1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Kiến trúc Pháp ở VN

16 41 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 469,99 KB

Nội dung

Cũng bởi vì hiện nay có quá nhiều KTS nhầm lẫn về cái Kiến trúc gọi là Pháp kia nên tôi mới mạo muội Post lên để bà con tham khảo: _Năm 1882 Thực dân Pháp bình định xong VN và bắt đầu tà

Trang 1

Kiến trúc Pháp ở VN

Trước năm 1954 những công trình Kiến trúc Pháp ở VN là kiến trúc Pháp thực sự , và người Pháp phải công nhận là đã miễn cưỡng đặt nó vào Việt Nam Tuy nhiên nếu tính đến ảnh hưởng của nó thì phải tính từ khi ra đời trường Bác cổ Viễn đông, chứ không phải là mốc năm 1945 Tôi cũng không nhớ chính xác nó ra đời năm nào nhưng hình như trước năm 45 thì phải Lúc bấy giờ người Pháp mới bắt đầu nghiên cứu về địa lý , khí hậu , và các tác nhân ảnh hưởng đến kiến trúc của VN Theo tôi thì người Pháp đã khá thành công trong việc nghiên cứu và đưa ra loại hình Kiến trúc Pháp thuộc địa ở VN Tôi chỉ biết ở ngoài Bắc thôi, SG thì chịu,có 1 số căn nhà tôi thấy vẫn còn nằm trên đường Võ thị Sáu hay đường Trần quốc Thảo.Đặc biệt là cái ngân hàng gì đó to đùng nằm trên đường Tôn thất Đạm Q1

Có 1 số điểm mà tôi được biết như sau :

_Tường xây rất dày , có nhiều nhà xây tường 40 ,vừa để chống nóng vào mùa hè, chống lạnh vào mùa đông

_Cửa 2 lớp, trong kính ngoài lá sách, lấy sáng về mùa đông, lấy gió về mùa hè Cửa sổ bao giờ cũng có ôvăng lớn chống nước mưa tạt

_ Trong các công trình công cộng bao giơ cũng có hành lang rất lớn, hành lang này cũng

là 1 yếu tố chống nóng

_ Hệ console gỗ rất đẹp, hợp với mái ngói và hệ xà gồ gỗ

_Hệ thống thoát nước mái rất tốt,độ dốc mái bao giờ cũng là 60% đảm bảo thoát nước nhanh , không bị giột

_ Sử dụng gốm trang trí mặt đứng

_ Chân công trình không còn xây bằng đá hoặc ốp đá như trước đây nữa

_Nếu bạn chú ý kỹ sẽ thấy bậu của sổ bao giờ cũng có 1 đọ vát nhất định để tránh nước tràn vào trong, đặc biệt có những công trình còn có rãnh thoát nước cho cửa sổ ngay trên bậu cửa mà nhìn kỹ ta mới nhận ra

1 Công trình tiêu biểu của KT Pháp này là cái bảo tàng con khỉ gì đó nằm trong thảo cầm viên Rất giống Bảo tàng Lsử VN ở Bác cổ HN Bạn nên vào đó tham quan

Đây chỉ là những hiểu biết rất bé nhỏ của tôi về Kiến trúc Pháp tại VN Cũng bởi vì hiện nay có quá nhiều KTS nhầm lẫn về cái Kiến trúc gọi là Pháp kia nên tôi mới mạo muội Post lên để bà con tham khảo:

_Năm 1882 Thực dân Pháp bình định xong VN và bắt đầu tàn phá văn hoá của VN, chúng muốn biến HN thành thủ đô trung tâm của Đông Dương

Tuy nhiên mãi đến năm 1834-1836 người Pháp mới bắt tay vào xây dựng bộ mặt đô thị của HN Kiến trúc lúc này là vphong cách châu Âu 100%

Cho đến trước năm 1900 Kiến trúc của HN và 1 số tỉnh lị vẫn là Kiến trúc nhập khẩu từ ngoài vào Giai đoạn đầu của thời kỳ này là Kiến trúc thực dân , lấy mẫu của người Anh

và 1 số nước thuộc địa Kiến trúc chủ yếu là mái vòng, lắp ghép đơn giản Giai đoạn sau

đã ổn định hơn, Kiến trúc nhập khẩu từ chính quốc, mang phong cách Tân cổ điển của Pháp Những công trình điển hình của Kiến trúc này là Toà án, Nhà hát lớn

Từ năm 1900-1920 chủ yếu là phát triển nhà ở Vẫn là phong cách Kiến trúc Tân cổ điển nhưng bắt đầu mang tính chất địa phương của Pháp.Điển hình là Kiến trúc của 3 vùng Bắc, Trung, Nam nước Pháp

_Kiến trúc Miền Bắc Pháp : Lạnh, nhiều tuyết ->mái dốc , ít chi tiết, tỷ lệ mái nhiều hơn

Trang 2

Mặt tường thường là 1 loại vật liệu, thông thường là đá hoặc giả đá

_Miền Đông Bắc nước Pháp : Hệ xương gỗ gắn với tường -> ảnh hưởng của Đức, Hà lan

_Miền Trung nước Pháp: Mái dốc ít hơn(35-45độ)và đua ra nhiều hơn Sử dụng nhiều console gỗ Mái bằng ngói trang trí gốm.Góc tường thường lồi ra so với tường

Cửa sổ trang trí phần trên là chủ yếu, cửa chớp (lá sách ) Vật liệu cơ bản là gạch, gốm,

sứ, gỗ

_Miền Nam nước Pháp: Giống miền Bắc, chiều cao tầng nhà thấp hơn, nhiều sân, nhiều hiên Vật liệu là đá nhiều hơn gỗ, mái bằng ngói ống

Từ năm 1920-1940: Là loại Kiênd trúc kết hợp văn hoá phương Đông và Tây Có các yếu

tố châu Á rõ rệt.Ví dụ qua hệ thống mái, hệ thống colsole, các chi tiết trang trí Đây được gọi là loại hình Kiến trúc Đông dương, dựa trên cơ sở tổ chức MBằng hoàn toàn của phương Tây , Mặt Đứng hay hình khối có dùng các chi tiết phương Đông như của Trung hoa, Tháilan, Lào, Campuchia,VN

Nói chung Phong cách Kiến trúc Đông dương kết hợp phản ánh 1 loại nhình Kiến trúc đặc trưng của HN nói riêng và VN nói chung thời kỳ này.Sau năm 1945 người VN khai thác nhiều hơn các yếu tố Kiến trúc VN đưa vào nên có thể nói Kiến truc thời kỳ này đã mang yếu tố thuần Việt rất nhiều

Như vậy để trả lời câu hỏi cho bạn thienthanhaman Kiến trúc VN sau năm 1954 ảnh hưởng của lối Kiến trúc Pháp thế nào thì tôi nghĩ đến đây đã đủ.Ai biết thêm xin đóng góp hiểu biết cho anh em Bạn thienthanhaman có thể tham khảo thêm 1 số cuốn sách do tác giả ERNEST HEBRAD biên soạn nghiên cứu về Kiến trúc, văn hoá VN thời kỳ này ( Sách này cổ lắm rồi, lên thư viện chịu khó tìm mới thấy )

mình đang làm đề tài về ảnh hwởng của các công trình cao tầng xây dựng trong khu phố cũ( phố Pháp) dến giá trị kiến trúc và cảnh quan nếu các bạn muốn biết về các phong cách kiến trúc nhà ở Pháp thuộc địa thì ỏ thư viện trwờng KT có máy đề tài đã nghiên cứu về vấn đề này của KTS Nguyễn Đình Toàn, KTS Cao Xuân Hoàng và KTS Vũ Hồng Cương dều là các luạn văn thạc sĩ

1 Phong cách Classique

2 Phong cách tân cổ điển

3 Phong cách địa phương Pháp( Bắc - Trung - Nam)

4 Phong cách modern

5 Phong cách kết hợp Đông - Tây

Đó là những phong cách chính đã được chỉ ra trong các nghiên cứu này và trong đó có đưa ra những dẫn chứng rất cụ thể

Không phải thế đâu Nếu nói đúng ngôn từ thì có lẽ nó mang tên là Kiến trúc Đông dương hay thuộc địa vì đương nhiên là nó được đặt tại Việt nam, đã có những thay đổi về hình thức và cấu trúc để phù hợp với khí hậu Việt nam rồi mà

1 Về hình thức:

- Nhiệt đới hoá: Hệ mái vươn rộng, có hàng hiên chống mưa, tầng hầm( bán hầm) chống

ẩm như Bảo tàng lịch sử( Viễn Đông Bác Cổ xưa trong khi KT Pháp đa số không có hiên bao quanh nhà, chẳng cần mái hắt( có lẽ do mưa nhưng không kèm gió hắt như mình)

Trang 3

Ban công chỉ mang tính trang trí là chính Ở các vùng phía Bắc P do có tuyết nên độ dốc mái lớn, lớn lắm( mansard ) mà khu đô thị mới Trung hoà Nhân chính chỗ đường Phạm Hùng đang nhân bản ý

- Các chi tiết đã được giản lược, giảm bớt Nhà hát lớn Hà nội so với nhà Hát lớn paris về khoản này thi đúng là không ra cái gì Nhà hát Paris đẹp thì có đẹp nhưng chi tiết nhìn phát khiếp, cứ ghê ghê thế nào ý Ngay cả gờ phào cũng ít hơn, được đắp bằng vữa xây chứ không được đúc sẵn, ít đường nét hơn và mang tính gợi tả hơn Các chi tiết KT phần lớn được đắp vẽ bằng các đường 2D chứ ko còn 3D như P xịn

- Màu sắc cũng nhẹ nhàng hơn thích hợp với xứ nóng( như kiểu bọn Tây thích phơi nắng còn Vn thấy nắng chạy mất dép)

2 Về cấu trúc-vật liệu

- Cũng là nhiệt đới hoá Nhà ở Đông dương có tầng cao xx 4m trong khi nhà ở Phớp thi chỉ xấp xỉ 3m (cho đỡ tốn nhiệt)

- KT Đông dương thường được bao phủ bằng bề mặt vữa Lý do là nắng nóng mưa nhiều lại độ ẩm cao dễ mốc ngấm, còn kiến trúc Phớp thì nhiều khi xây gạch để trần( chắc cũng

do gạch xịn nữa)

- Hệ thống mái từ xx 25%-60% chứ đâu chỉ có 60% đâu nhỉ?

- Vật liệu chủ yếu là gạch xây vì trình độ gia công thủ công chắc ko bằng mẫu quốc KT

P có cả đá trắng, đá ong đẽo tấm hoặc cả sỏi kết hợp( thấy xuất hiện ở KT các vùng ven sông)

- KT Đông dương còn không thấy xuất hiện cấu trúc colombage( cấu trúc khung gỗ xây chèn gạch-vữa, hình như tôi không thấy ở Vn?????

3 Về đô thị

- KT Đông dương hầu hết được xây dựng trogn điều kiện mở mang các đô thị nên không dính đến yêu cầu về mật độ Ngoại trừ các Kiến trúc công thự có khối tích lớn tương đương với 1 dãy phố, các CT khác đều có khuôn viên độc lập cách biệt với giao

thông( nhìn phát thèm) Có thể thấy khu nhà của Hausman dọc sông Sen đáp ứng nhu cầu

đô thị triển khai theo tuyến, nằm liền kề với nhau tạo nét đặc trưng cho bờ sông Ngoài ra

KT P được xây dựng tuân thủ chặt chẽ quy hoạch hệ thống các Quảng trường, vấn đề ít gặp trong QH Việt nam Chẳng thế mà KT P có rất nhiều quả nhà mỏng dính hình nêm

mà 1 đầu lẹm cong do ăn vào QT,lại bị khống chế bởi giao thông hình tia mà mỗi quảng trường là 1 nút

- Về hình thái đô thị KT Đông dương không tồn tại( hoặc rất ít ) hình thức nhà ghép hộ( cũng là từ QH )mà chủ yếu là nhà ở độc lập 1 hộ Nhà ở P nhiều nhà 4-8 hộ 1 nhà, chung lối vào chính có lẽ để duy trì khối tích lớn

Chữ Ký

Nhìn vào quy hoạch này ta thấy rõ, thành phố Hà nội sẽ phát triển theo 2 hướng chủ đạo

- Mở rộng thành phố ở phía nam sông Hồng

- Xây dựng thành phố mới ở phía bắc sông Hồng

Trước mắt ở Phía nam Sông Hồng, không gian mở rộng chủ yếu của thành phố là đường Vành đai số 3 Không nối thông được con đường này thì thành phố Hà nội còn lúng túng như gà mắc tóc mãi Con đường này nối thông đến đâu là các khu đô thị mới mở ra đến đấy: Nào Trung Hòa, Nhân chính, nào Mỹ đình 1,2,3 Tuy nhiên vì nguuyên nhân chưa

Trang 4

mở thông được đường vành đai số 3 nên cũng nhiều khu đô thị mới heo hắt, sinh ra rồi

mà không lớn lên được, điển hình là khu đô thị Linh đàm

Phần phía bắc sông Hồng, sẽ được mệnh danh là thành phố mới Theo dự kiến mảng đô thị này sẽ chứa khoảng 1,5 triệu dân Điều kiện đầu tiên để phát triển mảng đô thị này là phải có một hệ thống các cầu vượt sông Hồng Dự kiến có tới 7 cầu vượt sông (trong bản

đồ vẽ thiếu một chiếc) Hiện đã có 3 cái, đang thi công thêm 2 cái nữa Đô thị này cũng

có một hành lang xương sống thường được gọi là tuyến Quốc lộ 5 kéo dài Tuyến này cũng đã bắt đầu được khởi công Anh em nào kinh doanh bất động sản thì mau sang bên

đó mà mua đất đi nhé!

Trang 6

Quy hoạch chung Hà nội có ưu và nhược điểm gì?

trước hết xin nói về nhược điểm:

- Nhược điểm đầu tiên mà ai cũng thấy hậu quả là quy hoạch này dựa trên lý thuyết tầng bậc Một lý thuyết rất phổ biến ở thế kỷ 20 Trong đó, các khu vực, không gian trong đô thị được cấu trúc theo kiểu tầng bậc Giống như bậc thang, như một cái cây Ở đó các nhánh nhỏ phải dựa vào các cành lớn, cành lớn lại dựa vào gốc cây Cấu trúc đô thị kiểu này rất logic nên đặc biệt thịnh hành ở thế kỷ trước Nhược điểm của loại cấu trúc này là

đô thị sẽ phụ thuộc quá nhiều vào một số yếu tố chính Cũng như nếu không qua được bậc 1 thì không lên được các bậc trên của một cái thang, hay nếu gốc cây bị đổ thì toàn

bộ cái cây cũng đổ theo Trong trường hợp cụ thể Hà nội, mở rộng không gian phía nam phụ thuộc quá nhiều vào đường vành đai số 3 đô thị, chính vì thế mặc dù hành lang đô thị này đã được vạch ra khá lâu, nhưng vì không thể giải tỏa được nó lại làm cản trở sự phát triển không gian đô thị về phía nam thành phố

Sai lầm này sẽ tiếp tục lặp lại ở Đô thị mớiphía bắc sông Hồng Vùng đô thị này cũng sẽ

lệ thuộc quá nhiều vào tuyến đường lõi (đường số 5 kéo dài), nên chưa giải tỏa được tuyến này thì không thể phát triển được đô thị Mặt khác, nếu trong tương lai, nếu sự phát triển của mảng đô thị này vượt quá sức chịu tải của con đường này sẽ lại nảy sinh ra các

"nút cổ chai" như ở Ngã tư Sở ngày nay

Em chưa hiểu ý cấu trúc tầng bậc của bác??? Nếu lấy ví dụ là các hệ thống giao thông chưa hẳn đã chính xác Phát triển theo mô hình nào đi nữa mà không có giao thông cũng

Trang 7

coi là đứt Em nghĩ sai lầm lớn nhất, tổng quát nhất, và ai cũng có thể chỉ trích là thiếu thực tế Mấy ông rậm râu sâu mắt thường nói kiểu chơi chữ "Raumplanung oder

Traumplanung"

Phân tích về các trục phát triển của HN, ý kiến em cho là trục Đông Tây là ổn hơn cả, trục Bắc Nam lực hút tuy cũng lớn nhưng quỹ đất phía Nam hồ ao nhiều, nền móng yếu Phát triển thẳng tắp hướng Bắc lâu dài không có lợi về quốc phòng Tây có chuỗi Xuân Mai - Hoà Lạc - Miếu Môn chưa công nghệ cao được thì cũng là đất luyện quân Đông có Hải Phòng Quảng Ninh cửa biển lợi thế vô cùng Về giao thông dựa vào đường 5 và 18 theo em chưa đủ Phải có đường cao tốc, đúng nghĩa với giao cắt lập thể với đường gom, với tốc độ thiết kế tối thiểu 100-120km

Ta đang chiến đấu với nạn tắc đường, mà cứ cải tạo tập trung trong khu vực đô thị hiện tại theo em là không ăn thua mà lị lẵng phí Ví như anh vành đai 1 phải xong từ đời nào

mà bây giờ mới chiến đấu từng đoạn, có đoạn với giá thành cắt cổ vẫn làm, thế có duy ý trí phỏng? Đường càng nâng cấp, mở rộng là lại thêm miếng chả miếng nem trên mâm cỗ

đô thị :D trong khi các khu đô thị mới thiếu thốn nghiêm trọng về hạ tầng giao thông Theo em đầu tư như vậy là quá bất ổn, từng dự án nhỏ lẻ tưởng ít nhưng gộp lại thì cũng

ối tiền Mới lại phải sinh ra cấm đăng ký xe máy, tốn giấy mức của quần chúng (giấy mực cũng lại là tiền) Đầu tư nên dừng lại trong nội đô, xây vòng ngoài giảm bớt mật độ bên trong đã

Cụ thể bản vẽ em ko có, mới nằm trong đầu vì Input thiếu trầm trọng, lý thuyết lại đang bập bõm cho nên viết ngẫu hứng tuỳ tiện Vậy các bác bỏ quá cho em, nhá các bác

Còn đây là vị trí thành phố Hải phòng, trung tâm của vùng kinh tế duyên hải bắc bộ, cảng biển quan trọng nhất của miền bắc VN Cùng với HN, Hải phòng là trụ cột kinh tế của đồng bằng sông Hồng Khác với khu vực phía nam, nơi TP.HCM chiếm vị trí độc tôn Ở miền bắc, Hải phòng là đối trọng đô thị hóa của Hà nội Tiếc rằng, Hải phòng dường như đang hụt hơi khi cố gằng hoàn hành sứ mệnh của mình!

- Bảo tồn di sản kiến trúc trong quy hoạch phát triển thủ đô

- Nǎm 2020 Hà Nội sẽ ra sao ?

- Định hướng qui hoạch phát triển thủ đô đến nǎm 2010

BẢO TỒN DI SẢN KIẾN TRÚC TRONG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦ ĐÔ Photo: Lê Vượng

Trang 8

Do đặc điểm của địa hình và một quá trình phát triển lâu dài, thủ Đô Hà Nội được thừa hưởng một quỹ vǎn hoá rất phong phú, đó là các thắng cảnh và di tích lịch sử Hiếm có

đô thị nào mà số lượng các di tích lịch sử được Nhà nước xếp hạng lên đến con số 246, riêng các quận nội thành có 86 di tích và các huyện ngoại thành có 160 di tích (bình quân mỗi quận, huyện có 20-30 di tích)

Đây là những dấu tích của một quá trình phát triển vǎn hoá lâu dài mà Hà Nội là một điểm hội tụ quan trọng Những di tích ấy rải ra theo chiều thời gian và cũng được phân bố rộng rãi trong không gian Các di tích rất cổ thì cũng bị mất mát đi nhiều do khắc nghiệt của thời gian, của khí hậu và của chiến tranh, nhưng lác đác cũng còn nhiều dấu tích từ đời Lý, Trần, Lê Nhưng dù cổ xưa hay gần đây, đều là những di vật quý giá của quá khứ, đó là những trang sách để thế hệ sau hiểu thêm về thế hệ trước và để có thêm lòng tự hào và một nền vǎn hoá dân tộc Sự phân bố trong không gian của những di tích giúp chúng ta hiểu thêm về sự di động, chuyển hoá cũng như cấu trúc của những khu dân cư

cũ, điều rất cần thiết khi nghiên cứu về lịch sử phát triển các khu dân cư và lịch sử đô thị nói chung

Trong số các di sản có giá trị phải kể đến trước tiên là những kiến trúc ở ngay trung tâm

đô thị và lại ngay trên mặt nước hồ, đó là đền Ngọc Sơn cùng với kiến trúc phù trợ ở xung quanh là Cầu Thê Húc và đình Trấn Ba Giá trị lịch sử và kiến trúc của đền không hẳn thuộc loại cao nhất, nhưng trong đô thị Hà Nội khó có di tích nào sánh nổi về lượng người đến thǎm cũng như "tần suất" xuất hiện của di tích trong các tác phẩm nghệ thuật, nhất là nhiếp ảnh, hội hoạ, đặc biệt trên các bưu ảnh Chính là nhờ nằm trong một không gian đô thị đặc biệt mà giá trị của di tích đã tǎng lên bội phần khiến cho bất cứ ai đến thủ

đô đều không bỏ qua

Cũng thuộc loại di sản có giá trị còn phải kể đến nhiều di tích khác như khu Vǎn Miếu Quốc Tử Giám đứng một mình trên cả một ô phố Chùa Một cột nằm trên cả một khu cảnh quan đô thị được bảo vệ cẩn mật, đền Quán Thánh trên góc phố thoáng đãng gần hồ Trúc Bạch, chùa Trấn Quốc trên mỏm đất nhô ra Hồ Tây và cũng gần như vậy là chùa Kim Liên, phủ Tây Hồ

Trong khi phố cổ và khu phố cũ của Hà Nội còn rất nhiều đình, chùa được nhân dân thường xuyên đến bày tỏ lòng thành kính Tuy về cảnh quan có bị hạn chế do tình trạng

bị nhà cửa vây quanh dày đặc nhưng nhiều công trình vẫn được giữ gìn tốt như chùa Bà

Đá (phố Nhà Thờ) đền Lý Quốc Sư (Phố Lý Quốc Sư) chùa Cầu Đông (phố Hàng

Đường) chùa Chân Tiên (phố Bà Triệu)

Nhiều di tích ở vùng ven nội có không gian thoáng đãng nên có điều kiện để bảo vệ tốt như đền Hai Bà Trưng (Đồng Nhân) ở quận Hai Bà, đền Voi Phục ở công viên Thủ Lệ, chùa Láng (phường Láng Thượng quận Đống Đa)

Trang 9

Photo: Lê Vượng

Một đặc điểm của cấu trúc không gian đô thị Hà Nội là có nhiều mặt nước và cây xanh Người ta thường ví Hà Nội là thành phố của sông hồ và cây cối Mặt nước, sông, hồ đã trở thành thân quen với người Hà Nội và gây ấn tượng tốt đẹp với du khách Gắn bó với khu phố cũ Hồ Gươm, xa hơn có các hồ Bảy Mẫu, Thủ Lệ, Thanh Nhàn, Linh Đàm với diện tích trên 1000ha tạo nên một hệ thống hồ

Phía Đông Bắc Hà Nội có Đông Anh, Cổ Loa vùng đất lịch sử có gần 300ha thành luỹ xưa cùng với gần 5000ha của các hồ Vân Trì ở Bắc cầu Thǎng Long sẽ dễ dàng tạo các mặt nước thoáng và vườn cây, vườn rừng phục vụ cho cải tạo môi trường cảnh quan và

du lịch, thể thao

Phía Tây bắc Hà Nội dự kiến có các cụm đô thị Xuân Mai - Hoà Lạc - Sơn Tây - Miếu Môn Vùng này có nhiều khu đồi thoải, dễ dàng xây dựng đô thị và nhiều cây xanh mặt nước như hồ Đồng Mô-Ngải Sơn-núi Ba Vì, Suối Hai đất đai có tới hàng chục ngàn ha cho phát triển công nghiệp, dân cư

Theo dự án, trong tương lai sẽ phát triển thành phố Hà Nội trở nên trong sạch môi

trường Chỉ tiêu cây xanh đầu người từ 1,4m2 /người hiện naylên 12-15m2 người vào nǎm 2010-2020

Ngoài ra còn có các khu nghỉ ngơi giải trí, du lịch cuối tuần tại các vùng có mặt thoáng

và phong cảnh đồi núi đẹp như vùng Hồ Tây - Mễ Trì, Linh Đàm, Yên Sở khu vực bãi sông Hồng (ngoài đê), ven sông Nhuệ, vùng núi Ba Vì - Suối Hai, Đồng Mô, Ngải Sơn, Sài Sơn-vùng chùa Tây Phương, chùa Trǎm Gian, Cổ Loa Những danh lam thắng cảnh nơi đây sẽ cho người dân thủ đô tiếp xúc nhiều hơn với thiên nhiên, cải thiện điều kiện sống

Việc bảo tồn các di tích lịch sử, vǎn hoá và danh lam thắng cảnh là nhiệm vụ trước tiên của ngành vǎn hoá đồng thời là của ngành quy hoạch và xây dựng đô thị Bảo tồn di tích không chỉ là giữ lại kỷ vật của quá khứ mà chính là để thoả mãn những nhu cầu của cuộc sống tinh thần của người dân đô thị đồng thời được cân đối hài hoà cho cảnh quan đô thị

Vì vậy trong quy hoạch tổng thể của đô thị cũng như trong quy hoạch chi tiết của từng

Trang 10

khu vực đều có phần quy hoạch chuyên ngành đối với không gian vǎn hoá lịch sử và cảnh quan đô thị

Điều 15 của Pháp lệnh Bảo vệ, sử dụng các di tích lịch sử, vǎn hoá và danh lam thắng cảnh đã ghi rõ: mỗi di tích lịch sử vǎn hoá là bất động sản và danh lam thắng cảnh có thể

có từ một đến ba khu vực bảo vệ: Khu I để bảo vệ nguyên trạng Khu vực II cho những công trình có mục đích tôn tạo di tích và khu vực ba là khung cảnh thiên nhiên của di tích Việc xác định ranh giới các khu bảo vệ này sẽ được nghiên cứu tuỳ theo tình hình

cụ thể của từng khu vực, tuỳ theo đặc điểm, quy mô và gí trị của di tích cũng như khả nǎng đóng góp của di tích trong sinh hoạt chung của đô thị

Phó giáo sư-Kiến trúc sư: Trần Hùng

NǍM 2020 HÀ NỘI SẼ RA SAO ?

Hanoi Tower

Photo: Nguyễn Dần

Hà Nội hôm nay, hôm qua

Có ai đố chỉ vài nǎm xa Hà Nội, giờ trở lại sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi bắt gặp ở đây những con đường mới mở, những phố mới hình thành Bao nhiêu làng xã đang chuyển dần thành thành phố Những Thanh Xuân, Thanh Nhàn, Nhật Tân, Giáp Bát, Láng

thượng, Láng Hạ Mươi nǎm trở về trước, những nơi này còn là đồng ruộng - làng quê

Ngày đăng: 19/01/2022, 15:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w