TIỂU LUẬN THANH TOÁN QUỐC tế đề tài các SAI BIỆT THƯỜNG gặp TRONG bộ CHỨNG từ THANH TOÁN THEO LC và NHỮNG điểm cần lưu ý

46 40 0
TIỂU LUẬN THANH TOÁN QUỐC tế đề tài các SAI BIỆT THƯỜNG gặp TRONG bộ CHỨNG từ THANH TOÁN THEO LC và NHỮNG điểm cần lưu ý

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

TIÊULUẬN THANHTOÁNQUỐCTẾ ĐỀ TÀI:

TOÁNTHEOL/CVÀNHỮNGĐIÊMCẦNLƯUÝ

Trang 2

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ CASE STUDY VỀ CÁC SAI BIỆT THƯỜNG GẶP TRONG BỘ CHỨNG TỪ THANH TOÁN THEO L/C 15

1.1. Case study 1: Cảng bốc hàng và cảng dỡ hàng không khớp với quy định của L/C 15

1.2. Sai biệt về mô tả hàng hóa trên hóa đơn 17

2.Case study 2: Case study tranh chấp giữa Vinalines Và New York ship 18

2.1 Tóm tắt nội dung 18

2.2. Các bên liên quan đến L/C: 19

2.3. Phân tích tình huống : 19

Nội dung tranh chấp tập trung vào kiểm tra chứng từ xem có phù hợp với các điều kiện và điềukhoản của L/C hay không và do đó việc trả tiền của Sunrise Bank có đúng hay không? 19

2.4. Xử lý tình huống 19

2.5. Về mối quan hệ giữa hợp đồng mua tàu vàđơn yêu cầu phát hành L/C 20

2.6. Về việc trả tiền chongười xuất trìnhchứng từ 21

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ LƯU Ý NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO DO SAI BIỆT TRONG BỘ CHỨNG TỪ THANH TOÁN THEO L/C 26

1.Đối với các nhà xuất khẩu, nhập khẩu 26

1.1.Lưu ý ở giai đoạn ký kết hợp đồng thương mại quốc tế 26

Trang 3

1.2.Lưu ý ở giai đoạn tổ chức, thực hiện giao dịch L/C TI

1.3.Lưu ý ở giai đoạn kiểm tra L/C 28

2 Đối với ngân hàng 29

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Sau khi gia nhập vào các tổ chức kinh tế thế giới như ASIAN năm 1995, AFTA năm 1996, APEC năm 1998, WTO năm 2006, Việt Nam ngày càng có nhiều cơ hội để khẳng định mình trên trường quốc tế và đồng thới cũng có thêm không ít các thách thức, khó khăn Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra nhanh chóng trên phạm vi rộng lớn như hiện nay, các quan hệ kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động giao thương nói riêng đang ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của đất

nước Chính hoạt động giao thương đã trở thành tiền đề cho hoạt động xuất nhập khẩu, một

hoạt động không thể thiếu trong nền kinh tế mở ngày nay.

Dưới áp lực của nền kinh tế thị trường, các trung gian tài chính cũng phát triển nhanh

chóng và gần như đáp ứng được các yêu cầu mà thị trường đòi hỏi Các trung gian này có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ thanh toán đa dạng, góp phần phát triển hoạt động giao dịch giữa các công ty Việt Nam và nước ngoài, bởi thanh toán là khâu then chốt giữ vai trò quan trọng trong hợp đồng ngoại thương Việc thanh toán diễn ra tốt đẹp không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn mà còn góp phần tăng cao uy tín của doanh nghiệp, ngân hàng cũng như các đối tác liên quan Bên cạnh đó, việc thực hiện tốt công tác thanh toán cũng sẽ khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh, gia tăng khối lượng hàng hóa mua bán, thúc đẩy ngoại thương phát triển Nhìn nhận được tầm quan

trọng của việc thanh toán trong hợp đồng ngoại thương, các bên ký kết luôn lựa chọn các phương thức thanh toán thích hợp nhất nhằm bảo vệ lợi ích của mình trong trường hợp phát

sinh tranh chấp.

Hiện nay, trên thế giớ có rất nhiều phương thức thanh toán trong thương mại quốc tế

Trang 5

như nhờ thu, chuyển tiền, tín dụng chứng từ, Trong đó, thanh toán quốc tế bằng Phươngthức tín dụng chứng từ - L/C đang được sử dụng rộng rãi và phổ biến hơn cả trong buôn

bán ngoại thương do những ưu điểm vượt trội của nó so với các phương thức thanh toán khác Tuy nhiên, đây cũng là phương thức thanh toán có quy trình nghiệp vụ phức tạp, liên

quan đến nhiều công nghệ hiện đại, nhiều quy định nghiêm ngặt và phải giao dịch trên

Trang 6

phạm vi quốc tế, dẫn đến một số rủi ro nhất định mà chúng ta phải cẩn

Từ thực tiễn trên, nhóm chúng em đã quyết định tìm hiểu về đề tài “Các sai biệtthường gặp trong bộ chứng từ thanh toán theo L/C và những điểm cần lưu ý” Bài

tiểu luận có kết cấu bao gồm 3 phần chính như sau:

Chương 1: Những sai biệt thường gặp trong bộ chứng từ thanh toán theo L/C.

Chương 2: Một số case study về các sai biệt thường gặp trong bộ chứng từ thanh

Chúng em rất cảm ơn cô PGS.TS Đặng Thị Nhàn đã tận tình giúp đỡ và quan tâm

sát sao để bài tiểu luận đạt được kết quả tốt nhất Trong quá trình nhóm 9 thực hiện bài nghiên cứu này, chúng em không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong cô và các bạn góp ý và chỉ ra để sửa đổi Chúng em xin chân thành cảm ơn cô.

Trang 7

CHƯƠNG 1: MỘT VÀI NÉT VỀ BỘ CHỨNG TỪ TRONGTHANH TOÁN THEO L/C

1 Chứng từ thương mại

1.1 Chứng từ vận tải

Chứng từ được thành lập bởi người có trách nhiệm sau khi người bán giao hàng cho người chuyên chở tại địa điểm giao hàng quy định Chứng từ vận tải bao gồm:

1.1.1. Vận đơn đường biển (Bill of Lading - B/L) > Khái niệm:

Là chứng từ chuyên chở hàng hoá bằng đường biển do người có chức năng ký phát cho người gửi hàng sau khi hàng hóa đã được bốc lên tàu hoặc được nhận để chở.

> Chức năng:

Vận đơn đường biển là một chứng từ hết sức quan trọng, được sử dụng vào nhiều lĩnh vực trong thương mại quốc tế trong đó đặc biệt là chứng từ không thể thiếu trong hoạt động thanh toán bằng L/C nếu hàng hoá được vận chuyển bằng đường biển.

- Vận đơn đường biển có chức năng như là biên lai nhận hàng của người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng làm bằng chứng là đã nhận hàng từ người gửi hàng theo nội dung chi tiết miêu tả hàng hoá ghi trên vận đơn Đây chính là cơ sở để người chuyên chở có trách nhiệm đối với hàng hóa trong quá trình chuyên chở - Vận đơn đường biển là bằng chứng về hợp đồng chuyên chở hàng hóa giữa người

gửi hàng và người chuyên chở Như vậy, bản thân một B/L không phải là hợp đồng nhưng nó vẫn có đầy đủ cơ sở pháp lý để giải quyết mọi tranh chấp phát sinh giữa người chuyên chở với người sở hữu vận đơn.

- Làm căn cứ để khai hải quan, làm thủ tục xuất, hoặc nhập khẩu.

- Là một chứng từ trong Bộ chứng từ mà người bán gửi cho Người mua hoặc Ngân hàng thanh toán để thanh toán tiền hàng.

- Là chứng từ có thể cầm cố, mua bán (tính lưu thông của vận đơn).

Trang 8

- Trên thực tế vận đơn đường biển có thể được chuyển nhượng vì vận đơn này là chứng từ sở hữu hàng hoá ghi trên vận đơn, tức là người nào nắm giữ vận đơn gốc hợp pháp sẽ là người có quyền sở hữu hàng hoá đó cũng như là người có quyền định đoạt, bán hoặc chuyển lượng hàng hoá ghi trên vận đơn đó.

1.1.2. Chứng từ vận tải đa phương thức

Trong vận tải đa phương thức, hàng hoá được vận chuyển từ điểm đầu tiên đến điểm cuối cùng bằng nhiều phương tiện vận tải, nhiều loại hình vận tải khác do một người chuyên chở đứng ra sắp xếp, chịu trách nhiệm về quá trình vận tải, đó là người kinh doanh vận tải đa phương thức ra tổ chức cho toàn bộ hành trình Khi hàng hoá được nhận để chở, chủ hàng được người kinh doanh vận tải đa phương thức cấp cho một vận đơn, gọi là vận đơn vận tải đa phương thức.

Theo Quy tắc của UNCTAD/ICC, chứng từ vận tải đa phương thức là chứng từ chứng minh cho một hợp đồng vận tải đa phương thức và có thể được thay thế bởi một thư truyền dữ liệu điện tử, như luật pháp áp dụng cho phép và có hình thức có thể lưu thông hoặc không thể lưu thông, có ghi rõ tên người nhận.

Theo Công ước của LHQ, chứng từ vận tải đa phương thức là một chứng từ làm bằng chứng cho một hợp đồng vận tải đa phương thức, cho việc nhận hàng để chở của người kinh doanh vận tải đa phương thức và cam kết của anh ta giao hàng theo đúng những điều khoản của hợp đồng.

Vận đơn vận tải đa phương thức có chức năng giống như vận đơn đường biển là biên lai nhận hàng để chở, là chứng từ sở hữu hàng hoá và là bằng chứng về hợp đồng chuyên chở.

1.1.3. Vận đơn hàng không > Khái niệm:

Theo luật hàng không dân dụng Việt Nam thì vận đơn hàng không là một chứng từ vận chuyển hàng hoá bằng máy bay và là bằng chứng của việc ký kết các điều kiện của hợp đồng cũng như việc đã tiếp nhận hàng hoá để vận chuyển.

Trang 9

> Chức năng

- về bản chất, vận đơn hàng không là biên lai nhận hàng của hãng hàng không phát hành cho người gửi hàng và là bằng chứng về hợp đồng chuyên chở hàng hoá giữa hãng hàng không và người gửi hàng Vì đặc tính tiện lợi của phương thức vận chuyển bằng máy bay là nhanh chóng nên một điều dễ nhận thấy là hàng hoá được vận chuyển bằng máy bay thường đến trước chứng từ.

- Vận đơn hàng không là bằng chứng của việc người chuyên chở hàng không đã nhận hàng.

- Vận đơn hàng không là giáy chứng nhận bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không.

- Vận đơn hàng không là chứng từ kê khai hải quan của hàng hóa.

- Vận đơn hàng không là hướng dẫn cho nhân viên hàng không phục vụ trong quá trình chuyên chở hàng hóa.

- Vận đơn hàng không không phải là chứng từ sở hữu hàng hoá nên không thể chuyển nhượng bằng thủ tục ký hậu thông thường, và hàng hoá không thuộc quyền của người sở hữu vận đơn.

Khi kiểm tra vận đơn, cần chú ý những điểm như là: tên hàng, số lượng, trọng lượng, bao bì, cảng bốc hàng, cảng dỡ hàng, số lượng bản gốc vận đơn v.v Ngoài ra cần ghi rõ hàng hoá đã xếp lên tàu, người nhận hàng phải ghi rõ đơn vị nhận hàng.

1.2 Chứng từ bảo hiểm

> Khái niệm:

Chứng từ do người bảo hiểm lập và cấp cho người được bảo hiểm làm bằng chứng cho hợp đồng bảo hiểm và điều tiết mối quan hệ giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm.

> Phân loại:

Bao gồm hai loại chính là bảo hiểm đơn (Insurance policy) và Giấy chứng nhận bảo hiểm Trong đó, bảo hiểm đơn là chứng từ do Công ty bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm quy định trách nhiệm của người bảo hiểm và người được bảo hiểm theo

Trang 10

từng điều kiện bảo hiểm Còn giấy chứng nhận bảo hiểm là chứng từ bảo hiểm cấp

cho người được bảo hiểm để chấp nhận bảo hiểm cho một lô hàng nào đó.

Nội dung của giấy chứng nhận bảo hiểm bao gồm những nội dung tương tự như nội dung của bảo hiểm đơn về những điều khoản nói lên đối tượng được bảo hiểm, các chi tiết cần thiết cho việc tính toán phí bảo hiểm và điều kiện bảo hiểm đã thoả thuận.

Tuy nhiên, bảo hiểm đơn có các điều khoản chung và có tính chất thường xuyên về các điều khoản quy định trách nhiệm của người bảo hiểm và người được bảo hiểm nên trong trường hợp xuất khẩu (theo điều kiên CIF) cho một khách hàng mới, các công ty xuất nhập khẩu thường yêu cầu công ty bảo hiểm cấp bảo hiểm đơn bên cạnh việc chứng nhận đã mua bảo hiểm để giới thiệu với khách hàng những điều kiện bảo hiểm.

Nói chung, cả hai chứng từ này đều là bằng chứng hợp đồng bảo hiểm và đều có giá trị như nhau làm căn cứ để người được bảo hiểm đòi công ty bảo hiểm bồi thường thiệt hại khi hàng hoá có rủi ro Chứng từ bảo hiểm xác nhận việc ký kết và việc trả phí bảo hiểm một hợp đồng bảo hiểm, do đó nó thừa nhận rằng hợp đồng bảo hiểm nói trên đã có hiệu lực.

> Chức năng của chứng từ bảo hiểm:

- Chứng nhận cho một lô hàng đã được bảo hiểm, góp phần giải quyết những rủi ro có thể xảy ra trong vận tải quốc tế

- Giải quyết phần nào thiệt hại xả ra trong vận tải đường biển vì bảo hiểm là hình thức phân tán rủi ro theo nguyên lý cộng đồng.

- Là chứng từ cần thiết để khiếu nại hãng bảo hiểm và nhận bồi thường bảo hiểm khi có tranh chấp, kiện tụng.

Ngoài ra còn có phiếu bảo hiểm (Cover note) là chứng từ do người môi giới bảo hiểm cấp trong khi chờ lập chứng từ bảo hiểm Đây là chứng từ mang tính chất tạm thời không có giá trị lưu thông và không có giá trị để giải quyết tranh chấp tổn thất xay ra nên Ngân hàng từ chối tiếp nhận phiếu bảo hiểm.

1.3 Chứng từ hàng hóa

Trang 11

1.3.1. Hóa đơn thương mại: (Commercial Invoice) > Khái niệm:

Hóa đơn thương mại là chứng từ hàng hóa do Người bán, Nhà xuất khẩu lập ra trao cho người mua để chứng minh thật sự việc cung cấp hàng hóa hay dịch vụ sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và để đòi tiền Người mua, Nhà nhập khẩu chuyển trả tiền.

> Các loại hóa đơn:

Hóa đơn chiếu lệ (Proforma Invoice): Là loại chứng từ có hình thức như hóa

đơn, nhưng không dùng để thanh toán như hóa đơn thương mại Hóa đơn chiếu lệ thường dùng làm chứng từ để khai hải quan, xin giấy phép xuất khẩu, làm cơ sở cho việc khai giá trị hàng hóa đem đi triển lãm, hoặc để gửi bán,

Hóa đơn tạm tính (Provisional InvoiceỴ Là hóa đơn dùng trong việc thanh toán

sơ bộ tiền hàng trong các trường hợp như: Giá hàng chỉ mới là giá tạm tính, tạm thu tiền hàng vì việc thanh toán cuối cùng sẽ căn cứ vào trọng lượng xác định ở khâu dỡ hàng, hàng hóa được giao nhiều lần mà mỗi lần chỉ thanh toán một phần cho đến khi bên bán giao xong hàng mới thanh lý.

Hóa đơn chính thức (Final InvoiceỴ Trong những trường hợp sử dụng đến hóa

đơn tạm thời thì khi thanh toán cuối cùng, người bán phải lập hóa đơn chính thức.

Hóa đơn chi tiết (Detail invoice): Là hóa đơn dùng để mô tả chi tiết hàng hóa

trong trường hợp mặt hàng đa dạng, nhiều chủng loại, Trong hóa đơn chi tiết, giá cả được phân chia ra thành những mục rất chi tiết.

> Vai trò:

Đây là loại chứng từ cơ bản đóng vai trò trung tâm trong việc thanh toán tiền hàng Có hai trường hợp xác định hai vai trò khác nhau của hối phiếu.

- Trường hợp thứ nhất, bộ chứng từ không có hối phiếu kèm theo, hoá đơn sẽ có tác dụng thay thế cho hối phiếu làm cơ sở cho việc đòi tiền và trả tiền.

- Trường hợp hai, bộ chứng từ dùng hối phiếu để thanh toán thì hoá đơn là cơ sở để cho người nhập khẩu kiểm tra lệnh đòi tiền ghi trên hối phiếu có chính xác hay không

Trang 12

> về nội dung:

Một hoá đơn thương mại bao gồm những nội dung: Ngày tháng lập hoá đơn, tên và địa chỉ của người bán, người mua, tên hàng, tên dịch vụ, số lượng hàng hoá, giá đơn vị, tổng giá trị Ngoài ra trên hoá đơn người ta còn có thể ghi rõ thêm về số lượng kiện hàng, loại bao bì, ký mã hiệu, trọng lượng cả bì, trọng lượng tịnh, ngày gửi hàng, điều kiện giao hàng, điều kiện thanh toán và số và ngày ký hợp đồng mua bán có liên quan.

Do đó, khi kiểm tra hoá đơn thương mại một mặt cần kiểm tra kỹ việc mô tả hàng hoá để tránh các khác biệt với B/L hoặc L/C, mặt khác tránh các lỗi do không ký theo đúng quy định của L/C.

1.3.2. Phiếu đóng gói: (Packing List) > Khái niệm:

Là một chứng từ hàng hóa liệt kê những mặt hàng, loại hàng được đóng gói trong một kiện hàng nhất định.

> Nội dung của phiếu đóng gói gồm:

Tên người bán, tên hàng, tên người mua, số hiệu hóa đơn, số thứ tự của kiện hàng, cách đóng gói, số lượng hàng đựng trong kiện, trọng lượng, thể tích của kiện hàng Ngoài ra, đôi khi hối phiếu đóng gói còn ghi rõ tên xí nghiệp sản xuất, người đóng gói và người kiểm tra kỷ thuật Tùy theo loại hàng hóa mà thiết kế một Packing List với các nội dung thích hợp.

> Chức năng của Packing List:

- Tính toán được khu vực nào phù hợp với số lượng hàng hóa để xếp dỡ.

- Trên các kiện sẽ có ghi rõ sản phẩm, nhờ phiếu đóng gói có thể tìm được các mặt hàng đó đang nằm vị trí nào khi phải kiểm tra hàng hóa trong lúc qua hải quan làm thủ tục.

- Biết được rõ hàng hóa là loại nào để dùng các thiết bị, phương tiện nâng, cẩu hay chỉ cần sử dụng công nhân để bốc xếp dỡ hàng hóa.

- Sắp xếp, phân bổ các phương tiện có kích thước phù hợp với từng loại hàng hóa

Trang 13

- Tính toán được thời gian thích hợp đối với mỗi loại hàng hóa khác nhau, làm sao để tối ưu hóa thời gian, nhanh hơn, tiết kiệm hơn.

- Người mua dễ dàng kiểm tra được hàng hóa trước khi nhận hàng thông qua phiếu Packing List.

1.3.3. Giấy chứng thư xuất xứ: (Certificate of Origin) > Khái niệm:

Là chứng từ xác nhận xuất xứ, nguồn gốc hàng hóa do Nhà xuất khẩu, hoặc do Phòng Thương mại của nước xuất khẩu cấp, nếu như trong L/C có quy định Tại Việt Nam, loại chứng từ này do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phát hành.

> Nội dung của Chứng thư xuất xứ gồm các các mục cơ bản gồm:

Tên địa chỉ Nhà xuất khẩu, Nhà nhập khẩu, Tên hàng, Số lượng, Trọng lượng, Ký mã hiệu, lời khai của chủ hàng và xác nhận của Phòng thương mại về nơi sản xuất, xuất xứ của hàng hóa.

> Tác dụng của giấy chứng nhận xuất xứ:

- C/O là bằng chứng, chứng từ để nước xuất khẩu chứng minh xuất xứ của hàng giao là phù hợp với thoả thuận trong hợp đồng.

- C/O là một chứng từ thiết yếu trong bộ chứng từ thanh toán để được thanh toán tiền hàng khi sử dụng phương thức tín dụng chứng từ

- C/O là căn cứ để tiến hành thông quan hàng hóa xuất khẩu.

- C/O có tác dụng nói lên phẩm chất của hàng hoá đảm bảo chất lượng hàng khi xuất khẩu.

- C/O là căn cứ để nhà nhập khẩu chứng minh không vi phạm những quy định về xuất xứ hàng hóa nhập khẩu.

- C/O là căn cứ để làm thủ tục nhập khẩu.

- C/O là cơ sở xác định xuất xứ phù hợp của sản phẩm cần nhập khẩu.

1.3.4. Một số chứng từ khác

> Giấy chứng nhận Phẩm chất/Số lượng/Trọng lượng/Bao bì/Mùavụ: (Certificate of Quanlity/Quantity (or Weight)/Bags/Crop)

Trang 14

Do một cơ quan giám định độc lập kiểm nghiệm Tại Việt nam có nhiều cơ quan như: Vinacontrol, SGS, FCC, ICT, DAVI,

> Giấy chứng nhận vệ sinh: (Sanitary Certificate)

Là chứng từ xác nhận tình trạng không độc hại của hàng hóa đối với người tiêu thụ do cơ quan y tế cấp hoặc do cơ quan kiểm nghiệm và giám định hàng hóa cấp.

> Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật: (Phytosanitary Certificate)

Là chứng từ do Cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp cho chủ hàng để xác nhận hàng hóa có nguồn gốc từ thực vật là không có bệnh dịch, nấm độc, có thể gây ra dịch bệnh cho cây cối ở nơi đường đi của hàng hóa hoặc ở nơi hàng đến.

> Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật: (Veterinary Certificate)

Là chứng từ do Cơ quan thú y cấp cho chủ hàng để chứng nhận hàng hóa không có vi trùng gây dịch bệnh hoặc đã tiêm chủng phòng bệnh.

2 Chứng từ tài chính

2.1 Hối phiếu

2.1.1.Khái niệm

Hối phiếu (Bill of exchange/Draft): Là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho một người khác yêu cầu người này khi nhận tờ phiếu phải trả ngay, hoặc phải ký chấp nhận trả tiền ghi trên hối phiếu tại một ngày xác định trong tương lai cho một người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm tờ phiếu

2.1.2.Vai trò của hối phiếu

- Là một phương tiện thanh toán hữu hiệu Giảm đáng kể những rủi ro, thiệt hại trong quá trình thực hiện các giao dịch mua bán, đáp ứng được nhu cấu thanh toán trong những trường hợp có sự khác nhau về địa lý giữa nơi bán và nơi mua.

- Hối phiếu còn được xem là một công cụ tín dụng vì người ta thực hiện các hoạt động chiết khấu trên hối phiếu.

2.1.3.Tác dụng của hối phiếu

- Là công cụ tín dụng: hối phiếu là công cụ tín dụng giữa:

+ Người ký phát hối phiếu và người trả tiền hối phiếu

Trang 15

+ Người ký phát hối phiếu và ngời sở hữu hối phiếu

+ Một ngân hàng giữa người ký phát hối phiếu hoặc người sử dụng hối phiếu thông qua nghiệp vụ chứng khoán hối phiếu.

- Là phương tiện đảm bảo: Hối phiếu là một công cụ đảm bảo các quan hệ tín

dụng Điều này dựa trên cơ sở tính nghiêm ngặt của hối phiếu về trả tiền vô điều kiện nghĩa là người chủ nợ luôn có quyền đòi thanh toán hối phiếu mà họ sở hữu vào ngày đến hạn.

- Là phương tiện đầu tư vốn: Trong nghiệp vụ chứng khoán hối phiêu tất cả các

ngân hàng đều có thể đầu tư vào hối phiếu của người bán.

- Là công cụ thanh toán: Hối phiếu là công cụ thanh toán đối với tất cả những ai

liên quan đến nó Khi hối phiếu được thanh toán vào ngày đến hạn thì món nợ gốc trên hối phiếu được coi là đã thanh toán.

2.1.4.Chức năng của hối phiếu

- Là phương tiện thanh toán: Hối phiếu là phương tiện giúp người bán đòi tiền

người mua và giúp người mua chuyển tiền trả nợ cho người bán

- Là phương tiện đảm bảo:Hối phiếu là một chứng từ có giá do đó nó có thể mua

bán, cầm cố, thế chấp,

- Là công cụ cung cấp tín dụng: Vì hối phiếu là một chứng từ có giá nên có thể là

công cụ hữu hiệu trong việc cung ứng các khoản tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng.

2.2 Hóa đơn

2.2.1.Khái niệm

Theo TT64 : Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật.

2.2.2.Chức năng

Hoá đơn được nhà nước quy định để làm căn cứ pháp lý chứng minh cho việc chuyển nhượng hàng hoá giữa các bên và làm căn cứ để xác nhận quyền sở hữu hợp pháp của người có hàng hoá.

Trang 16

Hiện nay, hoá đơn đã trở thành một chứng từ thương mại quốc tế thể hiện quan hệ mua bán hàng hoá, dịch vụ trên toàn cầu và được các quốc gia công nhận trên cơ sở hiệp định cụ thể.

2.2.3.Các loại hóa đơn

- Hóa đơn giá trị gia tăng: là loại hóa đơn dành cho tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.

- Hóa đơn bán hàng

- Hóa đơn khác gồm: tem, vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm

- Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế; chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng., hình thức thu được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ CASE STUDY VỀ CÁC SAI BIỆTTHƯỜNG GẶP TRONG BỘ CHỨNG TỪ THANH TOÁN THEO

Trang 17

phép chuyển tải, tuân thủ UCP 600 Ngân hàng mở L/C là Standard

khi gửi hàng, công ty Dược phẩm T lập bộ chứng từ và xuất trình cho ngân hàng A để gửi tới SCB yêu cầu thanh toán Trên vận đơn xuất trình có ghi:

+ Cảng bốc hàng (Port of loading): Cảng Hải Phòng, Việt Nam + Cảng dỡ hàng (Port of discharge): Cảng Cancutta, Ản Độ

+ Nơi đến cuối cùng (Place of final destination): Cảng Bombay, Ản Độ

> Kết quả, SCB đã từ chối thanh toán bộ chứng từ trên với lý do là B/L không thể

thực hiện việc gửi hàng từ một cảng Việt Nam đến cảng Bombay Ản Độ như yêu cầu của L/C.

> Điều 19a UCP 600 yêu cầu chứng từ vận tải đa phương thức phải chỉ rõ nơi gửi hàng, nhận hàng để chở hoặc giao và nơi hàng đến cuối cùng như quy định trong

> Trong trường hợp này, L/C quy định việc gửi hàng từ “một cảng Việt Nam” đến “cảng Bombay, Ản Độ” Do đó, chứng từ vận tải được chấp nhận phải chỉ rõ được bốc hàng tại cảng Hải Phòng, Việt Nam và dỡ hàng tại cảng Bombay, Ản Độ Tuy nhiên B/L được xuất trình lại ghi là cảng dỡ hàng là cảng Cancutta, Ản Độ là không phù hợp với yêu cầu của L/C.

> Hơn nữa, điều 19bUCP 600 cũng định nghĩa “chuyển tải là dỡ hàng xuống từ phương tiện vận tải này và bốc hàng lên một phương tiện vẩn tải khác (dù cho phương thức vận tải có khác nhau hay không) trong quá trình vận chuyển từ nơi gửi, nhận hàng để chở hoặc nơi giao đến nơi cuối cùng quy đinh trong thư tín

Trang 18

dụng” Trong khi đó công ty Dược phẩm T hiểu sai rằng chuyển tải là chuyển

Trang 19

> sang một phương tiện vận chuyển khác Vì thế, công ty gửi bằng

cảng Cancutta và vận chuyển bằng đường bộ đến cảng Bombay.

> > Do tất cả những lỗi trên nên ngân hàng mở L/C đã từ chối thanh toán và mất rất

nhiều thời gian thương lượng cũng như chí phí tốn kém, Ngân hàng A mới thuyết

phục được đối tác chuyển sang phương thức nhờ thu.

1.2 Sai biệt về mô tả hàng hóa trên hóa đơn

> Công ty H (Việt Nam) ký một hợp đồng nhập hóa chất từ công ty X (Trung

Quốc) Trị giá L/C: 50.000 USD CIF Hải Phòng Incoterm 2000 Trong L/C quy định về mô tả hàng hóa: mã hàng 150-4690 và 270-3210 Khi bộ chứng từ được gửi

tới ngân hàng mở L/C của Việt Nam, hóa đơn thương mại có ghi 3 mã hàng sau:

L/C Và ngân hàng mở L/C cũng xác định đây là bộ chứng từ có lỗi và không thanh toán hàng hóa trong thư tín dụng, nếu không làm sao các bên liên quan có thể xác định điều kiện giao hàng so với quy định của L/C.

> Trả lời từ phía công ty X và ngân hàng đòi tiền của Trung Quốc như sau: > Về mặt hàng thứ 3 mô tả trong hóa đơn thương mại nhằm để giải thích

không có trong L/C và trị giá hóa đơn cũng không bị ảnh hưởng.

Trang 20

> Về quy định ghi giá CIF trong hóa đơn thì điều kiện giao hàng không phải là một phần của điều kiện mô tả hàng hóa, mà đây là điều khoản không liên quan đến chứng từ, do đó không phải sai sót.

> Ngân hàng mở L/C phía Việt Nam vẫn dứt khoát tuyên bố chứng từ sai sót Theo

ngân hàng mở L/C, điều kiện giao hàng CIF Hải Phòng là một bộ phận của mô tả hàng hóa trong L/C, nếu không làm sao các bên tham gia có thể xác định điều kiện giao hàng so với quy định của L/C?

Trang 21

> Điều 64b ISBP 681 quy định: “Hóa đơn không được thể hiện hàng háo

kiện thương mại đó và nếu mô tả hàng hóa chỉ ra nguồn của các điều kiện thương mại, thì phải chỉ rõ nguồn điều kiện thương mại đó.

> Như vậy, căn cứ vào 2 điều kiện tập quán thương mại quốc tế nêu trên thì

hàng mở L/C từ chối thanh toán là hoàn toàn đúng.

2 Case study 2: Case study tranh chấp giữa Vinalines Và New York ship2.1 Tóm tắt nội dung

> Căn cứ vào hợp đồng mua tàu Haiyan S5 giữa Tổng Công ty Tàu thuỷ Việt Nam

(Vinalines) và người bán Hoa Kỳ (New York Ship - NYS), Vinalines đã gửi đơn yêu cầu mở L/C đến Sunrise Bank yêu cầu phát hành một L/C trị giá 450,000 USD cho NYS hưởng lợi.

> Ngày 30/12/2010, Sunrise Bank đã phát hành L/C có trị giá 450,000 USD cho NYS hưởng lợi L/C này được thông báo qua Bank of America (BOA) và tham chiếu

UCP600 của ICC.

> Ngày 10/02/2011, Sunrise Bank đã nhận được chứng từ do BOA xuất trình và gửi công văn ký ngày 11/02/2011 choVinalines thông báo về 3 sai biệt giữa chứng từ

và L/C, đồng thời yêu cầu Vinalines chấp nhận thanh toán trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày Công văn kèm bộ chứng từ bản sao gửi cho Vinalines.

Trang 22

> Ngày 13/02/2011, Vinalines đã gửi Công văn xác nhận bỏ qua 03 sai biệt của bộ chứng từ và chấp nhận thanh toán.

> Ngày 15/02/2011, Sunrise Bank đã uỷ quyền cho Ngân hàng đại lý của mình ở Hoa kỳ chuyển 450,000 USD vào tài khoản của BOA để trả cho người thụ hưởng theo sự chỉ dẫn của BOA.

> Ngày 15/04/2012, tàu Haiyan S5 đã không cập cảng Hải Phòng do bị Toà án Hàng hải bang New York bắt giữ từ ngày 24/03/2012.

Trang 23

> Ngày 18/04/2012, Vinalines đã phát đơn kiện Sunrise Bank.

2.2 Các bên liên quan đến L/C:

1 Nhà nhập khẩu: Tổng công ty tàu thuỷ Việt Nam (Vinalines)

2 Nhà xuất khẩu: giữa và Người bán Hoa Kỳ (New York ship - NYS) 3 Ngân hàng phát hành: Sunrise Bank

4 Ngân hàng thống báo: Bank of America (BOA)

5 Hàng hóa: mua tàu Haiyan S5 trị giá hợp đồng 450,000 USD 6 Nguyên đơn: Vinalines

7 Bị đơn: Ngân hàng phát hành Sunrise Bank

2.3 Phân tích tình huống :

>Nội dung tranh chấp tập trung vào kiểm tra chứng từ xem có phù hợp với các

điều kiện và điều khoản của L/C hay không và do đó việc trả tiền của Sunrise Bank có đúng hay không?

>Về vấn đề này, Vinalines cho rằng, Sunrise Bank chỉ phát hiện được những sai

biệt nhỏ, không quan trọng nhưng Sunrise Bank đã bỏ qua sai biệt lớn là Bill of Sale (văn tự bán tàu) chưa được “hợp thức hóa” bởi Tòa án dân sự Hoa Kỳ, cho nên tòa án Hàng Hải Hoa Kỳ có quyền bắt giữ con tàu.

>Ngược lại, Sunrise Bank cho rằng, các sai biệt chứng từ do Sunrise Bank thông

báo cho Vinalines đều là những sai biệt quan trọng, nhưng Vinalines đều đồng ý bỏ qua và chấp nhận thanh toán Còn Bill of Sale có cần “hợp thức hóa” hay không thì Sunrise Bank đã hành xử đúng theo nguyên bản tiếng Anh ghi trên Bill of Sale và L/C và cho rằng giữa chúng không có mâu thuẫn.

2.4 Xử lý tình huống

> về sai biệt của chứng từ:

> Theo Điều 16 UCP 600: “Khi nhận chứng từ, Ngân hàng phát hành

Ngày đăng: 14/01/2022, 12:56

Mục lục

    tiêu luận thanh toán quốc tế

    CÁC SAI BIỆT THƯỜNG GẶP trong bộ chứng từ thanh toán theo l/c và những điêm cần lưu ý

    CHƯƠNG 1: MỘT VÀI NÉT VỀ BỘ CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN THEO L/C

    1.1. Chứng từ vận tải

    1.2. Chứng từ bảo hiểm

    CHƯƠNG 2: MỘT SỐ CASE STUDY VỀ CÁC SAI BIỆT THƯỜNG GẶP TRONG BỘ CHỨNG TỪ THANH TOÁN THEO

    2.2. Các bên liên quan đến L/C:

    2.3. Phân tích tình huống :

    2.4. Xử lý tình huống

    2.5. về mối quan hệ giữa hợp đồng mua tàu và đơn yêu cầu phát hành L/C

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan