rập theo hình thức này, Anh Quốc bắt đầu sử dụng hình thức cơ sở điều trị ban ngày cho người trưởng thành bệnh hoạn mà đa số là người tuổi cao. Bác sĩ Lionel Cosin được coi như “cha đẻ” của bệnh viện lão khoa ban ngày tại Anh vào thập niên 1950. Bác sĩ Cosin cũng sang Hoa Kỳ và Canada để phổ biến ý tưởng chương trình chăm sóc ban ngày này và gây được nhiều chú ý của các giới chức y tế, xã hội. Tại Hoa Kỳ, ADS bắt đầu năm 1958. Tới năm 1969, Bộ Y Tế Xã Hội tiểu bang Maryland phổ biến kết quả các tìm hiểu về mục đích và quy luật của trung tâm chăm sóc người cao tuổi. Từ đó ADS ngày một gia tăng. Thập niên 1960 có 12 chương trình, tăng lên 20 chương trình vào thập niên 1970 và hiện nay có khoảng 3500 trung tâm. Gần đây, các nhà thờ, nhà dưỡng lão cũng bắt đầu tổ chức các trung tâm chăm sóc ban ngày. Mục đích Dịch vụ chăm sóc ban ngày có ba mục đích chính: duy trì tốt tình trạng sức khỏe và giao tế xã hội của người già, phục hồi khả năng của họ và giúp người chăm sóc có thì giờ nghỉ ngơi. Có ba mẫu trung tâm được nêu ra: 1-Mô hình I cung cấp dịch vụ y tế, phục hồi khả năng cho những người rất kém sức khỏe, người mới từ bệnh viện ra. Nếu không có chương trình ban ngày này, họ có thể sẽ được đưa vào các trung tâm chăm sóc có điều dưỡng viên. Trung tâm có nhiều chuyên viên khác nhau như vật lý trị liệu, hướng dẫn nghề, luyện tiếng nói, giải trí để phục vụ thân chủ, qua sự hướng dẫn của bác sĩ riêng mỗi người già. Trung tâm cũng giúp thân nhân có thêm kiến thức về việc chăm sóc người đau bệnh. 2-Mô hình II có tính cách bảo trì (maintenance) đối với người cao tuổi có nhiều rủi ro bệnh tật. Trung tâm cung cấp các dịch vụ như giám sát sinh hoạt, tư vấn tâm lý xã hội, hướng dẫn dinh dưỡng, theo dõi tình trạng sức khỏe. Thân chủ được các bác sĩ riêng hoặc các trung tâm y tế giới thiệu tới. Chương trình nhắm vào việc tránh cho thân chủ khỏi phải vào bệnh viện và cũng để giúp thân nhân chăm sóc có thì giờ nghỉ ngơi, làm công việc cần thiết khác. 3-Mô hình III có tính cách tâm lý-xã hội đối với người cao tuổi yếu đuối, sống cô lập xa cách xã hội. Thân chủ được sinh hoạt trong môi trường an toàn. Các dịch vụ do trung tâm cung cấp đều nhắm mục đích giúp thân chủ duy trì sự giao tiếp xã hội, tránh sa sút tinh thần và thể chất. Nhân viên của trung tâm có thể gồm có một cán bộ xã hội, một điều dưỡng viên bán thời gian, một người phụ trách các sinh hoạt hàng ngày, một số thiện nguyện viên. Trên thực tế, có hai loại trung tâm thường thấy: -Adult day care là chương trình ban ngày để cung cấp sự chăm sóc cho người trưởng thành bị đau ốm, tàn tật nhưng không cần dịch vụ của điều dưỡng viên hoặc chuyên viên phục hồi, dưới sự giám thị của bác sĩ của bệnh nhân. -Adult day health care là một ADS nhưng có thêm điều dưỡng viên, chuyên viên phục hồi chức năng để chăm sóc khách hàng. Cũng có thể là hai chương trình này thành lập tại cùng một địa điểm. Thân chủ ghi danh vào chương trình mà họ thấy cần và các sinh hoạt, dịch vụ do cùng một nhóm nhân viên cung cấp. Nói chung, các trung tâm có những mục tiêu như sau: - Đẩy mạnh tới tối đa mức độ độc lập của thân chủ. - Duy trì mức độ sinh hoạt hiện tại của thân chủ đồng thời phòng tránh hoặc trì hoãn sự suy thoái các chức năng cơ thể. - Cung cấp các dịch vụ như ước định tình trạng sức khỏe thân chủ, giúp uống thuốc, giúp các sinh hoạt căn bản ban ngày, cung cấp giải trí, vận động, tư vấn, tạo cơ hội giao tiếp với người khác. - Cung cấp sự hỗ trợ, nghỉ ngơi và huấn luyện cho gia đình và người chăm sóc. Trước khi hoạt động, các trung tâm đều phải xin phép thành lập và tuân theo các quy luật của chính quyền địa phương về tổ chức cũng như điều hành. Cần phân biệt ADS với Trung tâm Cao niên (Senior Center) và Nhà Dưỡng Lão (Nursing Home). ADS và Khu Người Già có điểm tương đồng là cả hai đều cung cấp các dịch vụ giải trí, giao tiếp xã hội, bữa ăn và chuyên chở nhưng khu người già không đặt tiêu chuẩn chữa trị cho thân chủ. Với viện dưỡng lão thì thân chủ sống luôn ở trong đó chứ không chỉ sinh hoạt một số giờ vào ban ngày như ADS. Tổ chức Một cách tổng quát, mỗi trung tâm phải có một số dịch vụ như sau: 1.Dịch vụ y tế để theo dõi tình trạng sức khỏe của thân chủ, giúp đỡ dùng dược phẩm. 2.Ẩm thực với bữa ăn chính và giữa bữa cũng như tư vấn về dinh dưỡng 3.Giải trí, sinh hoạt với các chương trình khác nhau trong ngày để khích lệ thân chủ tham gia 4.Tư vấn xã hội. 5.Các chuyên viên vật lý trị liệu, điều chỉnh tiếng nói, phục hồi chức năng 6.Chuyên chở thân chủ tới và rời trung tâm 7.Thiện nguyện viên. Thông thường thì cứ một nhân viên phục vụ cho tám thân chủ Khách hàng Thân chủ của ADS là những người có khó khăn như sau: 1.Không thực hiện được các sinh hoạt căn bản hàng ngày (Activities of Daily Living) như tắm rửa, mặc quần áo, đi vệ sinh, chuyển mình, kiểm soát đại tiểu tiện, ăn uống. Ngoài ra họ cũng có khó khăn thực hiện các phương tiện duy trì sinh hoạt hàng ngày (Instrumental ADL) như trả tiền nợ, nấu ăn, đi mua sắm, giặt quần áo, dùng điện thoại. 2.Một số người sống một mình và không tự chăm sóc được 3.Một số người sống với thân nhân, nhưng cần ADS để thân nhân có thì giờ nghỉ ngơi và làm công việc cần thiết khác. 4.Người mới xuất bệnh viện, cần hỗ trợ để trở lại sinh hoạt bình thường trong cộng đồng. ADS không nhận thân chủ nằm liệt giường, nghiện ngập, có hành động nguy hiểm đối với bản thân và người khác, không có nhu cầu y tế và không thực tâm muốn tham gia. Quyền hạn thân chủ Khi tham gia chương trình, thân chủ có một số quyền hạn mà trung tâm phải tôn trọng: -Có quyền được đối xử như một người trưởng thành với sự kính trọng tương xứng. -Có quyền tham dự vào một chương trình với các dịch vụ và sinh hoạt có mục đích thăng tiến thái độ tích cực của con người. -Có quyền tham dự vào một chương trình với các dịch vụ khích lệ sự học hỏi, cải thiện khả năng và sự ham muốn của mỗi cá nhân -Có quyền được hỗ trợ, khích lệ duy trì tính cách độc lập trong phạm vi có thể và tham dự vào các sinh hoạt có tác dụng làm tăng tính cách độc lập, tự chủ này. -Được cung cấp môi trường với các trang thiết bị an toàn, lành mạnh, thoải mái đúng với nhu cầu của mình -Tự do tham dự các nghi lễ tôn giáo của mình cũng như tiếp đón các vị lãnh đạo tinh thần. -Tham dự hoặc rời trung tâm bất cứ lúc nào, ngoại trừ trường hợp người bảo hộ ngăn cấm -Có quyền tự quyết định trong phạm vi trung tâm, kể cả các cơ hội góp phần vào việc thiết lập các dịch vụ, có quyền quyết định tham gia hay không đối với bất cứ sinh hoạt nào. -Không bị cô lập trong phòng hoặc ngồi riêng, kiềm chế, cột trói. -Có quyền nhận hoặc từ chối chăm sóc y tế -Có quyền duy trì tính cách riêng tư, kín đáo. -Có quyền được thông báo về chủ trương của trung tâm đối với sự tham dự của gia đình với thân chủ. Trước khi quyết định tham gia vào một trung tâm, người cao tuổi và thân nhân cũng cần tìm hiểu về cách tổ chức cũng như các chương trình của trung tâm coi có đáp ứng nhu cầu của mình không. Kết luận Chương Trình Ban Ngày là cơ hội tốt để cho người chăm sóc có thì giờ nghỉ ngơi, có thì giờ làm những việc cá nhân cần thiết mà vẫn an tâm là người thân của mình được chăm sóc chu đáo. Và cũng tránh được ân hận là “đưa người thân vào nhà dưỡng lão”. Với người cao tuổi thì đây là cơ hội để tiếp tục đời sống độc lập tích cực với cộng đồng với gia đình. Các cụ sẽ có cơ hội tham gia các sinh hoạt tập thể, những chương trình giải trí lành mạnh, có những cơ hội để duy trì sức khỏe tinh thần và thể chất. Và đặc biệt là tránh được sự phải nhập bệnh viện hoặc vào nhà người già vì những lý do không cần thiết. Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC Texas- Hoa Kỳ . khoảng 3500 trung tâm. Gần đây, các nhà thờ, nhà dưỡng lão cũng bắt đầu tổ chức các trung tâm chăm sóc ban ngày. Mục đích Dịch vụ chăm sóc ban ngày có ba. trình ban ngày này, họ có thể sẽ được đưa vào các trung tâm chăm sóc có điều dưỡng viên. Trung tâm có nhiều chuyên viên khác nhau như vật lý trị liệu,

Ngày đăng: 24/01/2014, 20:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w