Vốn và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần y tế Đức Minh.doc

51 753 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Vốn và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần y tế Đức Minh.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vốn và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần y tế Đức Minh

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Doanh nghiệp là một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế quốc dân Sứcmạnh của doanh nghiệp cũng là sức mạnh của nền kinh tế Trong nền kinh tế thịtrường, sức ép cạnh tranh là rất lớn, để tồn tại và phát triển doanh nghiệp cầnphải phấn đấu vươn lên tự khẳng định mình Điều đó đồng nghĩa với việc doanhnghiệp phải hoạt động sản xuất hiệu quả bằng cách tối thiểu hóa chi phi, tối đahóa lợi nhuận nhất.

Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, việc huy động vốn và sử dụng vốnkinh doanh là một yếu tố quan trọng hàng đầu Chính vì tầm quan trọng của vốnkinh doanh đã tạo nên tính chất quyết định đến hiệu quả sản xuất cho doanhnghiệp Bởi vậy doanh nghiệp buộc phải quan tâm đến việc tạo lập, quản lý và sửdụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng một cách hiệu quả nhất.

Thực tế cho thấy, có nhiều doanh nghiệp còn vướng mắc khó khăn trongviêc huy động vốn và sử dụng vốn Không ít các doanh nghiệp đã lâm vào tìnhtrạng khó khăn, không những vốn không huy động thêm được mà còn mất dầnvốn do công tác quản lý yếu kém, thiếu hiệu quả.

Nhận thấy tầm quan trọng của vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh, tầmquan trọng của công tác sử dụng vốn một cách hiệu quả, song song với việcnghiên cứu và thực nghiệm tại công ty cổ phần y tế Đức Minh, em đã lựa chọn

nghiên cứu, đi sâu tìm hiểu và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp “Vốn và các giảipháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần y tế Đức Minh”

Bài viết tập trung giải quyết 3 vấn đề chính như sau:

Chương 1: Vốn và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong cơ chếthị trường

Chương 2: Thực trang tổ chức quản lý và sử dụng vốn tại công ty cổ phầny tế Đức Minh

Chương 3: Các giải pháp chính nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tạicông ty cổ phần y tế Đức Minh

Em xin chân thành cảm ơn các giảng viên khoa Tài chính - Học viện Ngânhàng, sự giúp đỡ của các nhân viên trong công ty cổ phần y tế Đức Minh đã giúpđỡ, tạo điều kiện cho em hoàn thành chuyên đề này.

Do trình độ hiểu biết, kinh nghiệm thực tế chưa sâu sắc, hạn chế, trong quátrình hoàn thành chuyên đề không tránh khỏi thiếu sót Em rất mong nhân đượcnhận định, giúp đỡ của các thầy cô và cán bộ công nhân viên của công ty y tếĐức Minh để em có thể hoàn thành tốt hơn.

Trang 2

Khái niệm này không những chỉ ra vốn không chỉ là một yếu tố đầu vàoquan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất mà còn đề cập tới sự tham giacủa vốn trong doanh nghiệp, trong cả quá trình sản xuất kinh doanh liên tụctrong suốt thời gian tồn tại của doanh nghiệp.

Như vậy, vốn là một yếu tố số một của mọi hoạt động sản xuất kinhdoanh Có vốn các doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất kinh doanh, muasắm các trang thiết bị hay triển khai các kế hoạch khác trong tương lai Vậyyêu cầu đặt ra đối vớicác doanh nghiệp là họ cần phải có sự quản lý và sửdụng có hiệu quả vốn có hiệu quả nhằm bảo toàn và phát triển vốn, đảm bảocho các doanh nghiệp ngày càng phát triển và vững mạnh.

Các đặc trưng cơ bản của vốn

- Vốn phải đại diện cho một lượng tài sản nhất định Có nghĩa là vốnphải được biểu hiện bằng giá trị tài sản hữu hình và tài sản vô hình của doanhnghiệp.

- Vốn phải vận động và sinh lời, đạt được mục tiêu trong kinh doanh.- Vốn phải được tích tụ và tập trung một lượng nhất định thì mới có khảnăng phát huy tác dụng khi đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế đặc biệt trong lĩnhvực kinh doanh.

- Vốn có giá trị về mặt thờigian Điều này có thể có vai trò quan trọngkhi bỏ vốn vào đầu tư và tính hiệu quả khi sử dụng đồng vốn.

- Vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định, vốn sẽ không được đưa rađể đầu tư khi mà người chủ của nó nghĩ về một sự đầu tư không có lợi nhuận.

- Vốn được quan niệm như một thứ hàng hoá và có thể được coi là thứhàng hoá đặc biệt vì nó có khả năng được mua bán quyền sở hữu trên thịtrường vốn, trên thị trường tài chính.

Trang 3

- Vốn không chỉ biểu hiện bằng tiền hay các giá trị hiện vật ( tài sản cốđịnh của doanh nghiệp: máy móc, trang thiết bị vật tư dùng cho hoạt độngquản lý ) của các tài sản hữu hình ( các bí quyết trong kinh doanh, cácphát minh sáng chế, )

1.1.2 Vai trò của vốn đối với doanh nghiệp

Để tiến hành một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thì đều cần có vốn Vậyvốn là gì? Tại sao nó lại có vai trò quan trọng như thế đối với bất kỳ các doanhnghiệp hay một tổ chức cá nhân nào Với tầm quan trọng như vậy, việc tìmhiểu và nghiên cứu cần phải bắt đầu từ việc làm rõ khái niệm cơ bản vốn làgì? vai trò của vốn đối với doanh nghiệp.

Vốn được thể hiện dưới hình thái vật chất của toàn bộ tư liệu sảnxuất kết hợp với sức lao động trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm Dovậy, nó là nhân tố trực tiếp tác động đến kết quả sản xuất kinh doanh.

Vốn cố định là nhân tố quyết định đến tính khả thi của trang thiết bịmáy móc, cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như đổi mới công nghệ,đổi mới kỹthuật sản xuất.Hơn nữa vốn cố định còn là nhân tố quan trọng đảm bảo sự táisản xuất mở rộng Vốn cố định là một nhân tố quyết điịnh hiện đại hoá máymóc trang thiết bị của doanh nghiệp, vì vậy giúp cho việc nâng cao năngxuất,chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận.

Cũng như vốn cố định vốn lưu động cũng có tính quyết định đến kếtquả sản xuất kinh doanh.Nó có vai trò chi phối trong hoặt động kinh doanhcủa doanh nghiệp, nó quyết định việc kết hợp giữa các bộ phận và trong từngbộ phận sản xuất như thế nào,quyết định khả năng hoạt động tài chính doanhnghiệp là tốt hay xấu,chu chuyển vốn nhanh hay chậm Đặc biệt trong khâu dựtrữ và lưu thông,nếu sử dụng nguồn vốn này một cách hợp lý và có hiệu quảthì nó sẽ kích thích sản xuất kinh doanh nhanh chóng hơn, phát triển hơn, đảmbảo cho việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn được tiến hành mộtcách thường xuyên liên tục và tối đa công xuất máy móc thiết bị có sẵn.

1.2 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN:

1.2.1.Quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn:

Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường, để tồn

tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải kinh có lãi Để đạt được kết quảcao nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải đưa raphương hướng mục tiêu trong đầu tư, biện pháp sử dụng các điều kiện có sẵn vềcác nguồn như: vốn, nguồn nhân tài, vật lực Muốn vậy, các doanh nghiệp cầnnắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhântố đến kết quả kinh doanh Điều này chỉ thực hiện được trên cơ sở phân tích vàsử dụng hợp lý các nguồn sẵn có trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trang 4

Như chúng ta biết mọi hoạt động kinh tế của hoạt động sản xuất củadoanh nghiệp đều nằm trong thế liên hoàn với nhau Bởi vây, chỉ có tiến hànhphân tích hoạt động sản xuất kinh doanh một cách toàn diện mới có thể giúpcho các nhà doanh nghiệp đánh giá đầy đủ và sâu sắc trong hoạt động kinh tếtrong trạng thái thực của chúng Trên cơ sở đó, nêu lên một cách tổng hợp vềtrình độ hoàn thành các mục tiêu nó được biểu hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật- tài chính của doanh nghiệp Đồng thời, phân tích sâu sắc các nguyênnhân hoàn thành và không hoàn thành các chỉ tiêu đó trong sự tác động lẫnnhau giữa chúng Từ đó, có thể đánh giá đầy đủ mặt mạnh, mặt yếu trong côngtác quản lý doanh nghiệp Mặt khác, qua phân tích kinh doanh, giúp cho cácdoanh nghiệp tìm ra các biện pháp sát thực để tăng cường hoạt động kinh tế,và quản lý doanh nghiệp, nhằm phát huy mọi khả năng tiềm tàng về vốn, laođộng, đất đai, vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trong đómột trong những yếu tố không thể thiếu được trong công tác này đó là côngtác quản lý vốn.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp muốn hoạt động và sử dụng các nguồn vốnthì phải đảm bảo một số các điều kiện sau:

- Phải khai thác các nguồn vốn một cách triệt để ( tức là đồng vốn phảiluân chuyển trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh nghiệp)

- Phải sử dụng hợp lý và tiết kiệm

- Phải có phương pháp quản lý vốn một cách có hiệu quả( Không đểnguồn vốn bị chiếm dụng, sử dụng sai mục đích )

Ngoài ra doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích, đánh giá hiệu quảsử dụng vốn để nhanh chóng có biện pháp khắc phục những hạn chế và pháthuy những ưu điểm của doanh nghiệp trong quản lý và sử dụng và huy độngvốn Có hai phương pháp để phân tích tài chính cũng như hiệu quả sử dụngvốn của doanh nghiệp, đó là phương pháp phân tích tỷ lệ và phương pháp phântích so sánh:

* Phương pháp so sách:

So sánh là một trong hai phương pháp được sử dụng phổ biến trong hoạtđộng phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phântích Vì vậy, để tiến hành so sánh và phân tích, giải quyết những vấn đề cơ bảnnhư xác định gốc để so sánh, xác định điều kiện so sánh và mục tiêu so sánhvà cần thoả mãn một số điều kiện như: thống nhất về không gian, thời gian,nội dung, tính chất và đơn vị tính Xác định gốc để so sánh phụ thuộc vàomục đích cụ thể của so sánh tuy nhiên gốc thường được chọn đó là gốc về thờigian hoặc không gian, kỳ phân tích được chọn là kỳ báo cáo hoặc kế hoạch,giá trị so sách có thể được lựa chọn là số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bìnhquân, nội dung so sách gồm:

Trang 5

- Khi so sánh giữa số thực hiện kỳ này với với số thực hiện kỳ trước (năm nay so với năm trước, tháng này so với tháng trước ) để thấy rõ được xuhướng phát triển tài chính của doanh nghiệp Nhằm đánh giá chính xác sựtăng, giảm về tài chính của doanh nghiệp là cao hay thấp để kịp thời đưa ra cácphương sách khắc phục.

- So sánh giữa số thực hiện và số kế hoạch để thấy được sự phấn đấucủa doanh nghiệp.

- So sánh số liệu của doanh nghiệp với số liệu của nghành, của cácdoanh nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp mình.

- So sánh chỉ tiêu dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổngthể, so sách theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy đựoc sự biến đổi cả về sốtương đối và số tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua niên độ kế toán liên tiếp.

* Phương pháp tỷ lệ:

Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tàichính Về nguyên tắc thì phương pháp tỷ lệ đòi hỏi phải xác định được cácngưỡng, các định mức để nhận xét, để đánh giá tình hình tài chính của doanhnghiệp, trên cơ sở so sách các tỷ lệ của doanh nghiệp với tỷ lệ tham chiếu.

Trong phân tích tài chính của doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính đượcphân thành các nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán, nhóm tỷ lệ về cơ cấu vốnvà nguồn vốn, nhóm tỷ lệ về năng lực hoạt động kinh doanh, nhóm tỷ lệ vềkhả năng sinh lời Mỗi nhóm tỷ lệ lại bao gồm nhiều nhóm tỷ lệ phản ánhriêng lẻ, từng hoạt động của bộ phân tài chính, trong mỗi trường hợp khácnhau, tuỳ theo giác độ phân tích, người phân tích sử dụng những nhóm chỉ tiêukhác nhau Để phục vụ cho việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn người tathường sử dụng một số chỉ tiêu thường được các doanh nghiệp sử dụng.

1.2.2.Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả sử dụng vốn:

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp thì các nhà phân tíchcó thể sử dụng nhiều phương pháp để kiểm tra, trong đó một số chỉ tiêu tổngquát như hiệu suất sử dụng tổng tài sản, doanh lợi vốn, doanh lợi vốn chủ sởhữu Trong đó:

Hiệu suất sử dụng Doanh thu tổng tài sản =

Tổng tài sản

Trang 6

Chỉ tiêu này được gọi là vòng quay của toàn bộ vốn, nó cho ta biết mộtđồng tài sản khi mang đi sử dụng sẽ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu Chỉtiêu này càng lớn thì càng tốt

Lợi nhuận Doanh lợi vốn =

Tổng tài sản

Đây là chỉ tiêu tổng hợp dùng để đánh giá khả năng sinh lời của mộtđồng vốn Chỉ tiêu này còn được gọi là tỷ lệ hoàn vốn đầu tư, nó cho biết mộtđồng vốn đầu tư đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Doanh lợi vốn Lợi nhuận chủ sở hữu =

Vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, khả năngquản lý doanh nghiệp trong vấn đề sử dụng và mang lại lợi nhuận về từ nhữngđồng vốn đã bỏ ra Chỉ tiêu này càng lớn thì doanh nghiệp kinh doanh càng cólời.

Có thể đưa ra những nhận xét khái quát khi mà ta đã phân tích và sửdụng ba biện pháp trên Nó sẽ giúp cho doanh nghiệp có được các biện phápsử dụng thành công vốn trong việc đầu tư cho các loại tài sản khác như: tài sảncố định và tài sản lưu động Do vậy, các nhà phân tích không chỉ quan tâm đếntới đo lường hiệu quả sử dụng tổng nguồn vốn mà còn chú trọng tới việc sửdụng có hiệu quả của từng bộ phận cấu thành nguồn vốn của doanh nghiệp đólà vốn cố định và vốn lưu động.

1.2.2.1.Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định:

Để có được sự đánh giá có hiệu quả về công tác sử dụng vốn cố định thìphải đánh giá lại hiệu quả sử dụng tài sản cố định qua các chỉ tiêu sau:

Trang 7

Hiệu suất sử dụng Doanh thu thuần tài sản cố định =

Nguyên giá bình quân tài sản cố định

Chỉ tiêu này cho biết một đồng nguyên giá bình quân tài sản cố địnhđem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần.

Sức sinh lợi của Lợi nhuận thuần tài sản cố định =

Nguyên giá bình quân tài sản cố địnhChỉ tiêu này cho biết một đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định cóthể cho chúng ta bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏrằng việc sử dụng tài sản cố định có hiệu quả.

Bên cạnh đó thì việc đánh giá trực tiếp hiệu quả sử dụng vốn cố định,doanh nghiệp có thể sử dụng hai chỉ tiêu sau:

Hiệu suất sử dụng Doanh thu thuần vốn cố định =

Trang 8

Vốn cố định bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định bình quân trong kỳ sẽtạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Nó phản ánh khả năng sinh lời của vốn cốđịnh, chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt.

1.2.2.2.Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động:

Trong kinh doanh thì chỉ tiêu luôn là một cơ sở vững chắc vì thông quađó các nhà doanh nghiệp áp dụng vào trong doanh nghiệp Cũng như vốn cốđịnh, vốn lưu động cũng được các nhà quản lý sử dụng như một số chỉ tiêusau:

- Chỉ tiêu đảm nhiệm vốn lưu động:

Hệ số đảm nhiệm Vốn lưu động bình quân trong kỳ vốn lưu động =

Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho chúng ta biết cứ một đồng vốn lưu động thì tạo ra baonhiêu đồng doanh thu thuần Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụngvốn lưu động càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều và ngược lại.

- Chỉ tiêu sức sinh lợi của vốn lưu động:

Sức sinh lợi của Lợi nhuận

vốn lưu động =

Vốn lưu động bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này chỉ ra rằng cứ một đồng vốn lưu động tham gia vào mộtchu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉtiêu này càng lớn càng tốt.

Trang 9

Trong hoạt động sản xuất hay trong một chu kỳ kinh doanh thì đồngvốn càng có sự luân chuyển tốt ở nhiều hình thái khác nhau càng chứng tỏ việcsử dụng đồng vốn có hiệu quả ở doanh nghiệp Góp phần vào việc nâng caohiệu quả sử dụng đồng vốn thì các doanh nghiệp không thể không sử dụng mộtsố các chỉ tiêu cơ bản như:

Số vòng quay của Doanh thu thuần vốn lưu động =

Vốn lưu động bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này còn chỉ ra được số luân chuyển của vòng vốn Nếu số luânchuyển càng lớn thì chứng tỏ lợi nhuận mà nó tạo ra được càng cao và đồngvốn đó được doanh nghiệp sử dụng một cách có hiệu quả.

Thời gian của Thời gian của kỳ phân tích một vòng luân chuyển =

Số vòng quay vốn lưu động trong kỳ

Chỉ tiêu này có thể chỉ ra một cách chi tiết về thời gian vòng vốn luânchuyển, vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển của vốn lưu độngcàng lớn và làm ngắn chu kỳ kinh doanh, vốn quay vòng hiệu quả hơn

Mặt khác, do vốn lưu động được biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhaunhư: tiền mặt, các khoản phải thu, nên khi đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưuđộng người ta có thể dựa vào một số yếu tố, chỉ tiêu cơ bản phản ánh chấtlượng công tác quản lý ngân quỹ và các khoản phải thu như:

Tỷ suất thanh toán Tổng số vốn bằng tiền tức thời =

Tổng số vốn ngắn hạn

Trang 10

Trong hoạt động kinh doanh thì tỷ suất thanh toán luôn được các doanhnghiệp quan tâm Nếu chủ động trong vấn đề này thì doanh nghiệp luôn tạocho mình một chỗ đứng trên thương trường Trong thực tế nếu tỷ xuất này >=0.5 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan còn ngược lại nếu = < 0.5 thìdoanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ điều này sẽgây cho doanh nghiệp rất nhiều khó khăn Tuy nhiên, nếu tỷ suất cao chứng tỏdoanh nghiệp đang bị ứ đọng vốn hay doanh nghiệp đang trong tình trạngkhông biết tạo ra các cơ hội cho đồng vốn của mình.

Tỷ suất thanh toán Tổng số tài sản lưu động ngắn hạn =

Tổng số nợ ngắn hạn

Nếu như khả năng này = 1 thì chứng tỏ rằng doanh nghiệp rất chủ độngtrong việc hoàn lại số vốn vay ngắn hạn vậy doanh nghiệp có một nền tàichính có khả quan.

Số vòng quay các Tổng doanh thu bán chịu khoản phải thu =

Bình quân các khoản phải thu

Mức hợp lý của các khoản phải thu sẽ được biểu hiện qua nó Nếudoanh nghiệp không thu hồi vốn nhanh thì các nguồn vốn của doanh nghiệpđang bị chiếm dụng dẫn đến việc doanh nghiệp không chủ động trong các vấnđề đầu tư hay luân chuyển vòng vốn dẫn đến các thiệt thòi cho doanh nghiệp.

Thời gian một vòng quay các Thời gian kỳ phân tích

Trang 11

khoản phải thu =

Số vòng quay các khoản phải thu

Đây là một chỉ tiêu khá quan trọng đối với các doanh nghiệp vì nếu cácdòng vốn luân chuyển đi mà doanh nghiệp không biết bao giờ có thể thu lạiđược số vốn này thì nó sẽ không cho các nhà đầu tư có điều kiện để phát huyhết khả năng sử dụng đồng vốn của mình đồng thời các điều kiện về tài chínhsẽ không được duy trì Vậy đòi hỏi các nhà doanh nghiệp phải có các phươngpháp sử dụng hợp lý để đồng vốn có thể quay lại tay các nhà đầu tư trong thờigian ngắn nhất cùng với các lợi nhuận mà đồng vốn mang về.

Trên đây là các chỉ tiêu cơ bản mà cả doanh nghiệp thường dựa vào đó,nó là cơ sở để các nhà đầu tư ra quyết định đầu tư Tuy nhiên, trong quá trìnhhoạt động sản xuất kinh doanh thì có rất nhiều yếu tố tác động Do vậy, cácnhà quản lý khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn thì cần xem xét tới các nhân tốảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.Nhằm mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.

1.3: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ SỬ DỤNGVỐN VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNGVỐN CỦA DOANH NGHIỆP TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG.

1.3.1: Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanhnghiệp:

Nếu như một sản phẩm được hoàn thành và trở thành một thành phẩmvà được thị trường chấp nhận có nghĩa là nó là sự tổng hợp của rất nhiều yếutố tác động vào Vậy những yếu tố nào là yếu tố đó:

1.3.1.1: Chu kỳ sản xuất:

Trang 12

Đây là một trong những yếu tố đầu tiên gắn trực tiếp tới hiệu quả sửdụng vốn của doanh nghiệp Nếu như chu kỳ sản xuất ngắn, thì đồng nghĩa vớiviệc doanh nghiệp sẽ có khả năng tạo ra nhiều lợi nhuận, vòng quay của đồngvốn sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp trong vấn đề đầu tư, mở rộng hoạtđộng sản xuất kinh doanh Ngược lại nếu như chu kỳ sản xuất kinh doanh kéodài dẫn tới việc đồng vốn sẽ bị ứ đọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinhdoanh

1.3.1.2: Kỹ thuật sản xuất:

Nếu như kỹ thuật sản xuất giản đơn, thì doanh nghiệp có điều kiện để sửdụng máy móc trang thiết bị đã lạc hậu tuy nhiên điều này khiến cho chấtlượng công trình cũng như các dự án tiềm năng sẽ là điều khiến cho doanhnghiệp gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh Tuy nhiên lợi thế của doanhnghiệp là tiết kiệm được vốn nhưng lại phải luôn đối phó với các đối thủ cạnhtranh cũng như các yêu cầu của khách hàng càng cao do chất lượng công trìnhngày càng phức tạp Do vậy, doanh nghiệp dễ dàng tăng các khoản thu, lợinhuận trên vốn cố định nhưng khó thể duy trì được điều này lâu dài.

Nếu như kỹ thuật cũng như trang thiết bị máy móc luôn được đầu tư đổimới thì doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn lớn Tuy nhiên điều này sẽtạo ra lợi thế trong cạnh tranh trong tương lai nhưng đòi hỏi phải có đội ngũcông nhân lành nghề, chất lượng công trình sẽ được đảm bảo dẫn tới lợi nhuậntrên vốn cố định tăng

1.3.1.3: Đặc điểm của sản phẩm

Nếu như sản phẩm là tư liệu tiêu dùng nhất là sản phẩm công nghiệpnhẹ như: rượu, bia, thuốc lá thì vòng đời của nó thường ngắn, tiêu thụ nhanhvà qua đó sẽ mang lại nguồn vốn cho doanh nghiệp nhanh Tuy nhiên ở đâysản phẩm của công ty là những công trình có mức độ đầu tư cao cũng như chấtlượng công trình lâu Vậy đòi hỏi công ty phải có những phương pháp thi côngcũng như máy móc hiện đại nên việc thu hồi vốn sẽ lâu hơn.

1.3.1.4: Tác động của thị trường

Thị trường kinh doanh của công ty là rất rộng và nó sẽ có tác động tớihiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Nếu như các công trình của công tyliên tục được ký kết và thực hiện tốt thì sẽ là điều kiện để công ty mở rộng sảnxuất kinh doanh cũng như tạo được uy tín trên thương trường

Chính vì vậy đòi hỏi công ty phải liên tục đổi mới và hoàn thiện côngtcác tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

1.3.1.5: Trình độ đội ngũ cán bộ và công nhân viên

Trang 13

Có thể nhận ra vai trò của ban lãnh đạo của công ty trong việc điều hànhvà ra quyết định trong kinh doanh Sự điều hành cũng như sử dụng có hiệu quảvốn thể hiện nắm bắt các cơ hội và đưa ra biện pháp kịp thời nhằm đem lại sựtăng trưởng và phát triển của công ty.

1.3.1.6: Hoạt động tổ chức kinh doanh

Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sử dụng vốn cũng nhưhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Quá trình hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp phải trải qua một số khâu cơ bản như:

Khâu chuẩn bị cho kinh doanh: có thể đây là khâu quyết định tới quátrình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bởi vì tại khâu này các hợp đồngkinh doanh được ký kết và tại khâu này mọi vật liệu hay thời hạn của hợpđồng đã được phê duyệt.

Khâu sản xuất kinh doanh: Đây là khâu quyết định tới sản phẩm củacông ty vì trước khi thực hiện khâu này thì mọi thứ đã được chuẩn bị từ khâutrước Tuy nhiên đây là khâu mà mọi hoạt động của nó đều liên quan tới chấtlượng công trình vì vậy cần có các biện pháp thích hợp để giám sát cho tốtcông đoạn này.

Khâu cuối cùng là khâu hoàn thành và bàn giao sản phẩm: Đây là khâumà chất lượng của sản phẩm đã được tính toán cụ thể và yêu cầu là phải đảmbảo như cam kết ban đầu Nếu doanh nghiệp không đảm bảo được khâu nàythì nó sẽ làm cho khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp và tái sản xuất sẽkhông theo kế hoạch đã đặt ra.

1.3.1.7: Các nhân tố tác động vào hoạt động sản xuất kinh doanh:

Ngoài các nhân tố trên thì còn rất nhiều nhân tố khác tác động tới hiệuquả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

- Các chính sách vĩ mô của nhà Nước: Có thể nhận thấy vai trò của nhànước trong việc điều tiết nền kinh tế bằng các chính sách vĩ mô, nó có mộtphần tác động không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Cụ thểhơn là một số chính sách của nhà nước về vay vốn cũng như giải ngân vốn đốivới các công trình cũng như các dự án, các chính sách bảo hộ các loại nguyênliệu hay bảo hộ và khuyến khích đổi mới các trang thiết bị máy móc, chínhsách thuế, chính sách cho vay

- Tiến bộ khoa học kỹ thuật: Trong điều kiện hiện nay, khoa học pháttriển với tốc độ chóng mặt, thị trường công nghệ biến động không ngừng điềunày tạo ra sự chênh lệch giữa các quốc gia là rất lớn, tuy nhiên đây có thể làđiều kiện để các doanh nghiệp áp dụng sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật vàohoạt động sản xuất kinh doanh mặt khác nó tạo ra một môi trường cạnh tranhgay gắt Do vậy, doanh nghiệp khi đầu tư vào các tiến bộ kỹ thuật cũng cầnchú ý vào khả năng sử dụng của nó và phải tính đến hao mòn vô hình do pháttriển không ngừng của khoa học kỹ thuật.

Trang 14

- Môi trường tự nhiên: Là toàn bộ các yếu tố tự nhiên tác động đếndoanh nghiệp như khí hậu, sự thay đổi của môi trường cũng như các điềukiện làm việc trong môi trường tự nhiên phù hợp sẽ tạo ra năng suất và hiệuquả công việc.

1.3.2: ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ đảm bảo an toàn tài chính cho doanhnghiệp Hoạt động trong cơ chế thị trường đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải luônđề cao tính an toàn, đặc biệt là an toàn tài chính Đây là vấn đề có ảnh hưởngtrực tiếp đến sự tồn tại của doanh nghiệp Việc sử dụng vốn có hiệu quả sẽgiúp cho doanh nghiệp nâng cao khả năng huy động các nguồn vốn tài trợcũng như khả năng thanh toán của doanh nghiệp được đảm bảo Điều này sẽkhiến cho doanh nghiệp có đủ năng lực để phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ là điều kiện để doanh nghiệp thamgia vào quá trình cạnh tranh trên thị trường Để đáp ứng các yêu cầu về sảnlượng cũng như đổi mới các trang thiết bị, máy móc hiện đại doanh nghiệpcần có đủ vốn cũng như tiềm lực của mình.

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp cho doanh nghiệp đạt được mụctiêu tăng giá trị tài sản của chủ sở hữu và các mục tiêu khác của doanh nghiệpnhư nâng cao uy tín của công ty trên thương trường.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN Y TẾ ĐỨC MINH

2.1.Khái quát chung về công ty cổ phần y tế Đức Minh

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp

Trang 15

Công ty Cổ phần y tế Đức Minh - AMV Group (Almedic Medical Vietnam)

có trụ sở chính tại số 01 Đông Quan, Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội Ngày21/7/2001 công ty được thành lập tại Hà Nội với tên gọi Công ty cổ phần dượcphẩm Đức Minh, gồm 8 nhân viên ban đầu với nguồn vốn pháp định 1 tỷ đồng.Ngày 22/9/2002 thành lập công ty TNHH AMV Minh Long Ngày 3/11/2003thành lập công ty TNHH vắc xin và sinh phẩm quốc tế, sau đổi tên thành công tyTNHH AMV Vaccine Ngày 7/1/2005 thành lập công ty TNHH hóa chất và thiếtbị y tế toàn cầu tại Hà Nội, sau đổi tên thành công ty TNHH AMV Diagnostic.Ngày 25/4/2005 thành lập công ty TNHH dược phẩm Việt Á, sau đổi tên thànhcông ty TNHH AMV Pharmaceutical Tháng 12/2005 công ty dược phẩm ĐứcMinh đổi tên thành công ty cổ phần y tế Đức Minh, hoạt động theo mô hình tậpđoàn y tế Ngày 1/1/2007 bộ phận Vaccine miền Tây ra đời trong bối cảnh cầnphải mở rộng mạng lưới phân phối các sản phẩm Vaccine trong thị trường nội địacủa AMV Group, chi nhánh này được đặt tại Cần Thơ

Sau khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới(WTO), đồng thời tái cơ cấu để phù hợp với mô hình kinh doanh mới Ngày21/7/2007 tại Thừa thiên Huế, tập đoàn y tế AMV chính thức được thành lập với7 đơn vị thành viên kinh doanh 5 ngành hàng với tổng số nhân sự hơn 200 nhânviên, trong đó có một số nhân viên đang làm việc tại Lào và Campuchia Ngày3/3/2009 thành lập công ty cổ phần y tế AMV Group – chi nhánh Đăk Lăk, mụctiêu chiến lược của chi nhánh là phát triển thị trường ở khu vực 5 tỉnh TâyNguyên (Kontum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăc Nông, Lâm Đồng) Ngày 27/2/2009 chinhánh AMV Đà Nẵng trực thuộc AMV Group chính thức được thành lập vớichức năng, nhiệm vụ là phát triển kinh doanh các ngành hàng của AMV Grouptại 14 tỉnh miền Trung – Tây Nguyên Ngày 19/9/2009 chi nhánh AMV miềnĐông tại thành phố Hồ Chí Minh của AMV Group chính thức khai trương và đivào hoạt động, là đơn vị cuối cùng được thành lập trong chiến lược bao phủ100% lãnh thổ Việt Nam, Lào và Campuchia.

2.1.2 Đặc điểm hoạt động của công ty

2.1.2.1 Lĩnh vực hoạt động

Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của DN bao gồm:

- Xuất nhập khẩu, marketing và phân phối các sản phẩm phục vụ chongành y tế ( vaccine, sinh phẩm y tế, dược phẩm, các thiết bị y tế…)

- Dịch vụ khoa học kỹ thuật, tư vấn sử dụng các sản phẩm y tế.

- Sản xuất nhượng quyền và tư vấn chuyển giao công nghệ khoa học tronglĩnh vực y tế.

- Xúc tiến phát triển thương mại.

- Đầu tư vào các lĩnh vực xã hội hóa ngành y tế.

2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Trang 16

- Đại hội cổ đông: Là cơ quan cao nhất, có trách nhiệm bầu ra, miễn nhiệm haybãi nhiệm thành viên của Hội đồng quản trị.

- Hội đồng quản trị và ban giám đốc: Đứng đầu là chủ tịch Hội đồng quản trịkiêm

Tổng giám đốc ( Dược sỹ Nguyễn Bình Minh ), là người điều hành mọi hoạtđộng của công ty và chịu trách nhiệm trước cổ đông về nội dung và nhiệm vụhoạt động của công ty Tiếp đó là 2 thành viên HĐQT : bà Nguyễn T.Xuân Hồngvà bà Lê T.Lan Hương Ban lãnh đạo gồm có 5 giám đốc, 2 phó giám đốc và 1 kếtoán trưởng.

- Ban cố vấn gồm các thành viên có năng lực và tâm huyết với ngành y tế, thamgia cố vấn, giúp công ty thực hiện được các mục đích cũng như tôn chỉ kinhdoanh của mình

- Khối Hành chính – Nhân sự - Đào tạo: Là khối chuyên môn đảm nhận cả 3công tác Hành chính, Nhân sự và Đào tạo Ngoài việc đảm nhận việc tuyển chọnlao động cho các bộ phận, thì công tác đào tạo nhân viên là 1 trong những việcrất được chú trọng.

- Khối Tài chính – Kế toán – Logistic: Được giao nhiệm vụ quản lý toàn bộ tàisản của tập đoàn và được chia thành 5 bộ phận chính với 36 nhận sự bao gồm: Bộphận kế toán; Bộ phận tài chính; Bộ phận Sale – Admin; Bộ phận Kho – Giao –Nhận hàng; Bộ phận Xuất – Nhập khẩu.

- Khối Marketing: Đảm nhận chức năng tham mưu cho Ban giám đốc trong việcphát triển mở rộng thị trường, thị phần, nghiên cứu chiến lược thị trường, nghiêncứu phát triển sản phẩm mới, giữ gìn và tăng giá trị thương hiệu của AMVGroup.

- Khối Bán hàng: Cung cấp hàng hóa phục vụ khách hàng Phụ trách bán hàng làcác cửa hàng trưởng có trách nhiệm quản lý các mậu dịch viên, quản lý tài sảncủa công ty và báo cáo tình hình kinh doanh trong kỳ.

2.1.2.3 Thông tin chung về thị trường ngành hàng và xu hướng phát triển củangành hàng.

Hiện nay, với việc hội nhập mạnh mẽ của đất nước vào khu vực và trên toànthế giới đang là cơ hội thuận lợi tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Namđược bình đẳng trong các quan hệ với các nước thuộc tổ chức thương mại thếgiới WTO, sự hội nhập và tiếp thu tiến bộ khoa học kĩ thuật là một vấn đề trở nênthiết yếu và được quan tâm hàng đầu trong việc phát triển cả về lượng và chấtcủa các doanh nghiệp đặc biệt là các đơn vị trong nghành y tế.Ngày nay khi điềukiện cuộc sống càng tăng cao thì nhu cầu về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe luônđược quan tâm hàng đầu Đáp ứng nhu cầu đó công ty cổ phần y tế Đức Minh đãvà đang nâng cao chất lượng phục vụ các mặt hàng về y tế cũng như thiết bị y tế, tạođược uy tín với khách hàng trong nước cũng như các nhà cung cấp có uy tín

Trang 17

2.1.3 Thị trường và đối thủ cạnh tranh

2.1.3.1 Thị trường đầu vào và đầu raa.Thị trường đầu vào

Chủ yếu là hàng ngoại nhập đến từ:Thụy Sỹ, Italya, Czech, Slovackia, HàLan, Đan Mạch, Japan, Korea, Cuba…Các nhà cung cấp tại đây thường sẵn cóhàng và đảm bảo tốt các yêu cầu chất lượng, phù hợp với điều kiện sử dụng củaViệt Nam Trong tình hình kinh tế hiện nay, việc đặt chất lượng để đảm bảo uytín của doanh nghiệp luôn được ban lãnh đạo đặt lên hàng đầu.

b.Thị trường đầu ra

Việc xây dựng mở rộng quan hệ với các đối tác trong nước đang khôngngừng tăng mạnh,trong khi giá hàng nhập về của công ty lại rất có tính cạnhtranh.Do đó, việc tìm kiếm mở rộng thị trường là điều khá thuận lợi nhất là sự lớnmạnh của công ty trong giai đoạn kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay Vớinhiều năm đi vào hoạt động công ty đã xây dựng được hệ thống các nhà phân phốichuyên nghiệp được ủy quyền trên cả nướ như sau:

- Vùng Tây bắc- AMV HOLIMCO

Công ty cổ phần y tế AMV Hoàng Liên- Vùng Đông Bắc-AMV Cao bằng

Chi nhánh Cao bằng-công ty cổ phần y tế AMV GROUP - Miền Bắc-AMV VACCINE

Công ty TNHH AMV VACCINE - Miền bắc –AMV Hải phòng

- Miền Bắc Trung Bộ- AMV Bắc trung bộ - Miền Nam Trung Bộ- AMV Đà Nẵng - Tây Nguyên-AMV Tây nguyên

- Miền Nam Trung Bộ

Công ty TNHH thương mại và dịch vụ kĩ thuật Toàn Hưng Công ty TNHH Dược Phẩm Vạn thành

- Miền Đông Nam Bộ

Chi nhánh Hồ Chí Minh-Công ty cổ phần y tế AMV GROUP - Miền Nam- Nam Linh

Công ty TNHH dược Phẩm hóa chất Nam Linh Công ty TNHH dược phẩm vác xin Thuận Đức Công ty TNHH dược phẩm Biển Loan

Công ty cổ phần vật tư y tế Hồng Thiện Mỹ- Miền Tây Nam Bộ- AMV Miền Tây

Trang 18

Chi nhánh Cần Thơ-Công ty cổ phần y tế AMV GROUP- THAILAND- BIOGENETECH

- CAMBODIA-AMV-CAMBODIA OFFICE- LÀO-AMV LAOS OFFICE

Công ty cung cấp sản phẩm cho hầu hết các bệnh viện và các đại lýthuốc lớn nhỏ trên các khu vực trên và đang ngày càng mở rộng thịtrường hơn nữa

2.1.3.2 Đối thủ cạnh tranh.

Trên thị trường có khá nhiều doanh nghiệp chuyên kinh doanh các sản phẩmphục vụ y tế, đối thủ cạnh tranh trên thị trường được công ty đánh giá là rất lớn,tuy nhiên với những kinh nghiệm đã có cộng với quan hệ rất tốt với các đối tácvà bạn hàng, Công ty vẫn đảm bảo về lợi nhuận và khả năng thanh toán cáckhoản chi phí cũng như thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước Công ty đã dựbáo trong những năm tới khả năng phát triển các công nghệ sản xuất và cung cấpcho các dịch vụ y tế là rất lớn cho nên các công ty đang cạnh tranh rất lớn trongviệc phát triển thị trường Để đối phó với tình hình này, ban lãnh đạo công ty đãxây dựng cho mình những chiến lược kinh doanh cơ bản và có những đối sáchkịp thời với từng biến động của thị trường trong từng thời điểm cụ thể.

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.

Kết quả hoạt động kinh doanh là sự quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp.Lợi nhuận sau thuế cao sẽ giúp doanh nghiệp có cơ hội mở rộng sản xuất kinhdoanh, nâng cao uy tín của bản thân doanh nghiệp Ngược lại, lỗ sẽ làm chodoanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất, giảm uy tín Tình trạng này kéo dài có thểdẫn đến phá sản Bảng kết quả kinh doanh phản ánh tình hình hoạt động củadoanh nghiệp.

Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay của nước ta, sự linh hoạt nhạybén trong nền kinh tế và quản lý chính là chìa khóa cho sự tồn tại và pháttriển của công ty.Với một doanh nghiệp bất kỳ, khi nhìn vào kết quả sản xuấtkinh doanh ta sẽ thấy doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hay không.

Trang 19

Có thể nhận thấy tầm quan trọng của tài chính đối với doanh

nghiệp Bởi vì thông qua tài chính nó phần nào đã tổng quát nên được quá trìnhhoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Nhìn vào bảng kết quả 3 năm gầnđây ta có thể thấy doanh thu của công ty không chỉ liên tục tăng trưởng mà cònđược duy trì được các thành quả đã đạt được.Theo số liệu tổng quát thì tổng lợinhuận trước thuế năm 2008 tăng 27.040.696 đồng về số tuyệt đối và tăng24.36% về số tương đối so với năm 2007 và đến năm 2009 thì con số này vẫn

tiếp tục tăng lên so với năm 2008 là 11.236.881 đồng về số tuyệt đối và 8.14%

về số tương đối Điều này đã phần nào nói lên được sự cố gắng của công tytrong quá trình tìm kiếm lợi nhuận,ngày càng nâng cao tổng tài sản và tổngnguồn vốn,đồng thời nó cũng cho thấy sự phát triển của công ty trong quá trìnhkinh doanh.

Về tình hình sử dụng chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty ta nhậnthấy qua các năm đều tăng dần,cụ thể năm 2008 so với năm 2007 tăng512.641.711 đồng về số tương đối và tăng 22.69% về số tuyệt đối,năm 2009so với năm 2008 tăng 172.612.750 đồng về số tương đối và tăng 6.23% về sốtuyệt đối Và nhìn chung thì chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ trọngtương đối lớn trong tổng chi phí của công ty Điều này thể hiện công ty đã cónỗ lực trong việc cải tiến sắp xếp lại bộ máy quản lý và cơ chế hoạt động vìvậy cơ chế quản lý đã đi vào nề nếp.

Trong khi đó chi phí bán hàng hàng năm so với tổng chi phí là rấtnhỏ,cụ thể năm 2007 chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng 3.23%,năm 2008 chiếm2.9% và năm 2009 là chiếm 2.8% Việc chi phí bán hàng nhỏ như vậy trongmột cơ chế thị trường cạnh tranh là một bất hợp lý với một doanh nghiệpnhưng có thể hiểu con số của công ty là một yếu tố đặc thù Tuy nhiên khôngphải chi phí bán hàng càng nhỏ càng tốt,trong nhưng năm tới công ty nên tăngchi phí cho việc xúc tiến bán hàng,mở rộng thị trường.

2.2.1.Tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định

2.2.1.1.Cơ cấu tài sản cố định của Đức Minh

Tài sản cố định là hình thái biểu hiện vật chất của vốn cố định vì vậy việcđánh giá cơ cấu tài sản cố định của doanh nghiệp có một ý nghĩa khá quan trọngtrong khi đánh giá tình hình vốn cố định của doanh nghiệp Nó cho ta biết kháiquát về tình hình cơ cấu tài sản của doanh nghiệp cũng như tác động của đầu tưdài hạn của doanh nghiệp, về việc bảo toàn và phát triển năng lực sản xuất củacông ty.

Trang 20

Bảng 2 : Cơ cấu tài sản của công ty

Đơn vị: VNĐ

2 61.069.254

4 67.327.507 280.761.544 78.736.657Máy,

thiết bị 23.173.597 4.186.781 17.627.632 10.847.773 23.243.875 5.087.599.398Phtiện

8 67.421.611

4 291.771.800 134.215.717Ph tiện

QLý 41.963.001 11.694.112 39.323.180

3 15.903.704 24.226.663Tổng 626.313.43

8 611.680.924 242.266.638

Trang 21

Bảng 3 : Tỷ lệ % về cơ cấu tài sản của công tyĐơn vị: %

Chỉ tiêu

Năm2007

Trang 22

trong lĩnh vực kinh doanh nên máy móc thiết bị không cần phải đầu tư nhiều màchủ yếu chỉ là các loại máy phục vụ văn phòng như máy in,máy photo hay cácmáy chuyên dụng bảo quản thuốc…

2.2.1.2.Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty y tế Đức Minh

Để đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp ta có thểcăn cứ vào tình hình cũng như năng lực của tài sản cố định thông qua các chỉ tiêuphản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cố định như hiệu suất sử dụng tài sản cố định,sức sinh lợi của tài sản cố định

Bảng 4: Tình hình sử dụng TSCĐĐvị: VNĐ

Trang 23

Chỉ tiêuNăm 2007Năm 2008Năm 2009

Doanh thu thuần18.846.464.268 21.224.038.300 25.610.927.682Lợi nhuận trước thuế110.960.768 138.001.464149.238.345Nguyên giá bình quân

Vốn cố định bình quân170.851.891172.375.623221.323.063Hiệu suất sử dụng

Trang 24

Có thể nhận xét về tình hình sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp đã thựchiện trong những năm gần đây như sau:

Chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp năm 2008 tăngso với năm 2007, nếu năm 2007 hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty là38.71 thì 2008 tăng lên là 39.36, điều này được tiếp tục phát huy qua năm 2009với con số 48.16; chúng ta có thể thấy chỉ tiêu này đạt mức rất cao mà chủ yếulà do nguyên giá bình quân TSCĐ khá nhỏ so với doanh thu Điều này cũng làhợp lý vì công ty là doanh nghiệp kinh doanh nên vốn đầu tư cho TSCĐ làkhông đáng kể, chủ yếu là các phương tiện vận tải, nhà cửa kho bãi với giá trịkhông thực sự cao Điều này chứng tỏ doanh nghiệp luôn sử dụng rất tốt nguồnvốn cố định, chỉ số này tăng cao chứng tỏ nguồn vốn của doanh nghiệp không bịứ đọng Tuy nhiên ta liệu chỉ số này cao có thực sự thể hiện Công ty sử dụng tàisản cố định có thực hiệu quả hay không ta có thể phân tích thêm chỉ tiêu sứcsinh lời của tài sản cố định

Năm 2007, chỉ tiêu sức sinh lời của TSCĐ trong doanh nghiệp là 0.23 đồng đểcó 1 đồng doanh thu thuần, nhưng đến năm 2008 doanh nghiệp lại phải bỏ ra0,26 đồng để có 1 đồng doanh thu thuần Tương tự như vậy, năm 2009 Công typhải bỏ ra 0,28 đồng để có 1 đồng doanh thu thuần Qua hai chỉ số trên ta có thểthấy doanh nghiệp đang sử dụng rất tốt nguồn vốn cố định tuy nhiên lại chưathực sự mang lại hiệu quả, chỉ số sức sinh lời TSCĐ vẫn còn thấp Tuy nhiên, vìlà doanh nghiệp kinh doanh nên nguồn vốn của doanh nghiệp chủ yếu dùng đểđầu tư cho tài sản lưu động nên hệ số sức sinh lời TSCĐ thấp cũng là điều tấtyếu Ta cũng có thể thấy được điều này thông qua hiệu quả sử dụng vốn cố địnhqua các năm cũng ở mức tương đối thấp, đều từ 0.65 đến 0.8 đồng vốn cố địnhđể có được 1 đồng lợi nhuận.

Trang 25

Với lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Công ty là kinh doanh dược phẩm và cácthiết bị y tế thì hầu hết tài sản của doanh nghiệp đều tập trung ở tài sản lưu độngvà vốn lưu động, liệu doanh nghiệp có sử dụng tốt nguồn vốn lưu động này,chúng ta hãy cùng xem xét đến Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổphần y tế Đức Minh.

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:55

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan