Tác động đến xuất nhập khẩu Tác động của khủng hoảng tài chính đến xuất khẩu là nhanh nhất vì đây là lĩnh vực nhạy cảm nhất đối với biến động trên thị trường thế giới.. Tại Việt nam, p
Trang 1Câu 1: Tại sao Việt Nam phải thực hiện chính sách kích cầu trong giai đoạn 2009?
Tình hình nền kinh tế thế giới năm 2008
Năm 2008, thế giới đã được chứng kiến một cuộc đại suy thoái trầm trọng bắt nguồn từ tín dụng và nhà đất của Mỹ sau đó lan sang các lĩnh vực khác Cuộc suy thoái này đã hủy hoại nền kinh tế của rất nhiều quốc gia trên thế giới, làm chao đảo và tàn phá nặng nề nền kinh tế của nhiều nước Lần đầu tiên , ba nền
kinh tế lớn nhât thế giới Mỹ, Nhật và châu Âu đồng loạt suy thoái kể từ chiến
tranh Thế giới thứ hai, kinh tế toàn cầu giảm mạnh Sự đổ vỡ hàng loạt của các ngân hàng ảnh hưởng mạnh tới tâm lý của người dân không chỉ ở nước này mà còn ở các quốc gia khác trên thế giới thế giới lại phải đương đầu với một mối đe
dọa mới là giảm phát - một vấn đề đáng ngại không kém gì lạm phát Những
biến động lớn chưa từng có trong nền kinh tế buộc ngân hàng trung ương các nước trên thế giới đi tới những thay đổi hiếm gặp trong chính sách tiền tệ làm xuất hiện những mức lãi suất thấp chưa từng có trong lịch sử Thị trường hàng hóa đạt đỉnh và tụt dốc Năm 2008 chứng kiến đỉnh cao và sự thoái trào của hoạt động đầu cơ trên thị trường hàng hoá Hai mặt hàng được quan tâm nhiều là vàng và dầu thô đều cùng đạt đỉnh cao lịch sử trong năm nay, với mức trên 1.030 USD/oz đối với giá vàng vào thời điểm tháng 3, và mức trên 147 USD/thùng đối với giá dầu vào giữa tháng 7 Sau đó, giá cả hai mặt hàng này cùng trượt dốc dài
Vậy cuộc khủng hoảng này ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam như thế nào?
Tác động đến xuất nhập khẩu
Tác động của khủng hoảng tài chính đến xuất khẩu là nhanh nhất vì đây là lĩnh vực nhạy cảm nhất đối với biến động trên thị trường thế giới Tại Việt nam, phần lớn hoạt động sản xuất phục vụ cho lĩnh vực xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn các thị trường truyền thống nhập khẩu hàng sản xuất từ Việt nam như : Mỹ,
EU, Nhật đang bị khủng hoảng, do mức sinh hoạt của người dân bị đảo lộn, đòi hỏi mọi người phải cắt giảm chi tiêu, thắt lưng buột bụng, mức độ mua hàng giảm, nhu cầu thanh toán yếu …Việt nam là một trong những nước ảnh hưởng nặng trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa Điều đó ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt nam bị sụt giảm, từ mức 8,48% năm 2007 xuống còn 6,23% năm 2008 và chỉ còn 5,32% năm 2009.( nguồn từ thông báo cục thống kê cuối tháng 12-2009)
Công tác nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam cũng không tốt hơn các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải nhập từ 70 - 80% nguyên nhiên vật liệu để sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu Xuất khẩu giảm kéo theo nhập khẩu giảm; suy thoái kinh tế toàn cầu làm cho giá yếu tố đầu vào như dầu mỏ, các sản phẩm hóa dầu, phôi thép và thép xây dựng, các thiết bị công nghệ cũng
bị giảm mạnh kéo theo kim ngạch nhập khẩu giảm Người lao động thu nhập
Trang 2thấp hơn chi dùng, để giảm khó khăn cho sinh hoạt gia đình người dân phải cắt, giảm chi tiêu, thất nghiệp trong xã hội gia tăng, …làm cho những doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam ngần ngại trước cuộc sống mà mức thu nhập của người dân thấp hơn so với mức tiêu dùng hàng hóa, vậy giới hạn nhập khẩu hàng tiêu dùng của các doanh nghiệp nằm trong một số mặt hàng cần thiết mà các nhà nhập khẩu Việt Nam xác định giới hạn an toàn không bị lỗ, nhưng nhập mức độ cầm chừng hoặc co cụm, hạn chế phát triển và mở rộng
Từ xuất khẩu cho đến nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đều giảm, gây khó khăn cho các doanh nghiệp làm dịch vụ, sản xuất các phụ liệu đi kèm, hỗ trợ cho xuất khẩu cũng bị ảnh hưởng như: bao bì, đóng gói, vận chuyển… đều giảm, lượng hàng tồn kho tăng
Đối với hệ thống tài chính – ngân hàng.
Mặc dù chưa chịu tác động mạnh từ cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ vì hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu của hội nhập; nhưng trong ngắn hạn, do tác động trực tiếp của khủng hoảng tài chính, lợi nhuận của nhiều ngân hàng có thể giảm, thậm chí một số ngân hàng nhỏ có thể thua lỗ; nợ xấu tăng lên; nên hệ thống ngân hàng tài chính Việt Nam có nguy cơ
bị ảnh hưởng trong một vài năm
Đối với vốn đầu tư của nước ngoài (kể cả trực tiếp lẫn gián tiếp).
Với tình hình khủng hoảng chi phí vốn trở nên đắt đỏ hơn và thị trường xuất khẩu có khả năng bị thu hẹp nên dòng vốn chảy vào Việt Nam bị giảm sút là không tránh khỏi Thêm vào đó, với hầu hết các dự án đầu tư nói chung và FDI nói riêng, phần vốn vay thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn đầu tư, nên khi các tổ chức tài chính, các ngân hàng gặp khó khăn, nhiều hợp đồng vay vốn
sẽ không được ký kết hoặc không thể giải ngân được Với các dự án FDI đang triển khai có thể bị chững lại do các nhà đầu tư phải cân đối lại khả năng nguồn vốn, đảm bảo tài chính an toàn trong cuộc khủng hoảng này Các dự án FDI mới được cấp phép sẽ gặp khó khăn nếu nhà đầu tư bị tổn thương lớn từ khủng hoảng Nếu như năm 2008 Việt Nam đã thu hút gần 63 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (vốn đăng ký), giải ngân 12 tỷ USD, thì năm 2009 tình hình thu hút FDI đã trở nên khó khăn hơn, nhiều dự án đăng ký vốn hàng chục tỷ USD nhà đầu tư nước ngoài đã xin rút lui… Trong 5 tháng đầu năm 2009, vốn FDI chỉ đạt 6,3 tỷ USD
Đối với lượng kiều hối vào Việt nam, mặc dù năm 2008 lượng kiều hối đạt 8 tỷ USD tăng 60% so với năm 2007, nhưng với đà suy thoái kinh tế thế giới như hiện nay, lượng kiều hối năm 2009 giảm sút sẽ là điều chắc chắn
Đối với thị trường BĐS, chứng khoán
Thị trường bất động sản có mối liên hệ mật thiết với thị trường vốn và tài chính Tiềm lực tài chính của hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản của
Trang 3Việt Nam khá hạn hẹp, phần lớn phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài mà chủ yếu
là vốn vay của các ngân hàng và tổ chức tín dụng Đây là một khó khăn của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trong điều kiện khủng hoảng tài chính hiện nay
Cuối năm 2007 tình trạng đầu cơ bất động sản đã đẩy giá bất động sản ở Việt Nam lên quá cao so với giá trị thực Thị trường đã lên cơn sốt ảo, cầu ảo tăng cao Bước sang năm 2008 và năm 2009 nền kinh tế Việt Nam vẫn gặp khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, buộc người dân phải giảm chi tiêu, thị trường bất động đóng băng, giá bất động sản đã giảm đến 40%, các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản rơi vào khó khăn, không bán được sản phẩm lại phải chịu lãi suất cao do chính sách thắt chặt tiền tệ làm lãi suất ngân hàng tăng cao, nhất là vào cuối năm 2008
Về chứng khoán, 2/2009 thị trường chứng khoán Việt Nam cụ thể là chỉ số Vnindex đã xuống đến mức thấp nhất và chạm đáy trong lịch sử là 235 điểm Thị trường chứng khoán có cả một năm thăng hoa với chỉ số Vn-Index thường xuyên ở trên ngưỡng 1.000 điểm kể từ nửa cuối tháng 1-2007 cho đến giữa tháng 11-2007, xen giữa là giai đoạn giảm nhẹ trong tháng 8 và 9-2007 Đến cuối 2007, Vn-Index vẫn đạt trên 900 điểm
Thị trường hàng hoá và dịch vụ: Sức cầu giảm
Sức cầu giảm cả trong sản xuất và tiêu dùng Trong tình hình kinh tế thế giới đang suy thoái, tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam mặc dù đã được cải thiện nhưng nói chung vẫn còn khó khăn Nhiều doanh nghiệp đã cắt giảm kế hoạch sản xuất kinh doanh, thu hẹp quy mô do chi phí sản xuất tăng đặc biệt là lãi vay ngân hàng Năm 2008 các ngân hàng tăng lãi suất để phục vụ mục tiêu thắt chặt tiền tệ, kiềm chế lạm phát, các doanh nghiệp rất khó khăn khi phải vay ngân hàng với lãi suất cao Các hoạt động dịch vụ sẽ bị thu hẹp, đặc biệt là lượng khách du lịch sẽ giảm
Trước tình hình đó, Chính phủ đã ban hành nhiều quyết sách nhằm thực hiện nhiệm vụ ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm Một là kích cầu và phải đương đầu với tình hình lạm phát gia tăng, hai là không làm gì cả nhưng sự chờ đợi sẽ rất lâu và sự hồi phục không xảy ra và chính sách kích cầu được đánh giá nhanh và phù hợp trong thời điểm hiện tại Biện pháp trên đã có những tác động tích cực đối với nền kinh tế đất nước
Ngày 15/01/2009 Chính phủ đã quyết định các phương án sử dụng khoản kích cầu 1 tỷ USD (17.000 tỷ VND) để hỗ trợ 4% lãi suất vốn vay cho một số đối tượng doanh nghiệp
Trang 4“Liệu pháp kích cầu” về bản chất là việc Nhà nước chủ động tác động tích cực tới tổng cung và tổng cầu xã hội một cách thống nhất, có tổ chức và có chủ đích, theo hướng khuyến khích đầu tư và mở rộng quy mô tiêu dùng; kích hoạt và tăng động lực phát triển kinh tế trong bối cảnh có sự suy giảm các động lực phát triển kinh tế do các khó khăn về nguồn vốn và thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp, nhất là khu vực kinh tế tư nhân Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính
và suy giảm kinh tế toàn cầu năm 2009, sự xuất hiện các “gói kích cầu” này là phổ biến ở các quốc gia, các tổ chức khu vực và quốc tế như IMF, EU, ASEAN, với quy mô ngày càng tăng, từ hàng ngàn tỷ USD như ở Mỹ, hàng trăm tỷ USD như ở Nhật, Trung Quốc, Nga và các nước thành viên EU…
Gói kích cầu trước hết có hiệu ứng tâm lý tích cực, làm tăng tức thời lòng tin của các doanh nghiệp, các ngân hàng và nhà đầu tư trong nước và quốc tế vào trách nhiệm của Nhà nước trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp đang gặp khó khăn, cũng như tin vào triển vọng thị trường và môi trường đầu tư trong nước Gói kích cầu còn trực tiếp góp phần gia tăng các hoạt động đầu tư phát triển cơ
sở hạ tầng kinh tế và xã hội, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo nền tảng và động lực của sự phát triển xã hội cả hiện tại, cũng như tương lai
Gói kích cầu đã trực tiếp hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn vốn ngân hàng với chi phí rẻ hơn, từ đó giảm bớt chi phí kinh doanh, góp phần giảm giá thành sản phẩm, tăng cạnh tranh và tăng tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ trên thị trường, có thêm cơ hội giữ vững
và mở rộng sản xuất, từ đó góp phần giảm bớt áp lực thất nghiệp và đảm bảo ổn định xã hội.; giúp các ngân hàng cải thiện hoạt động huy động vốn và cho vay tín dụng của mình, một mặt, không phải hạ thấp lãi suất huy động dễ gây giảm và biến động mạnh nguồn tiền gửi và huy động; mặt khác, mở rộng đầu ra nhờ không buộc phải nâng lãi suất cho vay dễ làm thu hẹp cầu tín dụng trên thị trường.Những hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại quốc gia được tài trợ từ gói kích cầu nếu thực hiện có hiệu quả sẽ có tác động tích cực đến việc tăng dòng vốn chảy vào và mở rộng thị trường đầu ra cho doanh nghiệp và nền kinh tế, từ đó trực tiếp góp phần vào phát triển kinh tế -xã hội đất nước
Bên cạnh những tác động tích cực trên, sự lạm dụng và sử dụng không hiệu quả các gói kích cầu sẽ có thể gây ra một số hậu quả, chẳng hạn, khi các dự án vay đầu tư có chất lượng thấp hoặc triển khai kém, giải ngân không đúng mục đích,
sẽ làm thất thoát, lãng phí các nguồn vốn vay, gia tăng gánh nặng nợ nần và các hiện tượng “đầu cơ nóng” gây hệ quả xấu cho cả Chính phủ, doanh nghiệp, ngân hàng và xã hội nói chung Đặc biệt, về trung hạn, nếu kéo dài quá lâu “liệu pháp kích cầu” và sử dụng không hiệu quả gói kích cầu có thể khiến gia tăng tích tụ
về mất cân đối hàng –tiền và vi phạm nghiêm trọng quy luật lưu thông tiền tệ
Tóm lại, về tổng thể và cơ bản, “liệu pháp kích cầu” có nhiều tác động tích cực hơn tiêu cực, đặc biệt các gói kích cầu có ý nghĩa lịch sử nhất định trong quá trình phát triển và quản lý kinh tế-xã hội đất nước, nhất là trong các tình huống khẩn cấp và đặc biệt …