1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP CHO các vấn đề về NHÀ ở của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học NGOẠI THƯƠNG CSII TP HCM

12 30 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 291,69 KB

Nội dung

Với những lý do trên, chúng tôi quyết định tiến hành thực hiện đề tài “Thực trạng và giải pháp cho vấn đề nhà ở của sinh viên trường Đại học Ngoại thương Cơ sở 2” với hy vọng góp vào tiế

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

-o0o -“THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO CÁC VẤN ĐỀ VỀ NHÀ Ở CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI

THƯƠNG CSII TP.HCM”

Trang 2

NHÓM TÁC GIẢ: NHÓM EZL_ LỚP K58A

1 Nay H’Liêm MSSV: 1912215158

2 Hồ Văn Hoàng MSSV:1912215165

3 Cún Thế Dung MSSV: 1912215086

4 Đỗ Trung Kiên MSSV: 1912215213

5 Trần Thùy Trang MSSV: 1912215550

6 Tô Kính Nguyên MSSV: 1912215339

7 Nguyễn Ngọc Diệp MSSV: 1912215075

8 Ngô Thị Hoàng Yến MSSV: 1912215633

9 Nguyễn Thị Quỳnh Trâm MSSV: 1912215535

10 Nguyễn Thị Nguyên Trinh MSSV: 1912215557

Trang 3

1) Tính cấp thiết của đề tài:

Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố tập trung dân lớn nhất, xấp xỉ 8.993.000 người tính đến năm 2019 Đây còn là trung tâm kinh tế, khoa học công nghệ và giáo dục đại học lớn trên toàn quốc, hiện có hơn 200 trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên giảng dạy, đào tạo trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề Sau kì thi THPT Quốc gia và xét tuyển Đại học năm 2019, với

số lượng 886.000 thí sinh dự thi trên cả nước, với hơn 650.000 thí sinh có nguyện vọng xét tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp tại các tỉnh và thành phố lớn, trong đó TP HCM là điểm đến của đông đảo sinh

viên Vì vậy, vấn đề nhà ở và nơi tạm trú tại thành phố này luôn là đề tài

đáng được quan tâm của sinh viên nói chung và tân sinh viên nói riêng

Trường ĐH Ngoại thương CSII, hằng năm đều chào đón thêm 1.000 tân sinh viên từ nhiều tỉnh thành đổ về, lại hạn chế vì không có ký túc xá nên vấn

đề nhà ở đối với các bạn trẻ là vô cùng khó khăn Không khó để nhận ra, để tìm được một chỗ ở lý tưởng, phù hợp với nhu cầu bản thân và cả tài chính gia đình, các bạn sinh viên phải trải qua một cuộc chiến “khốc liệt” Đặc biệt, đây càng là trở ngại đối với tân sinh viên khi các bạn có tâm lý còn lạ lẫm, phần nào ngô nghê, rụt rè khi bắt đầu sống tự lập Những câu hỏi về việc chọn vị trí, địa điểm vừa an ninh vừa tiện đến trường, việc chọn bạn cùng phòng, việc chọn phòng trọ có mức giá phù hợp, là những băn khoăn thường trực đối với sinh viên trong hành trình tìm nơi ở

Sinh viên của trường Đại học Ngoại thương CSII là một trong những nguồn nhân lực đứng đầu cả nước, là lớp trẻ năng động, có năng lực và khả năng tư duy, tiếp thu nhanh những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, góp phần vào việc phát triển kinh tế, xã hội nước nhà Vì vậy, sinh viên Ngoại thương nói riêng và sinh viên cả nước nói chung là nhóm đối tượng cần được

xã hội đặc biệt quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để các bạn trẻ có cơ hội học tập, phát triển toàn diện, trong đó, môi trường sống là nhu cầu vô cùng thiết yếu Tuy nhiên, thực tế cho thấy những trở ngại về nhà ở của sinh viên trong những năm gần đây ngày càng trở nên bất cập hơn, từ đó đặt ra trong toàn xã hội nhiệm vụ khẩn thiết, cần có những giải pháp, phương hướng phù hợp và hành động dứt khoát để hạn chế tối đa những bất cập mà thực trạng này gây ra

Với những lý do trên, chúng tôi quyết định tiến hành thực hiện đề tài

“Thực trạng và giải pháp cho vấn đề nhà ở của sinh viên trường Đại học Ngoại thương Cơ sở 2” với hy vọng góp vào tiếng nói chung của sinh viên

về các vấn đề khó khăn mà sinh viên đang gặp phải và đề xuất giải pháp để cải thiện tình hình

2) Mục đích nghiên cứu

2.1 Mục đích chung:

Trang 4

Với đề tài này, nhóm nghiên cứu sẽ tổng hợp các vấn đề ảnh hưởng đến quyết định chọn nhà ở của sinh viên Trường Đại học Ngoại thương CSII, tiến hành phân tích trên nhiều phương diện để có thể đưa ra những kết luận xác đáng nhất Từ đó, nhóm hướng đến các tiêu chí sau:

 Đề xuất những phương cách thiết thực để sinh viên có thể tham khảo

và áp dụng trong quá trình lựa chọn chỗ ở

 Tham mưu với các cấp chính quyền tại địa bàn, bộ phận phụ trách của nhà trường tìm ra biện pháp hiệu quả trong công tác quản lý, cải thiện môi trường và văn hóa khu trọ sinh viên

2.2 Mục tiêu cụ thể:

 Tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thuê phòng, chỗ ở của sinh viên, đặc biệt tại khu vực quận Bình Thạnh, Thủ Đức, là những địa điểm có nhiều sinh viên ở trọ

 Đánh giá trên nhiều phương diện, từ nhiều bên liên quan về môi trường sống của sinh viên, đặc biệt trong phạm vi Trường Đại học Ngoại thương CSII

 Đưa ra những khó khăn mà sinh viên Ngoại thương CSII gặp phải khi trường không có ký túc xá, đòi hỏi phải tìm chỗ trọ tư nhân

 Xã hội, nhà trường nói chung liệu đã thực sự đã quan tâm đến thực trạng khó khăn trong việc chỗ ở của sinh viên

3) Nhiệm vụ nghiên cứu:

 Đề tài “Thực trạng và giải pháp về vấn đề nhà ở của sinh viên đang theo học tại Trường ĐH Ngoại thương CSII” cho chúng ta thấy được thực trạng, nhu cầu về nhà ở của sinh viên hiện nay, đồng thời nói lên các tác động của chất lượng nhà ở đến đời sống sinh viên Đề tài này còn giúp cho sinh viên đặc biệt là các sinh viên ngoại tỉnh nhìn lại vấn đề nhà ở của mình để có hướng điều chỉnh lựa chọn sao cho phù hợp từ đó phục vụ tốt cho công tác học tập của mình

 Tiếp đến, đề tài cũng góp phần cho xã hội nói chung, lãnh đạo các

cơ quan ban ngành chức năng, nhà trường, địa phương nơi sinh viên đang sống và học tập nói riêng thấy được thực trạng và nhu cầu về nhà ở của sinh viên để đề ra những chương trình, hành động

cụ thể, rõ ràng, chất lượng hơn trong việc chăm lo đến đời sống của sinh viên đặc biệt là vấn đề nhà ở

 Bên cạnh đó, thông qua đề tài nghiên cứu, nhóm chúng tôi có cơ hội được làm quen với các phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và giúp cho chúng tôi có điều kiện được trải nghiệm và ứng dụng kiến thức vào thực tiễn các vấn đề xã hội

Trang 5

4) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

 Sinh viên đang theo học tại trường Đại học Ngoại thương Cơ sở 2

 Những yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thuê chỗ ở của sinh viên

4.2 Phạm vi nghiên cứu: bao gồm cả không gian và thời gian

 Không gian: Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở 2

 Thời gian: 24/9/2019 đến 20/11/2019

5) Phương pháp nghiên cứu:

5.1 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu:

 Thứ cấp: Tham khảo nguồn thông tin từ các nguồn internet, sách, báo, tài liệu uy tín, tin cậy cao

 Sơ cấp: Thu thập bằng cách chụp hình, phỏng vấn cá nhân, phỏng vấn nhóm trực tiếp qua bảng hỏi được thiết lập sẵn

5.2 Phương pháp xử lý thông tin, số liệu:

 Đối với thông tin định tính: xử lý bằng tay theo phương pháp: phân tích, tổng hợp, so sánh

 Đối với thông tin định lượng: Xử lý bằng các phần mềm tin học chuyên dụng trong nghiên cứu xã hội học SPSS và được phân tích theo phương pháp xử lý thống kê, tổng hợp và so sánh

6) Tổng quan tình hình nghiên cứu:

6.1Tình hình nghiên cứu ngoài nước:

a) Bài nghiên cứu “Report on student: Accommodation demand and supply”

Trong bài nghiên cứu khoa học viết về thực trạng về nhu cầu nhà ở cho sinh viên và giải pháp để đáp ứng nhu cầu trên (Report on student: Accommodation demand and supply), được thực hiện bởi Cơ quan Giáo dục bậc Đại học (The Higher Education Authority - Cơ quan tư vấn chính sách giáo dục của bậc Đại học cho Chính phủ nước Ireland ) có chỉ ra một số vấn

đề liên quan đến vấn đề nhà ở cho sinh viên như sau:

 So sánh giữa việc sinh sống trong kí túc xá của trường ĐH và sống ở ngoài trường: Sinh viên có nhu cầu rất lớn về việc cư trú trong khuôn viên trường ĐH, ngoài sự tiện ích mà mô hình này đáp ứng (như ở trong trường, thuận tiện cho việc di chuyển, ) thì còn bởi các yếu tố sau đây: theo các nghiên cứu quốc tế có liên quan (Pascarella and Terenzini 2005; Thomas 2012 as quoted by Gormley 2015 P.1; Chickering and Reisser, 1993 as quoted by Gormley 2015 P.1;

Trang 6

HEFCE 2009, p35 as quoted Gormley 2015, ) đều chỉ ra mối liên hệ mật thiết giữa việc cư trú trong trường với việc “tỉ lệ giữ chân” sinh viên tiếp tục theo học tại trường Đại học hiện tại (retention rate), điểm số của sinh viên trong thang đo sự phát triển (developmental scales): sinh viên cư trú trong ký túc xá của trường thường có điểm

số cao hơn, ổn định hơn, ngoài ra còn có tỉ lệ giữ chân cao hơn so với sinh viên sống xa trường; đồng thời còn chỉ ra rằng: việc phải di chuyển một quãng đường dài để đến trường sẽ gây ra hạn chế cho sinh viên trong việc tham gia các hoạt động xã hội, các sự kiện tập thể vào buổi tối của trường Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm cho việc sinh viên cảm thấy mệt mỏi khi đến trường, dẫn đến làm giảm chất lượng học tập

 Số lượng sinh viên trong nước ngày một tăng trong những năm gần đây, dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong tương lai, điều này làm gia tăng áp lực lên nguồn cung chỗ ở

 Sinh viên quốc tế là lực lượng tiềm năng cho sự phát triển về tài chính lẫn kinh tế của quốc gia mà sinh viên đang theo học Tuy nhiên, sự tăng nhanh số lượng du học sinh làm dấy nên sự thiếu hụt trong nguồn cung chỗ ở, đồng thời gia tăng áp lực cạnh tranh chỗ ở trong khuôn viên trường Đại học cho sinh viên trong nước

 Sinh viên khuyết tật được sắp xếp, ưu tiên vào ở trong ký túc xá của trường, tuy nhiên, nguồn cung vẫn chưa đủ, trang thiết bị hỗ trợ đặc biệt cho sinh viên này vẫn chưa được giải quyết triệt để

 Các giải pháp đưa ra là: xây dựng thêm kí túc xá trong trường Đại học, liên kết với các chủ sở hữu nhà ở gần trường để cho sinh viên vào ở ở dạng “homestay”, Tuy nhiên, việc xây dựng thêm kí túc

xá vẫn chưa phải là tối ưu nhất hiện nay, bởi để thực hiện được cần tốn không ít thời gian xử lí xong vấn đề cấp bách là thiếu đất để xây dựng cũng như hạn hẹp về huy động vốn, ngân sách, phê duyệt từ Chính phủ

 Về mặt hạn chế bài nghiên cứu:

- Các giải pháp đưa ra đều xoáy vào phương án “xây dựng thêm kí túc xá cho trường đại học” hơn là đa dạng hóa hình thức nhà ở cho sinh viên nhằm cung cấp đủ nguồn cung nhà ở với đủ trang thiết bị, môi trường ổn định, hoặc những tiện ích hỗ trợ cho sinh viên (như dịch vụ xe buýt đưa rước, sắp xếp lịch học theo thời gian một cách phù hợp dựa trên khoảng cách địa lý cho sinh viên ở xa trường, )

- Bài nghiên cứu chưa chỉ ra được những bất cập xảy ra bên trong

mô hình ký túc xá đã tồn đọng hay có thể phát sinh (như trang thiết

bị chưa đảm bảo, không gian học tập trong phòng ký túc xá chưa đảm bảo chất lượng việc tự học cho sinh viên sau giờ tan trường, các vấn đề ăn uống, nấu nướng trong ký túc xá, ) để từ đó đưa ra giải pháp đề giải quyết và phòng tránh

Trang 7

 Vấn đề cần bổ sung: Bài NCKH này sẽ đúc kết bổ sung giải pháp các vấn đề cần như sau:

- Ưu tiên việc xây dựng ký túc xá: giá cả thấp, tiết kiệm diện tích đất

sử dụng…

- Phát triển ứng dụng thuê nhà online uy tín tạo mạng lưới chia sẻ thông tin về các phòng trọ giữa người cho thuê phòng và sinh viên giúp sinh viên dễ dàng tìm kiếm nhà trọ/ký túc xá phù hợp với yêu cầu bản thân: địa điểm, giá cả, cơ sở vật chất

- Khuyến khích việc thuê trọ dài hạn, hạn chế việc chuyển trọ và khuyến khích mọi người có ý thức chung về việc giữ gìn cơ sở vật chất và vệ sinh chung cho khu trọ để tạo sự tin tưởng đối với những người có ý định đầu tư vào việc xây dựng nhà trọ sinh viên

- Tạo điều kiện về vấn đề việc làm và kiếm thêm thu nhập cho sinh viên

b) Nghiên cứu Hous Erasmus+

Theo như nghiên cứu (2017, thực hiện bởi nhóm tác giả Daiga Kuzmane, Stefan Jahnke, Adriana Pérez Encinas, Emanuel Alfranseder and Julia Fellinger), số lượng sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng ở châu Âu (cụ thể khảo sát trên 49 quốc gia tại châu Âu) tăng lên đáng kể trong những năm gần đây Vấn đề chỗ ở, chất lượng cơ sở vật chất để đáp ứng cho lượng sinh viên trong và ngoài nước thật sự đáng lo ngại đối với toàn xã hội Công trình nghiên cứu trên đã xác định rõ 9 bất cập tiêu biểu:

 Thiếu nhận thức về trách nhiệm giữa các bên liên quan (Lack of awareness amongst stakeholders)

 Sự hợp tác không thật sự chặt chẽ từ các cơ quan chức năng (Need for more cooperation)

 Thiếu hụt thông tin từ bên cung cấp chỗ ở (Lack of quality information)

 Tính trung thực của sinh viên (Quality assurance, discrimination & fraud)

 Vấn đề tài chính (Financial burden)

 Thiếu hụt chỗ ở (Insufficient student housing)

 Chỗ ở ngắn hạn (Short-term accommodation)

 Vấn đề phát sinh từ sự khác nhau về văn hóa, ngôn ngữ (Language barrier and different cultures)

 Du học sinh là những đối tượng đang đối mặt với nhiều trục trặc nhất (Trainees are facing most challenges)

Nhìn chung, 9 bất cập trên được đúc kết và dùng làm cơ sở để xây dựng một mô hình chỗ ở lý tưởng đáp ứng nhu cầu của tất cả các bên trong hệ thống Tuy nhiên, các kết luận được suy ra bởi cái nhìn tổng quát chứ chưa

Trang 8

bám sát thực tiễn Ngoài ra, các quốc gia được tiến hành khảo sát nằm trong nhóm nước phát triển (Cộng đồng EU), nên những khó khăn gặp phải trong vấn đề chỗ ở của sinh viên Đại học không thực sự là quá khó để giải quyết Phần lớn giải pháp mà công trình nghiên cứu đề xuất đòi hỏi cơ sở hạ tầng, nguồn lực và tài chính dồi dào

Theo khảo sát năm 2016, HousEramus+ nhận định rằng sinh viên trong nước du học sinh tra cứu, tìm kiếm thông tin về chỗ ở từ các nguồn: dịch vụ tìm chỗ ở của nhà trường, các kênh truyền thông (Facebook, Website,…), thông tin từ người quen, bạn bè, quảng cáo trực tiếp từ chủ nhà,… Trong đó, nhóm tác giả đã xác định phương tiện truyền thông, mạng xã hội có tác động mạnh mẽ nhất đối với quyết định của sinh viên Tuy nhiên, báo cáo trên chỉ dừng lại tại mức độ tổng quan, chưa đi sâu vào nghiên cứu cụ thể để chỉ rõ được mặt tích cực, tiêu cực, để từ đó có thể đề ra những giải pháp truyền thông phù hợp, chặt chẽ, bảo đảm quyền lợi của các bên

Ở phần phương pháp nghiên cứu, nhóm tác giả HousEramus+ khẳng định việc thu thập dữ liệu, cập nhật thông tin là vô cùng quan trọng Để có thể trở thành một công trình nghiên cứu được Cộng đồng EU công nhận, đội ngũ nghiên cứu tham khảo, tìm hiểu dựa trên rất nhiều tài liệu, nguồn cung cấp chính thống, đáng tin cậy (UNESCO, Organization for Economic Cooperation and Development (OECD), Eurostudent V) Tuy nhiên, đây là

cơ sở tri thức cốt lõi, căn bản để từ đó phác thảo những đề mục cần thiết cho quá trình nghiên cứu Nhóm tác giả đề cao tính thời đại của vấn đề và luôn

đề cập tính xác thực hết mức có thể, vì vậy, họ khảo sát, đánh giá, suy luận trên mọi phương diện, đầu tư thời gian, nguồn lực, tài chính và nhờ sự hỗ trợ từ Chính phủ

Mặt khác, công trình nghiên cứu HousEramus+ nhận diện đề tài trong bối cảnh xã hội một cách khái quát, đa chiều, có tầm nhìn chiến lược trong tương lai và đưa ra những giải pháp thiết yếu Nhóm tác giả vạch ra cụ thể những vấn đề nan giải của các đối tượng, đưa ra những hướng đi phù hợp đồng thời đề cập đến những tình huống được cải thiện trong tương lai Trong đó, điểm mới lạ mà HousEramus+ đề xuất chính là Chính phủ cần có quan tâm hơn đến chỗ ở của sinh viên, kết hợp với Nhà trường thiết lập một

bộ phận nhân viên chuyên phụ trách vấn đề này (Cụ thể, cứ mỗi nhân viên

sẽ phụ trách một số lượng sinh viên nhất định (500 – 700 sinh viên/người) Tuy nhiên, nhìn chung, công trình nghiên cứu chỉ mới giải pháp được tiêu biểu một số trục trặc giữa các bên, chứ chưa thật sự đào sâu, giải quyết những bức bách, vấn đề “nhạy cảm” của sinh viên

Trang 9

6.2 Tình hình nghiên cứu trong nước:

Về phía Nhà nước, một thực tế hiện nay là với khung pháp lý hiện tại, chính quyền các cấp đang có rất nhiều chính sách ưu tiên, dự án, cũng như trong các văn bản khác về quản lý phát triển các Khu Công Nghiệp dành cho các chủ đầu tư nhằm khuyến khích tham gia xây dựng dự án “Nhà ở xã hội” Chương trình Ký túc xá của Chính phủ nhằm đáp ứng 200.000 chỗ ở mới cho sinh viên trên cả nước với tổng nguồn vốn 8.000 tỷ đồng Trong đó, TPHCM đảm nhận thực hiện đến 100.000 chỗ với dự án Ký túc xá Đại học Quốc gia TPHCM có quy mô lớn nhất nước với 60.000 chỗ ở do UBND TPHCM làm trưởng ban chỉ đạo Cùng với khoảng 20 dự án khác đang được thực hiện nhằm nâng cao chất lượng ký túc xá sinh viên Thuận lợi là thế nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn Nhiều công trình ký túc xá sinh viên hiện nay đang ngừng triển khai vì thiếu vốn giữa chừng như ký túc xá trường Đại học Văn hóa (quận 9), ký túc xá trường Đại học Giao thông Vận tải Cơ sở 2 (quận 9)

… Trong tương lai, chính quyền trung ương sẽ tập trung chủ yếu vào ban hành các cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội nói chung, nhà ở cho công nhân và sinh viên nói riêng

Về phía người cho thuê, họ nắm bắt được nhu cầu thuê nhà trọ giá thấp (dưới 1m5) của sinh viên, hiểu được và đồng cảm với sinh viên, qua đó ít tăng giá phòng và không còn trường hợp đột ngột tăng giá, tạo nên một ấn tượng tốt Thế nhưng các chủ phòng trọ cũng có khó khăn của họ Lãi suất tiền vay để xây phòng trọ và sửa chữa phòng trọ cao nên họ phải tính kế hoạch thu hồi vốn Còn tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi rất khó khăn Mỗi phòng xây lên cho thuê phải tốn hết khoảng 30 triệu đồng, trong khi đó việc thu hồi vốn rất lâu và phòng trọ sẽ ngày càng xuống cấp, mất giá trị, bắt buộc phải tu sửa Kéo theo đó chất lượng phòng trọ thấp, ít được bảo trì và tu sửa

Trong đề tài nghiên cứu “Vấn đề nhà ở của sinh viên đang theo học tại TPHCM” có đề cập đến “Mối quan hệ giữa sinh viên với cộng đồng và mức

độ hài lòng về nơi ở hiện tại” cho thấy tác nhân bạn cùng phòng được đánh giá là quan trọng nhất Trong tổng số 497 ý kiến, có 34% trả lời rằng họ nhận được sự giúp đỡ từ bạn cùng phòng cả trong học tập lẫn lúc ốm đau Tiếp đó 32.4 % và 29.2 % cảm nhận là bạn trọ cùng phòng thân thiện và hòa đồng, 0.6% là thờ ơ lạnh nhạt và phân biệt kỳ thị, 4% là bình thường Từ kết quả khảo sát trên, cho thấy về mức độ hòa thuận của các thành viên trong phòng trọ có ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ hài lòng và việc lựa chọn “ra đi hay ở lại” của sinh viên Ngoài ra, còn có các yếu tố khác cũng quan trọng không kém như quan hệ với người dân địa phương và quan hệ với chủ nhà Bên cạnh đó, thông qua các nghiên cứu, tác giả cũng đưa ra một số giải pháp cho

“Vấn đề nhà ở của sinh viên tại địa bàn TP HCM” Trong đó, những đề xuất của sinh viên tới nhà trường cần được chấp nhận và cân nhắc như việc xây dựng ký túc xá và quan tâm nhiều hơn đến đời sống ngoại trú của sinh viên

Trang 10

hơn là chỉ chú trọng vào học tập và rèn luyện Tuy nhiên, một số bất cập trong cách giải quyết này đối với trường Đại học Ngoại thương vẫn chưa thật

sự thích hợp do diện tích trường quá hẹp và chưa có chủ trương hỗ trợ kinh phí từ phía Nhà nước Nhìn chung, đề tài nghiên cứu khái quát khá đầy đủ về các phương diện ảnh hưởng từ phía bên ngoài và cả bên trong đến quyết định chọn phòng và mức độ hài lòng của sinh viên Bên cạnh đó, bài nghiên cứu còn chỉ ra một số biện pháp khắc phục có thể áp dụng được trên diện rộng như “những đề xuất về biện pháp cải thiện tình hình đối với nhà nước, các cán bộ an ninh địa phương và chủ trọ”, “các dự án quy hoạch khu nhà ở dành riêng cho sinh viên và học sinh”, “khuyến khích các thành phần kinh tế đầu

tư xây dựng nhà ở”, “các chính sách ưu đãi thuế, điện, nước cho chủ kinh doanh phòng trọ”,

Qua đề tài nghiên cứu “Bước đầu khảo sát về điều kiện sống của tân sinh viên trường ĐH Văn Hiến” của nhóm tác giả Nguyễn Thị Kiều Linh, Nguyễn Thị Hạnh, Phan Thị Kim Phƣợng Bộ môn xã hội học – Khoa KHXHNV Bài nghiên cứu đã bao quát các vấn đề liên quan cũng như có ảnh hưởng tới quyết định thuê, lựa chọn nhà ở của sinh viên như sau:

- Tình trạng nơi ở

- Diện tích phòng trọ

- Chi phí nhà trọ

- Số lượng người trọ cùng

- Mức độ tiện nghi, các phương tiên di chuyển

- Mức tiếp cận với các phương tiện di chuyển (vị trí trạm xe, các tuyến đường, đường hẻm)

- Thời gian di chuyển (khoảng cách giữa nhà trọ và trường)

- Ảnh hưởng đến kết quả học tập

- Điều kiện tự học, tự nghiên cứu thêm, học ngoài giờ (cùng bạn bè)

- Điều kiện kinh tế của gia đình

- Thu nhập cá nhân của sinh viên

- Cơ hội có thêm kinh nghiệm thực tập (các quy định của nhà trọ về giờ giấc linh hoạt)

- Mức chi tiêu cho các khoản phí khác của sinh viên

- Tỉ lệ số sinh viên muốn chuyển nhà trọ do các yếu tố trên

Ngày đăng: 18/01/2022, 12:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w