0

Văn thuyết minh lớp 8 về danh lam thắng cảnh ở Đồng Tháp

Cập nhật: 19/12/2014

Em nhờ anh chị và các bạn giúp em về bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở quê hương (em ở Đồng Tháp nên giáo viên bắt làm Đồng Tháp) Ai giúp em chỉ cần cho em dàn bài + thông tin đầy đủ của nơi đó là dc ạ (có bài tham khảo thì càng tốt) Ví dụ như: Gáo Giồng, Gò Tháp (Đồng Tháp mười), vườn hồng, vườn hoa Sa Đéc Xin cảm ơn

Có thể bạn quan tâm

giáo án vật lý lớp 8

  • 28
  • 70
  • 1
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Dàn ý bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh: - Giới thiệu khái quát danh lam thắng cảnh - Lịch sử phát triển, vị trí địa lí - Đặc điểm của danh lam thắng cảnh ( miêu tả ) - Giá trị về mặt kinh tế, văn hoá truyền thống - Đánh giá Tư liệu tham khảo ở đây: http://www.vietnamtourism.edu.vn/dong-thap/ Gò Tháp Trích: Tên tỉnh Đồng Tháp cũng có xuất xứ từ đây, theo tư liệu của Bảo tàng Đồng Tháp: sách Gia Định thành thông chí gọi vùng nầy là Vô-tà-ôn, chằm lớn và Lâm Tẫu. Sách Đại nam nhất thống chí gọi vùng này là chằm Măng Trạch và hồ Pha Trạch. Trong bản đồ của Pháp năm 1862, vùng này được ghi là Plaine inond’ee couverte d’ herhe (Cánh đồng nước ngập cỏ), về sau họ ghi gọn lại là Plaine des Joncs ( Đồng cỏ lác). Đời Tự Đức trong các châu bản gọi vùng này là “Thập Tháp”. Sau đó, tờ công báo của Nam kỳ thuộc địa gọi là “Tháp Mười”. Qua thời gian, người ta gọi vùng đất trũng, phèn mênh mông rừng tràm xen kẽ những cánh đồng hoang rất rộng lớn, đầy cỏ bàng, năn, lác và những bàu, lung sen là Đồng Tháp Mười, gồm có phần lớn tỉnh Đồng Tháp ngày nay và một phần các tỉnh Long An, Tiền Giang. Khu di tích Gò Tháp tọa lạc tại địa bàn hai xã Mỹ Hòa và Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, cách thị xã Cao Lãnh về hướng đông bắc 43 km, cách thị trấn Tháp Mười khoảng 10 km về hướng Bắc. Đây là khu di tích văn hóa, lịch sử độc đáo được Bộ VHTT (cũ) công nhận năm 1998. Các nhà khảo cổ trong các lần khai quật di chỉ Gò Tháp vào các năm 1984, 1993 đã phát hiện nhiều di vật của nền văn hóa Óc Eo dưới lòng đất cát pha sét, có niên đại cách đây trên một thiên niên kỷ rưỡi. Các tượng thần của Hindu giáo như Vishinu, Ganesa, Shiva và các mẫu vật sành sứ, ấm chén, khuôn chế tác nữ trang hiện được trưng bày khá phong phú tại bảo tàng Đồng Tháp. Mộ táng bảy lớp và chín lớp bằng gạch kết dính có hoa văn tám cánh thể hiện bốn phương, tám hướng trùng khớp theo la bàn tạo ra sự bí ẩn chưa được khám phá. Có một số cọc gỗ chìm dưới lớp đất 2 đến 3m. Người ta cho rằng đó là dấu vết nhà sàn của một cụm dân cư cổ sống trong vùng rún lũ, mà Gò Tháp là nơi tập trung. Đến Gò Tháp, bạn sẽ thấy mình như hòa nhập vào cảnh quan thiên nhiên với môi trường sinh thái còn mang nhiều nét hoang sơ. Nơi đây có nhiều giồng cát quanh co như lượn sóng với chiều dài gần 500m, ngang 200m, tạo thành cụm gò nổi, trên gò có nhiều cây cổ thụ như trôm, gáo, sao, dầu, thau lau sừng sững tỏa bóng thâm u. Vào Mùa nước nổi, Đồng Tháp Mười mênh mông trắng xóa, xen lẫn với những cụm xóm làng xanh tươi như những ốc đảo, tạo thành một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Từ cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, nguời Việt ở Đàng Ngoài và vùng Ngũ Quãng tiến vào phương Nam khẩn hoang lập ấp, lúc ấy Đồng Tháp Mười vẫn còn rất hoang vu với rừng rậm bạt ngàn, đầm bãi sình lầy, thiên nhiên khắc nghiệt. Quần thể di tích Gò Tháp có tên Prasat Pream Loven gồm có 5 di tích tiêu biểu: Gò Tháp Mười, tháp Cổ Tự, mộ và đền thờ anh hùng Thiên hộ Dương (Võ Duy Dương) và Đốc binh Kiều, gò Minh Sư, miếu Bà Chúa Xứ. Trong khu vực Gò Tháp, các nhà khảo cổ đã phát hiện được nhiều di vật cổ của nền văn minh Óc Eo. Ngày nay, người ta đã biết rằng cách đây trên dưới một thiên niên kỷ rưỡi, trên vùng đất Nam bộ, xưa kia đã từng có một vương quốc tên là Phù Nam, xuất hiện ở thế kỷ thứ 2, sau đó suy tàn và mất đi vào thế kỷ 6. Các di chỉ văn hóa Óc Eo được phát hiện rất nhiều nơi ở Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Gò Tháp Mười là nơi cao nhất nằm ở phía nam khu di tích.Trong chiến tranh chống Pháp và Mỹ, Gò Tháp Mười từng là căn cứ của các cơ quan kháng chiến ở Nam bộ, Khu 8, trường Quân chính khu 8... Cách Gò Tháp Mười 100 m về phía Bắc là chùa Tháp Linh Cổ Tự, tương truyền rằng đã có từ đời Thiệu Trị (1841-1847), xa xưa là ngôi tháp thờ các vị thần của Hindu giáo. Sau một thời gian hoang phế bởi chiến tranh loạn lạc, ngày nay ngôi chùa cổ này đã được trùng tu lại. Tháp Linh Cổ Tự trông hoành tráng uy nghi với kiến trúc hiện đại nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa của các đình chùa Việt Nam qua những tượng Phật, và các hoa văn, họa tiết trang trí... Ở khoảng giữa Gò Tháp Mười và Tháp Linh Cổ Tự có miếu Hoàng Cô, theo dân gian địa phương, miếu này thờ bà Nguyễn Phúc Hồng Nga là em gái của vua Gia Long. Phía sau miếu có ngôi mộ của Hoàng Cô, núm mộ được dân chúng đắp bằng những viên đá trứng bằng nắm tay vun cao lên. Hiện các nhà nghiên cứu vẫn còn đang trong quá trình tìm hiểu về lịch sử cũng như mộ táng của vị công chúa nầy. Hằng năm, có hai kỳ lễ hội dân gian truyền thống: vía Bà Chúa Xứ (15 tháng 3 âm lịch) và lễ tưởng niệm hai vị anh hùng dân tộc Thiên hộ Dương, Đốc binh Kiều (15 tháng 11 âm lịch). Có hàng trăm ngàn lượt khách hành hương về Gò Tháp để thưởng ngoạn sinh hoạt văn hóa “học trò lễ”, “nhạc lễ”, “múa lân sư rồng” và cùng đắm mình trong không gian một thời của vương quốc Phù Nam huyền thoại với nền văn minh Óc Eo nổi tiếng... Gáo Gồng Trích: Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng nằm tại ấp 6, xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp; cách trung tâm thành phố Cao Lãnh khoảng 15 km. Khu du lịch sinh thái này hình thành trên cơ sở rừng tràm Gáo Giồng. Rừng tràm Gáo Giồng được thành lập năm 1985 với diện tích 1.657 ha. Lịch sử Trước và sau năm 1975, khu vực rừng tràm Gáo Giồng hiện nay là vùng đất hoang hoá, nhiễm phèn nặng, chỉ có cỏ năng, cỏ lác cùng với vài cụm tràm, gáo v.v chen lẫn với một ít lung, bàu, kênh rạch tự nhiên và "muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội tựa bánh canh". Một ít hộ dân vào mở lõm phần diện tích ven kênh rạch để trồng lúa mùa nhưng chỉ một vài vụ phải bỏ vì năng suất rất thấp, hoặc để bắt cá, chuột, rắn, rùa. Việc đi lại chỉ có thể bằng xuồng vào mùa lũ nước ngập mênh mông, còn mùa khô chỉ có cách lội bộ băng đồng nắng cháy. Thực hiện chủ trương khai phá Đồng Tháp Mười, huyện Cao Lãnh đã cho khai phá vùng đất này, nhưng khi đó không ít người hoài nghi về hiệu quả mang lại, cũng có ý kiến đề xuất việc đào kênh, thau chua, rửa phèn, trồng lúa với hy vọng mỗi năm thu hoạch vài trăm tấn nhằm giải quyết nhu cầu bức xúc về lương thực lúc bấy giờ. Tuy nhiên, để bảo vệ môi trường sinh thái, người ta cuối cùng đã tiến hành trồng tràm, một loại thuỷ sinh đặc trưng của khu vực Đồng Tháp Mười. Để khai phá vùng đất mới này, huyện Cao Lãnh đã thành lập lực lượng thanh niên xung phong (gọi tắt là lực lượng 705). Những ngày đầu, lực lượng 705 gặp nhiều khó khăn: mùa khô phải dùng trâu cộ nước từ kênh Nguyễn Văn Tiếp xa hơn 8 km về ăn uống; còn tắm giặt phải dùng nước phèn trong nhưng chát đắng hoặc thứ nước nâu đen do cỏ mục sinh ra; chiều tối phải ăn cơm, sinh hoạt trong mùng; mùa nước nổi, phải ghép những chiếc xuồng ba lá bé nhỏ lại làm bè. Thực phẩm săn bắt từ tự nhiên không thiếu, trừ mùa khô hạn, nhưng rau xanh lại rất hiếm. Mặc dù vậy, nhưng với quyết tâm, sức trẻ và đoàn kết thống nhất, lực lượng 705 đã từng ngày thu hẹp diện tích hoang hoá, chua phèn. Rừng tràm hình thành, các con kênh được đào đắp chủ yếu bằng thủ công đã đem về nguồn nước ngọt. Nhiều loài động vật hoang dã lần lượt tụ hội; chung quanh rừng tràm, nhiều hộ dân về cất nhà sinh sống. Du lịch sinh thái Để phát huy hết thế mạnh và tiềm năng của rừng tràm, năm 2003, huyện Cao Lãnh chủ trương phát triển du lịch sinh thái Rừng tràm Gáo Giồng. Với mức đầu tư ban đầu trên 700 triệu đồng và qui hoạch giữ lại 300 ha rừng trên 10 năm tuổi, Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng đi vào hoạt động. Điểm đặc biệt thu hút du khách đến đây không phải là do những tặng phẩm của thiên nhiên mà là thành quả của bàn tay, khối óc con người để vùng đất hoang hoá ngày nào trở thành một “Đồng Tháp Mười thu nhỏ” với những bản sắc riêng của nó, do Rừng tràm Gáo Giồng không chỉ đóng vai trò điều tiết dòng chảy của lũ và tạo không khí trong lành cho cả khu vực mà còn trở thành nơi sinh sống của nhiều loài thực động vật đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười, trong đó có nhiều loài quí hiếm được ghi vào Sách đỏ thế giới như chim nhan điển. Đến Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng bằng xe ô tô hoặc đường thuỷ, du khách có thể lên đài quan sát cao 18 m để được chiêm ngưỡng một màu xanh bạt ngàn của tràm, lúa, năng, lác, từng đàn cò, diệc, cồng cộc, nhan điển và nhiều loài chim khác đi kiếm ăn hoặc về tổ; ngồi xuồng ba lá cùng các hướng dẫn viên trong tà áo bà ba xuyên qua rừng tràm đến sân chim để nhìn và nghe cơ man chim, cò ríu rít. Trước khi kết thúc chuyến thưởng ngoạn, du khách sẽ được dùng bữa cơm dân dã của Đồng Tháp Mười: cá lóc nướng trui cặp lá sen non chấm nước mắm me, cá rô kho tộ, cá linh nấu chua cơm mẻ với bông súng, bông điên điển v.v. Các món ăn càng đậm đà thêm bởi ly rượu nếp pha mật ong tràm. Tất cả đều trong bầu không khí trong lành. Từ ngày thành lập đến nay, Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng đã đón hơn 300.000 lượt du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng. Với việc mở rộng và đa dạng hoá dịch vụ, trong tương lai khu du lịch này sẽ có thêm cơ hội thu hút du khách trong những chuyến về Đồng Tháp, về đồng bằng sông Cửu Long. Làng hoa kiểng Sa Đéc Trích: Nói đến hoa và cây kiểng, người ta không thể không nghĩ đến địa danh Sa Đéc Hơn một trăm năm qua, Sa Đéc nổi tiếng khắp cả nước với nghề trồng hoa kiểng, cây cảnh truyền thống. Sản phẩm hoa, cây cảnh của Sa Đéc hiện đang cung cấp cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Trung, thị trường Campuchia và đang hướng đến những thị trường xuất khẩu khác. Có dịp về thăm Đồng Tháp, bạn nhớ đến thăm làng hoa kiểng Sa Đéc - một trong những trung tâm hoa kiểng của miền Nam, nằm trên địa phận xã Tân Quy Đông, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp trước đây rộng khoảng 60 hecta, với từ 600 lao động đến 3.600 lao động chuyên trồng hoa và cây cảnh. Trong mấy năm gần đây, diện tích trồng hoa kiểng ở Sa Đéc ngày tăng nhanh, hiện nay đã lên đến 177 hecta, sản lượng trên 10 triệu chậu các loại, bình quân mỗi năm tăng 10 hecta. Vào làng quê hiền hoà Tân Quy Đông, vào bất cứ tháng nào trong năm bạn cũng có cảm giác như lạc vào thế giới của màu sắc và hương thơm kỳ ảo. Thược dược; tú cầu; lan; cau bình rượu; mai chiếu thủy; tùng Nhật; vạn thọ Pháp; hoa dâm bụt vàng, đỏ, tím; ớt kiểng; mãn đình hồng; cúc kim...có mặt khắp nơi, đua nhau khoe hương, khoe sắc. Nhưng nhiều nhất về số lượng, chủng loại ở đây chính là hoa hồng. Dường như các nàng hồng kiêu sa, lộng lẫy nhất đều đã tụ hội về đây. Làng hoa hiện nay còn lưu giữ được trên 50 giống hoa hồng: hồng nhung đỏ thắm, hồng Grada tím sen, hồng Cleopatre màu hồng phấn, hồng Korokit màu gạch tôm nhạt, hồng Masseille màu trắng, hồng Elizabet phơn phớt hồng, hồng Comfidence màu vàng hột gà, hồng Maccasa màu cam... Không những vậy, làng hoa Tân Quy Đông bên bờ sông Tiền quanh năm lộng gió, màu mỡ phù sa còn là xứ sở của nhiều loại cây kiểng quý hiếm, tuổi thọ hàng trăm năm. Mỗi thế cây, dáng đứng đều thắm đượm nền văn hoá và triết học phương Đông. Có những loại cây rất bình dị, gần gũi với đời sống hằng ngày như khế, cau, bùm sum, si, mai...qua bàn tay khéo léo tài hoa của các nghệ nhân đã trở thành những cây kiểng quý, có hình dáng đẹp, lạ. Ngôi làng có bốn mùa xuân này với mô hình trồng hoa, cây kiểng tập trung từ lâu đã thu hút đông đảo khách du lịch về tham quan cũng như mang lại lợi nhuận và góp phần đáng kể trong việc nâng cao đời sống cho bà con Sa Đéc. Một hecta hoa kiểng ở đây có thể mang lại cho nguời trồng hoa thu nhập từ vài chục đến vài trăm triệu đồng một năm. Phát huy tiếng tăm và truyền thống vốn có, làng hoa kiểng Sa Đéc đang tiếp tục đưa thương hiệu hoa Sa Đéc vươn cao, vươn xa hơn nữa, trở thành một điểm du lịch hấp dẫn mà bạn không thể bỏ qua khi đến với tỉnh Đồng Tháp sen hồng. Đến với làng hoa kiểng Sa Đéc, bạn được đắm mình trong thế giới của muôn hoa với vô vàn hương thơm thanh cao, quyến rũ, bao nhiêu mệt mỏi tan biến, chỉ còn lại cảm giác thanh thản yên bình.

Có thể bạn quan tâm

một số phương hướng giảng dạy văn thuyết minh trong chương trình ngữvăn

  • 31
  • 37
  • 0
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Có thể bạn quan tâm

[Triết Học] Triết Học Lenin - Học Thuyết Marx tập 8 phần 10 pdf

  • 36
  • 4
  • 0
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Có thể bạn quan tâm

[Triết Học] Triết Học Lenin - Học Thuyết Marx tập 8 phần 9 pot

  • 43
  • 31
  • 0
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Có thể bạn quan tâm

[Triết Học] Triết Học Lenin - Học Thuyết Marx tập 8 phần 8 pdf

  • 43
  • 1
  • 0
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Có thể bạn quan tâm

[Triết Học] Triết Học Lenin - Học Thuyết Marx tập 8 phần 7 doc

  • 43
  • 2
  • 0
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Có thể bạn quan tâm

[Triết Học] Triết Học Lenin - Học Thuyết Marx tập 8 phần 6 pot

  • 43
  • 1
  • 0
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Có thể bạn quan tâm

[Triết Học] Triết Học Lenin - Học Thuyết Marx tập 8 phần 5 docx

  • 43
  • 8
  • 0
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Có thể bạn quan tâm

[Triết Học] Triết Học Lenin - Học Thuyết Marx tập 8 phần 4 pdf

  • 43
  • 3
  • 0
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Có thể bạn quan tâm

[Triết Học] Triết Học Lenin - Học Thuyết Marx tập 8 phần 3 pptx

  • 43
  • 9
  • 0
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”