Nghiên cứu đặc điểm hình thái não bộ trên phim chụp cộng hưởng từ 1.5T ở bệnh nhân nghiện rượu

175 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Nghiên cứu đặc điểm hình thái não bộ trên phim chụp cộng hưởng từ 1.5T ở bệnh nhân nghiện rượu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu đặc điểm hình thái não bộ trên phim chụp cộng hưởng từ 1.5T ở bệnh nhân nghiện rượuNghiên cứu đặc điểm hình thái não bộ trên phim chụp cộng hưởng từ 1.5T ở bệnh nhân nghiện rượuNghiên cứu đặc điểm hình thái não bộ trên phim chụp cộng hưởng từ 1.5T ở bệnh nhân nghiện rượuNghiên cứu đặc điểm hình thái não bộ trên phim chụp cộng hưởng từ 1.5T ở bệnh nhân nghiện rượuNghiên cứu đặc điểm hình thái não bộ trên phim chụp cộng hưởng từ 1.5T ở bệnh nhân nghiện rượuNghiên cứu đặc điểm hình thái não bộ trên phim chụp cộng hưởng từ 1.5T ở bệnh nhân nghiện rượuNghiên cứu đặc điểm hình thái não bộ trên phim chụp cộng hưởng từ 1.5T ở bệnh nhân nghiện rượuNghiên cứu đặc điểm hình thái não bộ trên phim chụp cộng hưởng từ 1.5T ở bệnh nhân nghiện rượuNghiên cứu đặc điểm hình thái não bộ trên phim chụp cộng hưởng từ 1.5T ở bệnh nhân nghiện rượuNghiên cứu đặc điểm hình thái não bộ trên phim chụp cộng hưởng từ 1.5T ở bệnh nhân nghiện rượuNghiên cứu đặc điểm hình thái não bộ trên phim chụp cộng hưởng từ 1.5T ở bệnh nhân nghiện rượuNghiên cứu đặc điểm hình thái não bộ trên phim chụp cộng hưởng từ 1.5T ở bệnh nhân nghiện rượuNghiên cứu đặc điểm hình thái não bộ trên phim chụp cộng hưởng từ 1.5T ở bệnh nhân nghiện rượuNghiên cứu đặc điểm hình thái não bộ trên phim chụp cộng hưởng từ 1.5T ở bệnh nhân nghiện rượuNghiên cứu đặc điểm hình thái não bộ trên phim chụp cộng hưởng từ 1.5T ở bệnh nhân nghiện rượuNghiên cứu đặc điểm hình thái não bộ trên phim chụp cộng hưởng từ 1.5T ở bệnh nhân nghiện rượuNghiên cứu đặc điểm hình thái não bộ trên phim chụp cộng hưởng từ 1.5T ở bệnh nhân nghiện rượuNghiên cứu đặc điểm hình thái não bộ trên phim chụp cộng hưởng từ 1.5T ở bệnh nhân nghiện rượuNghiên cứu đặc điểm hình thái não bộ trên phim chụp cộng hưởng từ 1.5T ở bệnh nhân nghiện rượuNghiên cứu đặc điểm hình thái não bộ trên phim chụp cộng hưởng từ 1.5T ở bệnh nhân nghiện rượuNghiên cứu đặc điểm hình thái não bộ trên phim chụp cộng hưởng từ 1.5T ở bệnh nhân nghiện rượuNghiên cứu đặc điểm hình thái não bộ trên phim chụp cộng hưởng từ 1.5T ở bệnh nhân nghiện rượuNghiên cứu đặc điểm hình thái não bộ trên phim chụp cộng hưởng từ 1.5T ở bệnh nhân nghiện rượuNghiên cứu đặc điểm hình thái não bộ trên phim chụp cộng hưởng từ 1.5T ở bệnh nhân nghiện rượuNghiên cứu đặc điểm hình thái não bộ trên phim chụp cộng hưởng từ 1.5T ở bệnh nhân nghiện rượuNghiên cứu đặc điểm hình thái não bộ trên phim chụp cộng hưởng từ 1.5T ở bệnh nhân nghiện rượuNghiên cứu đặc điểm hình thái não bộ trên phim chụp cộng hưởng từ 1.5T ở bệnh nhân nghiện rượuNghiên cứu đặc điểm hình thái não bộ trên phim chụp cộng hưởng từ 1.5T ở bệnh nhân nghiện rượuNghiên cứu đặc điểm hình thái não bộ trên phim chụp cộng hưởng từ 1.5T ở bệnh nhân nghiện rượuNghiên cứu đặc điểm hình thái não bộ trên phim chụp cộng hưởng từ 1.5T ở bệnh nhân nghiện rượuNghiên cứu đặc điểm hình thái não bộ trên phim chụp cộng hưởng từ 1.5T ở bệnh nhân nghiện rượuNghiên cứu đặc điểm hình thái não bộ trên phim chụp cộng hưởng từ 1.5T ở bệnh nhân nghiện rượuNghiên cứu đặc điểm hình thái não bộ trên phim chụp cộng hưởng từ 1.5T ở bệnh nhân nghiện rượuNghiên cứu đặc điểm hình thái não bộ trên phim chụp cộng hưởng từ 1.5T ở bệnh nhân nghiện rượuNghiên cứu đặc điểm hình thái não bộ trên phim chụp cộng hưởng từ 1.5T ở bệnh nhân nghiện rượuNghiên cứu đặc điểm hình thái não bộ trên phim chụp cộng hưởng từ 1.5T ở bệnh nhân nghiện rượuNghiên cứu đặc điểm hình thái não bộ trên phim chụp cộng hưởng từ 1.5T ở bệnh nhân nghiện rượuNghiên cứu đặc điểm hình thái não bộ trên phim chụp cộng hưởng từ 1.5T ở bệnh nhân nghiện rượuNghiên cứu đặc điểm hình thái não bộ trên phim chụp cộng hưởng từ 1.5T ở bệnh nhân nghiện rượuNghiên cứu đặc điểm hình thái não bộ trên phim chụp cộng hưởng từ 1.5T ở bệnh nhân nghiện rượuNghiên cứu đặc điểm hình thái não bộ trên phim chụp cộng hưởng từ 1.5T ở bệnh nhân nghiện rượu

Trang 2

NGUYỄN THỊ SINH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI NÃO BỘ TRÊN PHIM CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ 1.5T

Ở BỆNH NHÂN NGHIỆN RƯỢU

Ngành: Khoa học Y sinh Mã số: 9 72 01 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 PGS.TS Trần Ngọc Anh 2 GS.TS Nguyễn Duy Bắc

HÀ NỘI - 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự hướngdẫn khoa học của tập thể cán bộ hướng dẫn.

Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và được công bố một phầntrong các bài báo khoa học Luận án chưa từng được công bố.

Tác giả

Nguyễn Thị Sinh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn những người thầy, ngườihướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ, trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiệnnghiên cứu khoa học trong quá trình học tập và thực hiện luận án này.

Tôi xin chân thành cảm ơn các Bộ môn - Khoa - Bệnh viện đã tạo mọiđiều kiện, hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận án.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới lãnh đạo các cơ sở đào tạo và cơsở hợp tác nghiên cứu đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình thựchiện nghiên cứu này.

Và, Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các bệnh nhân và gia đìnhcủa họ đã giúp tôi có được số liệu trong luận án.

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Bố, Mẹ, Chồng, Con,Anh chị em và gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn ở bên cạnh động viên,giúp đỡ tôi trong cuộc sống, trong học tập và trong công tác.

Tôi xin cảm ơn và trân trọng tất cả!

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Sinh

Trang 5

1.1.1 Khái niệm nghiện rượu 3

1.1.2 Quá trình chuyển hóa rượu và cơ chế nghiện rượu 3

1.1.3 Biểu hiện lâm sàng của tổn thương não do nghiện rượu 5

1.1.4 Chẩn đoán lâm sàng nghiện rượu 10

1.2 Hình thái và chức năng não liên quan với nghiện rượu 11

1.2.1 Hình thái và chức năng não 11

1.2.2 Hình thái và chức năng não trên CHT ở bệnh nhân NR 21

1.3 Tình hình nghiên cứu hình thái não bộ ở bệnh nhân nghiện rượu 31

1.3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 31

1.3.2 Tình hình nghiên cứu hình thái não bệnh nhân NR ở Việt Nam 34

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35

2.1 Đối tượng nghiên cứu 35

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 35

2.1.2 Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu 35

2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ 35

2.2 Phương pháp nghiên cứu 36

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 36

Trang 6

2.2.2 Cỡ mẫu nghiên cứu 36

2.2.3 Các biến số và chỉ số nghiên cứu 37

2.2.4 Phương pháp thu thập thông tin 41

2.2.5 Phương pháp xử lý số liệu 52

2.2.6 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 52

2.2.7 Sơ đồ nghiên cứu 54

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 55

3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 55

3.2 Một số biến đổi hình thái não bộ trên CHT ở bệnh nhân NR 56

3.2.1 Đặc điểm thể tích não chung theo tình trạng nghiện rượu 56

3.2.2 Đặc điểm thể tích tiểu não theo tình trạng nghiện rượu 58

3.2.3 Đặc điểm thể tích chất xám, chất trắng thùy não theo tình trạng NR 59

3.2.4 Đặc điểm thể tích các nhân xám dưới vỏ theo tình trạng nghiện rượu.623.2.5 Đặc điểm thể tích hải mã và nhân hạnh nhân theo tình trạng nghiệnrượu 63

3.2.6 Đặc điểm thể tích chất xám và độ dày một số vùng trước trán theotình trạng nghiện rượu 64

3.2.7 Đặc điểm thể tích các phần thể chai tình trạng nghiện rượu 68

3.3 Mối liên quan giữa biến đổi hình thái não bộ trên hình ảnh cộng hưởngtừ với nghiện rượu 69

3.3.1 Mối liên quan giữa biến đổi kích thước thùy trán, các vùng trướctrán CHT với nghiện rượu 69

3.3.2 Mối liên quan giữa sự thay đổi kích thước hải mã, nhân hạnh nhânvà nhân nằm với nghiện rượu 81

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 95

4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 95

4.1.1 Đặc điểm về tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn của đối tượngnghiên cứu 95

Trang 7

4.1.2 Đặc điểm về tình trạng nghiện rượu 974.2 Một số biến đổi hình thái não bộ trên CHT ở bệnh nhân nghiện rượu.984.2.1 Đặc điểm thể tích nội sọ, não chung 994.2.2 Đặc điểm kích thước tiểu não 1034.2.3 Đặc điểm thể tích chất xám, chất trắng các thùy não 1054.2.4 Đặc điểm thể tích chất xám hải mã, nhân hạnh nhân, đồi thị, thểvân theo tình trạng nghiện rượu 1094.2.5 Đặc điểm thể tích, độ dày chất xám các vùng vỏ não trước trán 1124.2.6 Đặc điểm thể tích các phần thể thể chai 1144.3 Mối liên quan giữa biến đổi hình thái não bộ trên CHT với nghiện rượu1154.3.1 Mối liên quan giữa biến đổi hình thái não bộ trên hình ảnh cộng hưởngtừ với nghiện rượu 1164.3.2 Mối liên quan giữa biến đổi hình thái não bộ trên CHT với tuổi1264.3.3 Mối liên quan giữa biến đổi hình thái não bộ trên CHT với ICV 128KẾT LUẬN 130KIẾN NGHỊ 132DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃCÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 133TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬNÁN

2 CSF Cerebrospinal Fluid/Dịch não tủy

3 CT Computed Tomography Scan/ Chụp cắt lớp vi tính

5 DLPFC Dorsolateral Prefrontal Cortex

6 DSM Diagnostic and Statistical Manual of MentalDisorders/ Cẩm nang chẩn đoán và thống kê các rốiloạn tâm thần

7 ĐTNC Đối tượng nghiên cứu

10 ICD International Classification of Diseases/ Bảng quốc tếphân loại bệnh tật và những vấn đề liên quan đến sức khỏe11 ICV Intracranial Volume/ Thể tích nội sọ

12 IFG Inferior Frontal Gyrus

20 VTA ventral tegmental area/ Vùng não bụng

21 WE Wernicke/ Bệnh não Wernicke22 WKS Bệnh não Wernicke - Korsakoff

Trang 9

23 WHO World Health Organization/Tổ chức Y tế Thế giới

DANH MỤC CÁC BẢNG

3.1 Đặc điểm tuổi, học vấn, nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu 55

3.2 Đặc điểm BMI, thời gian và lượng uống rượu của hai nhóm NC 55

3.3 Thể tích não chung theo tình trạng nghiện rượu 56

3.4 Thể tích chất xám, chất trắng não theo tình trạng nghiện rượu 57

3.5 Thể tích chất xám, chất trắng tiểu não theo tình trạng NR 58

3.6 Thể tích chất xám các thùy não theo tình trạng NR 59

3.7 Thể tích chất trắng các thùy não theo tình trạng nghiện rượu 60

3.8 Thể tích các nhân xám theo tình trạng nghiện rượu 62

3.9 Thể tích chất xám hải mã, nhân hạnh nhân theo tình trạng NR 63

3.10 Thể tích chất xám, dày vỏ não hồi trán trên theo tình trạng NR 64

3.11 Thể tích chất xám, dày vỏ não hồi trán giữa theo tình trạng NR 65

3.12 Thể tích chất xám, dày vỏ não hồi trán dưới theo tình trạng NR 66

3.13 Thể tích chất xám, dày vỏ não hồi trán ổ mắt theo tình trạng NR 67

3.14 Thể tích chất xám, dày vỏ não cực trán theo tình trạng NR 68

3.15 Thể tích thể chai theo tình trạng nghiện rượu 68

3.16 Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến dự báo thể tích chất xámthùy trán 69

3.17 Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến dự báo dày hồi trán trên 71

3.18 Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến dự báo dày phần trước hồitrán giữa 72

3.19 Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến dự báo dày phần sau hồitrán giữa 73

Trang 10

3.20 Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến dự báo dày phần nắp hồitrán dưới 74

3.21 Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến dự báo dày phần tam giác hồitrán dưới 753.22 Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến dự báo dày phần ổ mắt hồi trán

dưới 773.23 Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến dự báo dày phần ngoài hồi ổ mắt

783.24 Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến dự báo dày phần trong hồi ổ mắt

793.25 Mô hình hồi quy tuyến đa biến tính dự báo dày cực trán 803.26 Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến dự báo thể tích chất xám hải mã

813.27 Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến dự báo thể tích nhân hạnh nhân

823.28 Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến dự báo thể tích nhân nằm 843.29 Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến dự báo thể tích thùy trán với thời

gian NR 853.30 Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến dự báo thể tích hải mã, nhân

hạnh nhân và nhân nằm với thời gian NR 864.1 So sánh sự thay đổi thể tích một số cấu trúc não giữa các nghiên cứu

1014.2 So sánh sự thay đổi thể tích tiểu não giữa các nghiên cứu 1044.3 So sánh sự thay đổi thể tích một số cấu trúc dưới vỏ não giữa các

nghiên cứu 110

Trang 11

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

3.1 Mối liên quan giữa tuổi, thể tích nội sọ với dày hồi trán trên 88

3.2 Mối liên quan giữa tuổi, thể tích nội sọ với dày phần trước hồi trán giữa .883.3 Mối liên quan giữa tuổi, thể tích nội sọ với dày phần sau hồi trán giữa 89

3.4 Mối liên quan giữa tuổi, thể tích nội sọ với dày phần nắp HTD 89

3.5 Mối liên quan giữa tuổi, ICV với dày phần ổ mắt HTD 90

3.6 Mối liên quan giữa tuổi, ICV với dày phần tam giác HTD 90

3.7 Mối liên quan giữa tuổi, ICV với dày phần ngoài hồi ổ mắt 91

3.8 Mối liên quan giữa tuổi, ICV với dày phần trong hồi ổ mắt 91

3.9 Mối liên quan giữa tuổi, thể tích nội sọ với dày cực trán 92

3.10 Mối liên quan giữa tuổi, thể tích nội sọ với thể tích chất xám thùy trán 92

3.11 Mối liên quan giữa tuổi, ICV với thể tích chất xám hải mã 93

3.12 Mối liên quan giữa tuổi, thể tích nội sọ với thể tích nhân hạnh nhân 93

3.13 Mối liên quan giữa tuổi, thể tích nội sọ với thể tích nhân nằm 94

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒSơ đồTên sơ đồTrang1.1 Quá trình chuyển hóa rượu 4

Trang 12

DANH MỤC CÁC HÌNH

1.1 Thùy trán các rãnh ở mặt ngoài (A) và các hồi trán (B) bán cầu đại

1.2 Thùy đỉnh ở mặt ngoài (A) và mặt trong (B) bán cầu đại não 16

1.3 Các hồi của thùy thái dương ở mặt ngoài (A) và các hồi của thùythái dương ở mặt dưới (B) bán cầu đại não 17

1.4 Hình ảnh các bó kết nối qua thể chai trên cộng hưởng từ khuếchtán (A) và phân chia thể chai theo khu vực kết nối trong não (B) 19

1.5 Từ trái qua phải: mặt cắt đứng dọc (Sagittal), mặt cắt đứng ngang(Coronal) và mặt cắt ngang trục (Axial) trên CHT 22

1.6 Phân đoạn vỏ não chia não thành nhiều loại mô khác nhau, trêncác mặt cắt CHT 23

2.1 Vị trí các thùy và hồi ở mặt trong, mặt dưới và mặt ngoài của báncầu đại não 40

2.2 Thể tích một số nhân xám dưới vỏ 41

2.3 Máy chụp cộng hưởng từ 1,5T tại Khoa Chẩn đoán Hình ảnh,Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên 42

2.4 Hình ảnh CHT sọ não theo ba chiều trên phần mềm Mango 45

2.5 Lệnh recon-all chuyển đổi một khối giải phẫu ba chiều (hiển thịbên trái) thành bề mặt hai chiều (bên phải) 47

2.6 Một minh họa về cách recon-all tạo ra các bề mặt khác nhau 48

2.7 Tập bản đồ Desikan-Killiany 49

2.8 Các bước xử lý dữ liệu trên phần mềm FreeSurfer 50

Trang 13

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nghiện rượu (NR) là nhu cầu thèm muốn, đòi hỏi thường xuyên đồ uốngcó cồn, hình thành thói quen, gây rối loạn nhân cách, giảm khả năng lao độngvà ảnh hưởng đến sức khỏe Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO)năm 2016, có khoảng 2,3 tỷ người hiện đang uống rượu, việc sử dụng rượu cóhại đã gây ra khoảng 3 triệu ca tử vong (5,3% tổng số ca tử vong) trên toàncầu Tỷ lệ tử vong do uống rượu cao hơn tỷ lệ tử vong do các bệnh như lao,HIV/AIDS và tiểu đường [1] NR là phổ biến nhất trong rối loạn sử dụng cácchất gây nghiện [2] Tại Việt Nam đang tăng nhanh tỷ lệ vị thành niên vàthanh niên sử dụng rượu bia, tỷ lệ này đã tăng gần 10% sau 5 năm (từ 51%năm 2003 lên 60% năm 2008) [3] Hậu quả của việc NR vượt ra ngoài sứckhỏe cá nhân, ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác nhau của xã hội như bạolực xã hội, suy giảm kinh tế và sức khỏe cộng đồng Hơn nữa, tai nạn giaothông, mất trí nhớ, trầm cảm, giết người và tự tử đều có liên quan đến NR.

Cho đến nay, nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của NR rất phức tạp,chưa thật sự rõ ràng, nhưng một số yếu tố được cho là góp phần vào sự phátsinh, phát triển của nó như yếu tố môi trường, yếu tố di truyền và tâm lý xãhội Rượu gây ảnh hưởng đến các cơ quan quan trọng trong cơ thể như não,gan, tim mạch… từ đó gây ra các rối loạn về tâm thần, tổn thương ở các hệ cơquan trong cơ thể như tiêu hoá, tim mạch… Đặc biệt là, NR gây tổn thươngcấu trúc não dẫn đến các rối loạn chức năng tâm thần kinh như nhận thức, trínhớ, cảm xúc, hành vi… [4], [5]

Nghiên cứu hình ảnh thần kinh đã giúp tìm hiểu rõ hơn về cấu trúc, chứcnăng và hóa học thần kinh của não người NR Kết quả nghiên cứu dựa trênhình ảnh chụp cắt lớp vi tính (CT) cho thấy hình ảnh teo não, giãn rộng cácbuồng não thất, rãnh não giãn rộng ở người NR [6] Chụp cộng hưởng từ

Trang 14

(CHT), là một phương tiện an toàn, không xâm lấn đã hỗ trợ rất tốt cho cácnhà lâm sàng để nghiên cứu sự thay đổi hình thái não với NR Teo toàn bộnão, giảm khối lượng chất xám và chất trắng, giãn rộng các buồng não thất,tăng thể tích dịch não tủy ở người NR đã được báo cáo một cách nhất quán[7], [8], [9], [10] Giảm thể tích và độ dày vỏ não trước trán, giảm vỏ nãothái dương, chẩm, tiểu não, hệ Limbic đã được báo cáo ở người NR [10],[11], [12], [13], [14] Các nghiên cứu về bệnh lý thần kinh đã chỉ ra rằng tìnhtrạng mất tế bào thần kinh và thần kinh đệm liên quan đến NR, cảm xúc ảnhhưởng đến các quá trình nhận thức khác nhau, bao gồm học tập và trí nhớ…,đặc biệt gây tổn thương rõ rệt vỏ não vùng trước trán, hải mã và hạch hạnhnhân [15], [16], [17]

Nghiên cứu bệnh lý thoái hóa thần kinh như Alzhiemer, tâm thần phânliệt trên CHT đã được tiến hành ở Việt Nam [18], [19] NR cũng đã đượcquan tâm nghiên cứu trên CHT, Nguyễn Hữu Thắng (2018), hình ảnh teo não,thoái hóa Myelin, tổn thương thùy đỉnh [20] Đinh Việt Hùng và cs (2022), cómối liên quan giữa sự thay đổi cấu trúc thùy trán với NR [21] Tuy nhiên,các nghiên cứu ở người NR mới chỉ dừng ở mức định tính, nghiên cứu vùngnão nhỏ lẻ [20], [21] Nhờ sự tiến bộ của máy CHT có độ phân giải cao, cùngvới các gói phần mềm chuyên dụng Mango, FreeSurfer đã cung cấp nhiềubằng chứng khoa học về biến đổi hình thái não, giải thích cho các rối loạntrên lâm sàng ở người NR mà chúng tôi có thể tiến hành nghiên cứu đề tài“Nghiên cứu đặc điểm hình thái não bộ trên phim chụp cộng hưởng từ 1.5T ởbệnh nhân nghiện rượu” Nhằm hai mục tiêu:

1 Mô tả một số biến đổi hình thái não bộ trên hình ảnh cộng hưởng từ ở bệnh nhân nghiện rượu.

2 Đánh giá mối liên quan giữa biến đổi hình thái não bộ trên hình ảnh cộnghưởng từ với nghiện rượu.

Trang 15

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU1.1 Nghiện rượu

1.1.1 Khái niệm nghiện rượu

Hippocrates đã sử dụng các thuật ngữ “Carphologia” và “Carphus” đểmô tả bệnh nhân lần lượt bị sốt ảo tưởng và ảo giác, mà sau này giúp chẩnđoán NR trong thế kỷ XIX [22]

NR được định nghĩa bởi Hội đồng Quốc gia về nghiện Rượu và Ma túyvà Hiệp hội Y học Nghiện Hoa Kỳ năm 1992 [23] Bảng phân loại bệnh quốctế ICD-10 liệt chứng NR vào loại "rối loạn hành vi và tâm thần do sử dụngcác chất tác động tâm thần" [24] Hiện nay, theo Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ,rượu được phân loại là một trong những rối loạn liên quan đến chất gâynghiện và tiêu chí chẩn đoán, phân loại không khác bất kỳ chất nào trong 11nhóm chất được gọi là rối loạn liên quan đến chất gây nghiện Loạn thần dorượu là hậu quả của nghiện rượu mạn tính, là mức độ nghiện rượu trầm trọng,biểu hiện lâm sàng rất đa dạng như hoang tưởng, ảo giác, rối loạn nhân cáchhành vi, suy giảm về chức năng nhận thức dẫn đến suy giảm về trí tuệ [4]

1.1.2 Quá trình chuyển hóa rượu và cơ chế nghiện rượu

1.1.2.1 Quá trình chuyển hóa rượu

Rượu (ethanol) dễ dàng hấp thu ở dạ dày, nhưng hầu hết ở ruột non.Quá trình chuyển hóa rượu xảy ra chủ yếu ở gan theo 2 giai đoạn [25], [26]

Trong giai đoạn 1, rượu được chuyển hóa thành Acetaldehyde dưới tácđộng của ba hệ thống enzyme: (1) Alcoholdehydrogenase -ADH (coenzymeNAD); (2) microsomal ethanol oxidation system - MEOS và (3) enzymecatalase (CAT).

Trang 16

Trong giai đoạn 2, acetaldehyde được hình thành, là một chất độc, sẽđược oxy hóa để chuyển thành Acetate Năng lực chuyển hóa của giai đoạn nàychỉ có giới hạn và có sự tham gia của ALDH, một enzyme phụ thuộc NAD

Sơ đồ 1.1 Quá trình chuyển hóa rượu

* Nguồn: theo Tsermpini E.E., và cs (2022) [26]1.1.2.2 Giả thuyết cơ chế thần kinh của nghiện rượu

Rượu được coi là một chất gây ức chế thần kinh trung ương, nhưng cónhững tác động phức tạp lên nhiều chất dẫn truyền thần kinh, tác động quantrọng nhất là kích thích GABA và ức chế glutamate.

Thụ thể tác động chính của rượu là GABAA gây ra những tác động ứcchế như an thần, gây ngủ, rượu cũng có tác dụng ức chế thụ thể của glutamate

như NMDA (N-methyl-D-aspartate) và kainate Ngoài ra, rượu làm gia tăng

dopamine trực tiếp và gián tiếp thông qua việc phóng thích β-endorphin (mộtopioid nội sinh) và kích hoạt thụ thể , tạo nên khoái cảm Tác động cấp tínhcủa rượu gia tăng phóng thích acetylcholine ở vùng não VTA (ventraltegmental area), dẫn đến gia tăng dopamine trong vùng nhân nằm Rượu cũng

Trang 17

kích hoạt thụ thể CB1 (thụ thể cannabinoid) dẫn đến ảnh hưởng tác động củadopamine, GABA, glutamate và đường dẫn truyền khoái cảm của não bộ

Chất acetaldehyd liên kết với các monoamin trong não để chuyển thànhtetraisoquinolin Chất này có tác dụng như một morphin nội sinh, gắn với cácthụ cảm thể morphin ở não, gây ra sảng khoái khi uống rượu Ở nồng độ thấp,rượu ức chế các neuron gây ức chế vỏ não dẫn đến kích thích hành vi Vớinồng độ cao hơn, rượu ảnh hưởng đến trí nhớ và thay đổi tâm trạng.

Mặt khác, rượu tác động lên phospholipid ở màng tế bào Khi nghiệnrượu, màng tế bào trở nên kém linh hoạt hơn gây ra “màng cứng” Khi cairượu, sự kích thích lên các thụ cảm thể GABA bị đình chỉ đột ngột gây ra suygiảm đột ngột chức năng hệ GABAnergic, kết quả là mất ức chế trung ươngdẫn đến nhiều triệu chứng cai rượu như tăng tiết mồ hôi, tăng huyết áp, mạchnhanh, run tay, cơn co giật kiểu động kinh… [27].

1.1.3 Biểu hiện lâm sàng của tổn thương não do nghiện rượu

Tiến triển của quá trình NR trải qua 3 giai đoạn: giai đoạn đầu là giaiđoạn suy nhược thần kinh; giai đoạn thứ 2 có biểu hiện lâm sàng đa dạng củahội chứng cai Giai đoạn 3 là giai đoạn bệnh não thực tổn do rượu, có nhiềubiểu hiện rối loạn tâm thần phức tạp và nặng nề cùng với các rối loạn thầnkinh thực tổn đa dạng Đối với giai đoạn 3 này người ta coi như giai đoạn rốiloạn tâm thần mạn tính do rượu [28], [29] Ngộ độc rượu và uống quá liềuđược mô tả bắt đầu bằng cảm giác phấn khích, phê sướng, sau đó là đờ đẫn,ngủ và có thể tiến triển thành hôn mê, tử vong Theo DSM-5 (2013), tiêuchuẩn được xem ngộ độc rượu là có sự hiện diện những thay đổi về tâm lýhay hành vi nghiêm trọng trên lâm sàng kèm một hay nhiều triệu chứng sau:(1) nói lắp, (2) mất điều hòa vận động, (3) dáng đi không vững, (4) giật nhãncầu, (5) suy giảm khả năng chú ý hay ghi nhớ, (6) đờ đẫn hoặc hôn mê [4].

Nghiên cứu của Caputo F và cs (2019) việc sử dụng rượu lâu dài có thểdẫn đến sự khởi đầu của chứng NR Khoảng 50% đối tượng NR có thể phát

Trang 18

triển hội chứng cai rượu khi họ giảm hoặc ngừng uống rượu và 3-5% trong sốhọ có thể xảy ra co giật và mê sảng [30] NR dẫn đến nhiều triệu chứng saukhi ngừng uống rượu đột ngột như lo lắng, mất ngủ, run, đánh trống ngực vàtoát mồ hôi, trong khi vẫn giữ nguyên khả năng định hướng [30], [31]

Hội chứng cai rượu được chia làm ba nhóm chính: (1) Tăng hoạt độngtự phát như run, vã mồ hôi, nhịp tim nhanh, buồn nôn, nôn, lo lắng và kíchđộng những triệu chứng này thường xuất hiện vài giờ sau khi ngừng uốngrượu và đạt đỉnh trong vòng 24 – 48 giờ; (2) Kích thích thần kinh như co giật,chủ yếu xảy ra trong vòng 12 – 48 giờ khi ngừng uống rượu; (3) Cuồng sảngrượu cấp: lú lẫn, suy giảm nhận thức, ảo giác (ảo thị giác, ảo giác xúc giác, ảothanh) đi kèm với tăng hoạt động tự phát, thường xảy ra 48 – 72 giờ [4].

Ảo giác cấp tính do rượu là một rối loạn tâm thần được đặc trưng bởiảo giác thính giác chiếm ưu thế và hoang tưởng Về mặt cổ điển, nó phát triểnnhư một phần của hội chứng cai rượu Tỷ lệ ảo giác cấp tính do rượu đứngthứ hai trong số các rối loạn tâm thần liên quan đến rượu sau sảng rượu [32].Trong bản sửa đổi lần thứ 10 của Bảng phân loại quốc tế về bệnh tật (ICD-10), ảo giác do rượu được mã hóa là F10.52 (“Rối loạn tâm thần do rượu, cóảo giác”) Rối loạn tâm thần được đặc trưng bởi ảo giác sống động, biếndạng nhận thức, ảo tưởng, rối loạn tâm thần vận động (phấn khích hoặc sữngsờ), có thể từ sợ hãi dữ dội đến ngây ngất [24].

Mê sảng là một tình trạng lâm sàng đặc trưng bởi rối loạn nhận thức vàchú ý, khởi phát nhanh và thay đổi, đôi khi cũng kèm theo ảo giác [33] TheoTsuang J.W và cs (1994), tỷ lệ mắc ảo giác do rượu là 7,5% trong tổng sốbệnh nhân nhập viện do NR [34] Narasimha V.L và cs (2019), tỷ lệ ảo giácdo rượu là 61 bệnh nhân (0,9%) trong tổng số 6.493 bệnh nhân nhập việnđược chẩn đoán NR [35].

Bệnh não Wernicke (WE) là một tình trạng tâm thần kinh cấp tính dothiếu thiamine (Vitamin B1) cho não Tổn thương kết hợp của sự thiếu hụtthiamine và chuyển hóa rượu làm cản trở sự vận chuyển đầy đủ thiamine tại

Trang 19

một số vị trí trong cơ thể, kể cả hàng rào máu não WE nếu không được chẩnđoán và điều trị kịp thời có thể tiến triển thành hội chứng Korsakoff (KS).WE được đặc trưng bởi bộ ba lâm sàng gồm liệt vận nhãn, mất điều hòa và lúlẫn, WE chỉ tiến triển thành KS trên cơ thể có NR Điều này chỉ ra tác độngđộc hại của rượu góp phần vào quá trình chuyển đổi từ WE sang KS và quađó làm trung gian cho sự thoái hóa thần kinh tiến triển Vì thiaminediphosphate là một đồng yếu tố của một số enzyme phụ thuộc thiamine chính,thiếu hụt thiamine làm suy yếu hoạt động của ty thể, chuyển hóa oxy hóa,trạng thái năng lượng và khả năng sống của tế bào thần kinh [36] Hội chứngKorsakoff (KS) là một hội chứng tâm thần kinh dai dẳng liên quan đến chứngmất trí nhớ và mất phương hướng, gây ra bởi tác động kết hợp của tình trạngthiếu thiamine và uống quá nhiều rượu KS có thể coi là phiên bản mạn tínhcủa WE và do đó thường được gọi là hội chứng Wernicke–Korsakoff (WKS).Tác dụng gây độc của rượu và chất chuyển hóa của rượu thay đổi tùy theovùng não, độ tuổi/giai đoạn phát triển, liều lượng và thời gian uống rượu

Ở bộ não người trưởng thành, việc tiếp xúc với rượu lâu dài có thể gâyra các bệnh suy nhược nghiêm trọng của hệ thần kinh trung ương Thôngthường nhất, NR nặng trong thời gian dài dẫn đến mất cân đối chất trắng củanão và suy giảm chức năng điều hành Tiểu não, mạch vỏ não-hệ viền, cơxương và dây thần kinh ngoại biên cũng là mục tiêu quan trọng của tổnthương và thoái hóa liên quan đến rượu Mặc dù, tất cả các loại tế bào tronghệ thần kinh đều dễ bị tổn thương trước các tác động độc hại của rượu, nhưngtế bào hình sao, tế bào ít nhánh và khớp thần kinh là những mục tiêu chính,gây ra chứng teo chất trắng, viêm thần kinh và nhiễm độc, cũng như suy giảmquá trình tổng hợp khớp thần kinh [37]

Nghiên cứu trong nhiều thập kỷ qua đã chỉ ra những bất thường về cấutrúc và chức năng não liên quan đến các biểu hiện lâm sàng của nghiện rượu[33], [38], [39] Le Berre và cs (2014), uống quá nhiều rượu dẫn đến suy giảmkhả năng chú ý, chức năng điều hành, trí nhớ, không gian thị giác, kỹ năng vận

Trang 20

động và suy giảm các quá trình siêu tưởng, nhận biết cảm xúc và khả năng tríóc những triệu chứng này được cho là liên quan nhiều đến chức năng thùytrán, NR gây tổn thương thùy trán, đặc biệt là vùng vỏ não trước trán [38]

Vỏ não có các kết nối sâu rộng với nhiều vùng não khác nhau, do đórượu tác động lên vỏ não có thể gây ra những hậu quả trên phạm vi rộng lớn.Rượu tác động đến đồi thị (là nơi xử lý đầu vào cảm giác cơ thể, trí nhớ ngắnhạn và chu kỳ ngủ-thức), đến nhân hạnh nhân (giúp điều chỉnh hành vi xã hộivà cảm xúc), đến hải mã (một phần của mạch trí nhớ) và đến nhân nằm (trongđiều chỉnh việc tìm kiếm phần thưởng và chấp nhận rủi ro) [39] Theo nghiêncứu của Nguyễn Văn Tuấn (2014), cho thấy hoang tưởng bị hại, hoangtưởng bị theo dõi, hoang tưởng ghen tuông chiếm tỷ lệ cao trong nhómnghiên cứu: 72,7%, 48,5%, 42,4% Ảo thị chiếm tỷ lệ cao nhất 43,9%, ảothanh 36,4%, ảo giác xúc giác 31,8% Kết quả nghiên cứu cũng cho thấycảm xúc lo âu chiếm tỷ lệ cao 95,4%, trầm cảm chiếm tỷ lệ 65,2% nhómbệnh nhân NR 100% nhóm bệnh nhân NR có rối loạn hành vi [40].

Bates M.E và cs (2002), bằng chứng cho thấy sự thiếu hụt nhận thức làmột trong những đặc điểm cốt lõi của NR, 50-80% bệnh nhân NR có triệuchứng Khiếm khuyết về nhận thức được phát hiện có liên quan đến NR baogồm việc xử lý thông tin chậm, khó khăn trong việc học tài liệu mới, thiếukhả năng trừu tượng và giải quyết vấn đề và giảm khả năng thị giác khônggian liên quan đến vỏ não thùy trán và hải mã [33] Tổn thương thùy trán dorượu làm rối loạn quá trình ghi nhớ, rối loạn quá trình xử lý và tổ chức thôngtin gây suy giảm trí nhớ ngắn hạn; suy giảm chú ý chủ động do vậy cũng gâysuy giảm trí nhớ học tập Tổn thương hải mã do rượu gây suy giảm trí nhớngắn hạn do suy giảm khả năng ghi nhớ thông tin mới, đồng thời cũng suygiảm trí nhớ xa do mất lưu giữ thông tin cũ.

Tổn thương thùy trán rõ ràng nhất ở người NR và có thể dẫn đến suygiảm hiệu suất tâm lý thần kinh trong các lĩnh vực như giải quyết vấn đề,

Trang 21

phán đoán tốt và các hành vi hướng đến mục tiêu Ngoài ra, việc xử lý cảmxúc bị suy giảm là do hệ limbic bị tổn thương, đặc biệt là giảm thể tích nhânhạnh nhân [41]

Nhân nằm là mục tiêu chính của hệ thống dopamine mesolimbic và làtrung tâm của hệ thống tưởng thưởng của não, rượu tác động mạnh mẽ đến nhânnằm Tổng quan các dữ liệu nghiên cứu trên động vật và con người đã ủng hộmạnh mẽ quan điểm cho rằng hoạt động dopamine cơ bản giảm trong nhân nằmvà tình trạng tăng động đồng thời để đáp ứng với các tín hiệu và bối cảnh về rượungày càng thúc đẩy việc tiêu thụ rượu trong quá trình tiến triển của NR [42].

Các nghiên cứu chụp CT, CHT ở bệnh nhân mắc WE cho thấy các tổnthương ở đồi thị với giãn rộng buồng não thất 3 và mất thể tích ở thể vú Cáctổn thương thường đối xứng ở não giữa, vùng dưới đồi và tiểu não [43].

Harper C.G và cs (1998) nghiên cứu tiền cứu khám nghiệm tử thi chothấy chẩn đoán lâm sàng về WKS khi còn sống chỉ phát hiện được ở 4 người(chiếm 16%) trong số 25 người chết có WKS được xác định bằng khámnghiệm tử thi Tuy nhiên, 2 người khác được chẩn đoán tổn thương não liênquan đến rượu, nghiên cứu hồ sơ bệnh án thấy có 18 người đã chết vì WKS,trong đó 4 người mắc chứng mất trí nhớ nghiêm trọng, 2 người khác có vấnđề về trí nhớ, 3 người mắc chứng mất điều hòa hoặc dáng đi không vững và 3người có tiền sử bệnh động kinh [44] Hải mã thường bị tổn thương trongnhững trường hợp nặng và dẫn đến sa sút trí tuệ do rượu Sa sút trí tuệ dorượu gây tổn thương các cấu trúc hệ Limbic, tổn thương nhiều nhất là thể vú,nhân hạnh nhân Ngoài ra, sa sút trí tuệ do rượu còn gây tổn thương vỏ não

Quá trình nhiễm độc rượu mạn tính gây nên tổn thương hệ thần kinhtrung ương Giai đoạn đầu tổn thương não do rượu gây tổn thương tế bào thầnkinh đệm (chất trắng), sau tổn thương chất trắng mới gây tổn thương tế bàothần kinh (chất xám), quá trình thoái hóa tế bào thần kinh diễn ra từ từ, ban đầu

là rối loạn chức năng, sau gây thoái hóa chết tế bào thần kinh Suy giảm nhận

Trang 22

thức nhẹ: trong đa số các trường hợp suy giảm nhận thức nhẹ có biểu hiện rốiloạn chức năng các cấu trúc thể vú, vỏ não trước trán, thùy nhộng tiểu não,nhân hạch nhân Sa sút trí tuệ do rượu tổn thương hầu hết các cấu trúc của hệ

viền, tuy nhiên tổn thương nhiều vẫn là thể vú, nhân hạch nhân và hải mã

1.1.4 Chẩn đoán lâm sàng nghiện rượu

Chẩn đoán NR trên lâm sàng theo DSM-5 (2013) như sau: Uống rượunhiều dẫn đến các triệu chứng lâm sàng hoặc các khó chịu rõ ràng, có ít nhất 2triệu chứng trong số các triệu chứng sau, biểu hiện trong thời gian ít nhất 12tháng [4]: (1) Thường xuyên uống rượu số lượng lớn trong thời gian dài; (2)Thèm rượu bền vững và không thành công trong việc bỏ rượu hoặc kiểm soátviệc uống rượu; (3) Tiêu tốn rất nhiều thời gian cho việc tìm rượu và uốngrượu; (4) Thèm rượu mãnh liệt hoặc phải uống rượu ngay lập tức; (5) Việc táidiễn uống rượu khiến bệnh nhân không hoàn thành được các nghĩa vụ ở nơilàm việc, ở trường học và ở nhà; (6) Tiếp tục uống rượu mặc dù việc uốngrượu đã gây ra các hậu quả xấu bền vững hoặc tái diễn các hậu quả xấu trongquan hệ xã hội, quan hệ với mọi người, hoặc làm nặng thêm các hậu quả này;(7) Các hoạt động xã hội, nghề nghiệp hoặc các hoạt động quan trọng khác bịbỏ mặc hoặc giảm sút do uống rượu gây ra; (8) Tiếp tục uống rượu dù đã cócác nguy cơ về bệnh cơ thể; (9) Tiếp tục uống rượu dù biết rằng có các hậuquả bền vững hoặc tái diễn về cơ thể, về tâm lý hoặc các vấn đề khác do uốngrượu gây ra; (10) Dung nạp với rượu được định nghĩa bởi một trong hai điềusau: Cần tăng đáng kể lượng rượu uống để gây ngộ độc rượu hoặc để thỏamãn cơn thèm rượu; Giảm đáng kể hiệu quả của rượu nếu giữ nguyên lượngrượu uống; (11) Hội chứng cai rượu được xác định như sau: Có hội chứng cairượu điển hình; Cần uống rượu (hoặc các thuốc khác như benzodiazepin) đểtránh có hội chứng cai rượu.

Chẩn đoán hội chứng cai rượu theo DSM-5(2013) [4].

1.2 Hình thái và chức năng não liên quan với nghiện rượu

Trang 23

1.2.1 Hình thái và chức năng não

1.2.1.1 Hình thái não

Các báo cáo lâm sàng và nghiên cứu mô hình thực nghiệm đã cung cấpbằng chứng rằng mỗi bán cầu đại não của con người có vai trò quan trọng trongviệc điều hòa các chức năng khác nhau Các hoạt động xử lý của hai bán cầucũng bổ sung cho nhau, tùy thuộc vào ngữ cảnh và nhu cầu nhiệm vụ [45].

* Các rãnh và đường phân chia bán cầu đại não

Các mô hình rãnh não của 25 mẫu não được khám nghiệm tử thi đã đượckiểm tra để tìm ra những biến thể và tính nhất quán về vị trí, hình dạng, kíchthước và mối quan hệ với các cấu trúc nhu mô [46]

Rãnh trung tâm: từ gần giữa bờ trên bán cầu, hơi lệch về phía sau, chạy

chếch xuống dưới và ra trước, tận hết ở góc giữa rãnh bên và rãnh lên của nó.Rãnh trung tâm là mốc quan trọng phân chia thùy trán và thùy đỉnh.

Rãnh bên: từ mặt dưới bán cầu, vòng quanh bờ dưới ngoài (ở chỗ nối ¼

trước với ¾ sau) để chạy ra mặt ngoài, rồi đi chếch lên trên và ra sau, tới chỗnối ⅓ giữa và ⅓ sau của bán cầu Rãnh bên rất sâu, được tạo nên do sự pháttriển phôi thai rất mạnh của phần trán và thái dương, ôm quanh và bọc kínthùy đảo Rãnh bên phân tách các thùy trán, đỉnh và thái dương.

Rãnh đỉnh chẩm ngoài: phần ở mặt ngoài bán cầu hay rãnh thẳng góc

ngoài, là đoạn đầu rất ngắn của rãnh, xuất hiện ở bờ trên bán cầu, trước cựcchẩm bán cầu khoảng 5 cm Rãnh đỉnh chẩm ngăn cách thùy đỉnh và thùy chẩm.

Khuyết trước chẩm: là điểm lõm ở bờ dưới ngoài bán cầu, điểm giới

hạn giữa thùy chẩm và thùy thái dương.

Đường thái dương đỉnh ngoài: là đường tưởng tượng, nằm dọc, phân

chia thùy thái dương, thùy đỉnh và thùy chẩm, nối giữa rãnh đỉnh chẩm ngoàiở trên và khuyết trước chẩm ở dưới.

Trang 24

Đường thái dương chẩm: là đường tưởng tượng, nằm ngang, phân chia

thùy đỉnh và thùy thái dương, nối từ vị trí cuối cùng của rãnh bên đến điểmgiữa của đường thái dương đỉnh ngoài.

Các rãnh chia mặt ngoài thành thùy trán, thùy đỉnh, thùy thái dương,thùy chẩm Ngoài ra, có thùy đảo nằm sâu ở trong đáy rãnh bên.

Hình 1.1 Các rãnh ở mặt ngoài (A) và mặt trong (B) bán cầu đại não.

Trang 25

* Nguồn: theo Ono M và cs (1990) [46]F: Thùy trán

P: Thùy đỉnhT: Thùy thái dươngO: Thùy chẩmL: Thùy viền

1 Rãnh trung tâm2 Rãnh đỉnh chẩm3 Rãnh bên

Các rãnh phân giới ở mặt trong vỏ bán cầu đại não gồm:

Đoạn đầu của rãnh trung tâm: là rãnh đã được mô tả ở mặt ngoài, lấn

vào mặt trong một đoạn ngắn, ở bờ trên bán cầu.

Rãnh đỉnh chẩm: có một đoạn đầu rất ngắn đã được mô tả ở mặt ngoài

bán cầu, và phần lớn của rãnh ở mặt trong bán cầu, bắt đầu từ bờ trên bán cầucách cực chẩm khoảng 5 cm, chạy chếch xuống dưới và ra trước, tận hết ởngang mức đầu sau của thể chai.

Rãnh cựa: chạy ngang từ phía sau bờ trên bán cầu đến lồi sau thể chai.Rãnh đai: bắt đầu từ dưới phần gối thể chai lên trên, cách đều thể chai

và bờ trên bán cầu; tới gần đầu sau thể chai thì quặt lên trên và tận hết ở bờtrên bán cầu.

Rãnh dưới đỉnh: tiếp tục đường đi của rãnh đai khi rãnh này quặt lên bờ

trên, đi đến ngang mức đầu sau của thể chai.Rãnh thể chai: ôm sát xung quanh thể chai.

Các rãnh phân giới ở mặt dưới của bán cầu đại não gồm:

Đoạn đầu của rãnh bên: là thung lũng sâu và rộng gồm hai phần Phần

tư trước là mặt dưới của thùy trán; ba phần tư sau là mặt dưới của thùy tháidương và thùy chẩm.

Ở mặt dưới của thùy thái dương có các rãnh gồm: rãnh chẩm tháidương: chạy từ trước ra sau tới tận mặt dưới của thùy chẩm; rãnh bên phụ:

nằm phía trong của rãnh chẩm thái dương phân chia hồi cạnh hải mã và hồithái dương chẩm.

Trang 26

Ở mặt dưới của thùy trán gồm các rãnh: rãnh ổ mắt ngoài; các rãnh ổmắt hình chữ H, rãnh khứu hay rãnh ổ mắt trong.

* Thùy trán

Thùy trán rất phát triển ở người, chiếm tới 30% diện tích của não bộ vàchiếm 41% tổng thể tích vỏ não mới [47] Thùy trán chiếm khoảng 1/3 toànbộ bề mặt bán cầu Ở mặt ngoài nó kéo dài từ cực trán đến rãnh trung tâm vàđược ngăn cách với thùy thái dương bởi khe bên Mặt trong được ngăn cáchvới thùy viền bởi rãnh đai và thùy đỉnh bởi đầu rìa của rãnh trung tâm đếnrãnh đai Mặt dưới là toàn bộ vùng ổ mắt [46].

Mặt ngoài của thùy trán có các rãnh chia thùy trán thành hồi trướctrung tâm, hồi trán trên, hồi trán giữa và hồi trán dưới Hồi trán dưới được cácchẽ của rãnh bên chia thành ba phần gồm phần nắp ở trên, phần tam giác ởgiữa và phần ổ mắt ở dưới.

Hình 1.2 Các rãnh của thùy trán

* Nguồn: theo Ono M và cs (1990) [46]1 Rãnh trung tâm

2 Rãnh trước trung tâmtrên

3.Rãnh trước trung tâmdưới

4.Rãnh trước trung tâm cậnbiên

5.Rãnh trước trung tâm 6 Rãnh trán trên

Trang 27

Hình 1.3 Thùy trán các rãnh ở mặt ngoài (A) và các hồi trán (B) bán cầu đại não

*Nguồn: theo Knipe H và cs (2016) [47]

* Thùy đỉnh

Thùy đỉnh chỉ chiếm 19% tổng thể tích vỏ não mới [47] Mặt ngoàithùy đỉnh được giới hạn ở phía trước là rãnh trung tâm, phía sau nửa trên làđường đỉnh chẩm ngoài, nửa sau dưới là đường đỉnh thái dương chẩm ngoài,phía dưới là đầu sau của rãnh bên Mặt trong các rãnh bao quanh là rãnh trungtâm, rãnh dưới đỉnh, rãnh đỉnh chẩm và rãnh đai [46].

Hình 1.4 Thùy đỉnh ở mặt ngoài (A) và mặt trong (B) bán cầu đại não

*Nguồn: theo Knipe H và cs (2016) [47]

* Thùy chẩm

Trang 28

Thùy chẩm là thùy nhỏ nhất chỉ chiếm 18% tổng thể tích tân não [47].Ranh giới của thùy chẩm được xác định: ngăn cách giữa thùy đỉnh và thùy tháidương mặt trong bởi rãnh đỉnh-chẩm và ở mặt bên bởi đường thái dương bên,một đường tưởng tượng gần như thẳng đứng kéo dài từ khuyết trước chẩm lêntrên tới đầu dưới rãnh đỉnh chẩm; mặt trong, nó được giới hạn bởi rãnh đỉnhchẩm trong Đầu sau của thùy chẩm là cực chẩm của bán cầu đại não [48]

* Thùy thái dương

Thùy thái dương là thùy lớn thứ hai, sau thùy trán, chiếm 22% tổngthể tích tân vỏ não [47] Đầu trước của thùy thái dương gọi là cực tháidương [48]

* Hồi đai

Trang 29

Hồi đai là hồi ôm xung quanh thể chai, nằm giữa rãnh đai và rãnh dướiđỉnh ở trên, rãnh thể chai ở dưới [48]

* Hải mã

Hải mã là phần đã lộn vào trong lòng thùy thái dương và nằm trên nềnsừng thái dương của não thất bên Nhìn trên nền sừng thái dương, hải mã làmột lồi trắng, uốn cong hình sừng bò; đầu trước phình rộng tiếp giáp với chấttrắng thùy thái dương ở ngoài móc hải mã; đầu sau với diềm hải mã liên tiếpvới trụ sau thể vòm Nó chứa hai phần lồng vào nhau là hải mã đích danh(sừng Amon) và hồi răng [48].

Trang 30

phần: phần ngoài lớn, màu nâu, gọi là bèo sẫm, ngăn cách bởi lá tủy ngoài vớiphần trong nhỏ, màu xám, tái nhạt, gọi là cầu nhạt [48].

* Nhân nằm

Nhân nằm ở vùng trước dưới của não, là phần dưới của chỗ tiếp nốigiữa nhân bèo sẫm và đầu nhân đuôi, nằm đè lên các nhân vách và nhân dảichéo dọc [48].

* Thể chai

Bằng phương pháp cộng hưởng từ khuếch tán (diffusion tensormagnetic resonance imaging, DTI), Hofer S và Frahm J (2006) đã xácđịnh các kết nối qua thể chai và chia nó theo trục trước sau thành nămphần là: phần mỏ và gối thể chai (I); phần trước (II), phần giữa (III),phần sau của thân thể chai (IV) và phần lồi thể chai (V) [50]

Hình 1.6 Hình ảnh các bó kết nối qua thể chai trên cộng hưởng từ khuếch tán

(A) và phân chia thể chai theo khu vực kết nối trong não (B).

* Nguồn: theo Hofer S và Frahm J (2006) [50].1.2.1.2 Chức năng một số vùng não liên quan với nghiện rượu

* Vỏ não vùng trước trán

Lý luận, học tập và sáng tạo là những đặc điểm nổi bật của trí thôngminh con người, những khả năng này liên quan đến thùy trán của não Thùytrán có chức năng trong việc ra quyết định và kiểm soát điều hành, nghĩa làlựa chọn và phối hợp các hành vi hướng đến mục tiêu [51]

B

Trang 31

Vỏ não trước trán từ lâu đã được biết đến là vùng não cực kỳ quan trọngđối với các quá trình nhận thức và ra quyết định [48], [52] Vỏ não trước tráncó chức năng kiểm soát nhận thức (nhận thức là khả năng phối hợp suy nghĩvà hành động liên quan đến các mục tiêu bên trong, hỗ trợ các quá trình nhậnthức cao hơn như lập kế hoạch và lý luận) Vùng trước trán chiếm phần lớnphía trước thùy trán, tùy theo từng diện cụ thể mà chúng tham gia vào quá trìnhchương trình hóa và phối hợp các động tác phức hợp, vùng này gắn liền vớimột số nét trí tuệ nổi bật nhất của loài người như trí phán đoán, khả năng lo xa,ý thức mục đích, ý thức trách nhiệm và ý thức ứng xử xã hội: DLPC(dorsolateral prefrontal cortex) liên quan đến chức năng điều hành, kiểm soáthành vi theo kích thích, bối cảnh nhận thức hiện tại [53] OFC (orbitofrontalcortex) là vùng não quan trọng để xử lý các phần thưởng và hình phạt, là điềukiện tiên quyết cho hành vi xã hội và cảm xúc phức tạp, linh hoạt, góp phầnvào sự thành công trong quá trình tiến hóa của con người [54] Vỏ não trướctrán được biết là có liên kết giải phẫu mạnh mẽ với nhân hạnh nhân, là mộtcấu trúc quan trọng để làm trung gian cho các phản ứng sợ hãi [55] Vùng vỏnão trước trán được cho là đại diện cho cảm xúc và phần thưởng trong việc raquyết định [56], [57], [58] Với cấu trúc và chức năng trên, thùy trán và vỏnão trước trán bị tổn hại nhiều trong NR [33], [38], [41]…

* Hải mã

Hải mã thuộc về cấu trúc hệ viền, có vai trò trong trí nhớ [17] Mức độsuy giảm trí nhớ có hồi phục, biểu hiện chủ yếu bằng suy giảm trí nhớ ngắnhạn và do rối loạn chức năng các tế bào thần kinh hải mã Mức độ suy giảmtrí nhớ nặng, không hồi phục: quên thuận chiều, suy giảm trí nhớ gần và suygiảm trí nhớ xa Hải mã là vùng não dễ bị tổn thương do ngộ độc rượu, việcgiảm thể tích cấu trúc này có thể được giải thích là tổn thương protein tế bàovà mô do tiếp xúc với rượu độc hại mạn tính [59]

* Nhân hạnh nhân

NR gây tổn hại đến nhân hạnh nhân do chức năng của nó liên quan đếncảm xúc, động lực, khen thưởng và đóng vai trò trong xử lý nỗi sợ hãi [60].

Trang 32

Nhân hạnh nhân đóng vai trò làm trung gian cho việc tiếp thu và biểu hiện nỗisợ hãi có điều kiện và tăng cường trí nhớ cảm xúc [17], [56] Các biểu hiệnlâm sàng này thường gặp ở bệnh nhân NR.

* Nhân đuôi

Nhân đuôi chứa một số cụm tế bào thần kinh được kết nối chức năngvới các khu vực vỏ não, là một phần của phân bố mạng lưới liên quan đến quátrình nhận thức và cảm xúc Sự kết nối rộng rãi này giải thích sự suy giảm sâusắc trong nhiều lĩnh vực nhận thức và hành vi do tổn thương nhân đuôi ởngười, điển hình là báo cáo 2 ca bệnh của Graff-Radford J và cs ( 2017) [61].Phần trước của nhân đuôi được kết nối với DLPFC và liên quan đến trí nhớlàm việc và chức năng điều hành [62]

1.2.2 Hình thái và chức năng não trên CHT ở bệnh nhân NR

1.2.2.1 Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh CHT

Chụp cộng hưởng từ là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại,hiệu quả và phổ biến trên thế giới Ngày này, với sự tiến bộ không ngừng của

Trang 33

khoa học hiện đại mà phương pháp CHT đã mang lại nhiều lợi ích trong việcchẩn đoán các bệnh lý hay bất thường các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt cógiá trị trong việc chụp ảnh chi tiết não So với các phương pháp chẩn đoánhình ảnh khác thì CHT đến nay là kỹ thuật hiện đại và tiên tiến hàng đầu.Phương pháp này cho phép đánh giá nhiều hơn và cụ thể các tổn thương, bấtthường mà các kỹ thuật chẩn đoán khác không làm được.

Các giá trị khác nhau của chuỗi xung T1 và T2 trong CHT cho ba mônão khác nhau gồm chất xám, chất trắng và CSF Do những giá trị khác nhaunày, các mô và cấu trúc có thể được phân biệt trong các hình ảnh Sau khi thuđược hình ảnh, có nhiều cách tiếp cận khác nhau để đo lường và mô tả cấutrúc não [65].

Hình 1.7 Từ trái qua phải: mặt cắt đứng dọc (Sagittal), mặt cắt đứng ngang(Coronal) và mặt cắt ngang trục (Axial) trên CHT.

* Nguồn: theo Ochoa (2021) [65]

Trong (A) các hình ảnh được thu được với chuỗi có trọng số T1: Các chất trắng có giá trịxám lớn hơn (trông có màu trắng), chất xám có màu xám, CSF có màu tối.

Hình ảnh trong (B) được thu được bằng chuỗi có trọng số T2: Chất trắng xuất hiện màuxám đậm, chất xám xuất hiện màu xám nhạt và CSF có màu trắng.

Trang 34

Chuỗi xung T1W bộc lộ các chi tiết giải phẫu và cung cấp một sựtương phản rất rõ giữa cấu trúc chất xám, chất trắng và dịch não tủy Do đó,những hình ảnh này thường được sử dụng để đánh giá các cấu trúc não và cácnhà nghiên cứu có thể mô tả cấu trúc não, nghiên cứu mối tương quan củachúng với các tình trạng lâm sàng, tâm lý và sinh lý học khác nhau Việc địnhlượng kích thước, hình dạng của các cấu trúc não được gọi là phép đo hình tháivà có thể được thực hiện bằng kỹ thuật thủ công hoặc tự động [66].

Hình ảnh CHT cấu trúc, thường sử dụng các chuỗi có trọng số 3D T1,nhằm mục đích phát hiện những thay đổi giải phẫu tinh tế ở vùng chất xám vỏnão và dưới vỏ não Nó sử dụng trình tự quét tạo ra hình ảnh có độ tươngphản cao giữa chất xám và chất trắng, cung cấp thông tin về hình dạng, kíchthước và tính toàn vẹn của cấu trúc não

Quá trình xử lý hình ảnh thường liên quan đến việc phân chia nãothành các loại mô khác nhau như mô não và mô không phải não, CSF sovới chất trắng hoặc chất xám xung quanh, chất xám so với chất trắng, mộtquá trình được gọi là “phân đoạn” các mô Việc phân chia có thể đượcthực hiện bằng cách xác định thủ công ranh giới của các vùng đó hoặc cóthể được thực hiện bằng các phương pháp tự động, chẳng hạn như phươngpháp dựa trên mô hình thống kê từ hình ảnh thu được trước đó ở các cánhân khác nhau Nó cũng có thể được thực hiện bằng cách sử dụng cácmốc giải phẫu trong Atlas tham chiếu Khi các mô đã được phân đoạn,những vùng quan tâm đó có thể được mô tả [66].

Trang 35

Hình 1.8 Phân đoạn vỏ não chia não thành nhiều loại mô khác nhau, trên cácmặt cắt CHT.

* Nguồn theo Bansal R và cs (2008) [66]

Trong phân tích dựa trên bề mặt, các phép đo hình thái được lấy từ cácmô hình hình học của bề mặt vỏ não Trong quá trình phân tích dựa trên bềmặt, vỏ não được mô hình hóa dưới dạng mô hình bề mặt hai chiều bao gồmcác hình tam giác hoặc đa giác, điểm gặp nhau của các góc tam giác được gọilà đỉnh Các tham số của mô hình là tọa độ X, Y và Z của mỗi đỉnh Từ cáctọa độ đã biết, bề mặt có thể được hiển thị dưới dạng bề mặt được nhúngtrong 3D [67] Tọa độ cho phép đo các phép đo hình thái như diện tích bề mặtcủa vỏ não hoặc độ dày vỏ não và phần mềm FreeSurfer(//surfer.nmr.mgh.harvard.edu) được sử dụng cho các ứng dụng này.

1.2.2.2 Một số biến đổi hình thái não bộ trên hình ảnh CHT ở bệnh nhân NR Nghiên cứu trên hình ảnh CHT ở bệnh nhân NR cho kết quả nhất quán,

về cấu trúc não, không chỉ teo não, chẳng hạn như mở rộng các rãnh não hoặcgiãn buồng não thất, mà còn thay đổi thể tích trong não ở các khu vực chất

Trang 36

xám, chất trắng, tiểu não, hải mã, nhân đuôi, bèo sẫm và nhân nằm đã đượcquan sát và thảo luận trong nhiều báo cáo đáng tin cậy [9], [68].

Pfefferbaum A và cs (1988), nhóm NR có buồng não thất và rãnh nãogiãn rộng so với nhóm chứng; Schroth G và cs (1985), giảm đáng kể thể tíchdịch não tủy, vùng chất trắng không thay đổi phù hợp với việc tái cấu trúc nãosau khi cai rượu Điều này cho thấy, teo não có thể được cải thiện khi kiêngrượu [6], [69].

Sullivan E.V và cs (1998), cả hai nhóm bệnh nhân đều cho thấy sựthiếu hụt thể tích chất xám vỏ não lan rộng so với nhóm chứng, nhưng chỉnhững người NR mới bị thiếu hụt thể tích chất trắng Những bệnh nhân tâmthần phân liệt có sự thiếu hụt thể tích lớn hơn đáng kể ở vùng chất xám tháidương, trước trán và trước trên so với các vùng vỏ não phía sau Ngược lại, sựthiếu hụt ở những người NR tương đối đồng nhất trên vỏ não Mặc dù cả hainhóm bệnh nhân đều có rãnh vỏ não, não thất bên và não thất ba lớn hơn bấtthường so với nhóm chứng, nhưng những người NR có thể tích rãnh não lớnhơn đáng kể ở các vùng trán, trước và sau chẩm so với những người bị tâmthần phân liệt [70].

Bên cạnh sự thâm hụt chất xám thường được mô tả, ngày càng có nhiềubằng chứng về sự thay đổi chất trắng đáng kể ở bệnh nhân NR Một phân tíchtổng hợp từ 18 các nghiên cứu cho thấy các cụm thay đổi cấu trúc vi mô và vĩmô hội tụ đáng kể ở thể chai, cột vòm, bó đai Những thay đổi trong chấttrắng ở một mức độ nào đó có thể giải thích sự suy giảm chức năng vận động,nhận thức, tình cảm và tri giác được thấy ở bệnh nhân NR [71]

* Thùy trán

Mặc dù người NR có tổn thương lan tỏa ở vỏ não cả hai bán cầu não,các nghiên cứu bệnh học thần kinh được thực hiện trên não của những bệnhnhân đã qua đời cũng như các phát hiện thu được từ các nghiên cứu hình ảnh

Trang 37

thần kinh của não sống cho thấy sự nhạy cảm của hệ thống não trước tăng lênđối với tổn thương liên quan đến NR [72], [73]

Pfefferbaum A và cs (1997), nhóm trẻ hơn có sự giảm đáng kể về thểtích chất xám, nhưng chất trắng không thay đổi, giãn các buồng não thất sovới nhóm chứng phù hợp với tuổi; Nhóm lớn tuổi NR bị giảm đáng kể thể tíchở cả chất xám và trắng của não và giãn các buồng não thất khi so sánh vớinhóm trẻ NR, đặc biệt nghiêm trọng ở vùng não trước trán và thùy trán [74].

Liu M.D và cs (1998), cũng cho kết quả tổng thể tích vùng trước tránnhỏ hơn đáng kể trong nhóm lạm dụng chất so với nhóm chứng Kết quả nàychỉ ra rằng, teo vỏ não trước trán đi kèm với lạm dụng chất và cho thấy sựgiảm thể tích vỏ não trước trán mà không phải chất trắng có thể đóng một vaitrò thiết yếu trong cơ sở thần kinh của suy giảm chức năng thần kinh trong rốiloạn lạm dụng chất [13].

Rando K và cs (2011), thể tích chất xám nhỏ hơn ở các vùng não trướctrán và giảm thể tích chất xám đóng vai trò quan trọng trong nguy cơ tái nghiệnrượu và kết quả lâm sàng [75] Giảm thể tích mô não ở vùng trán, thái dương vàvùng dưới vỏ của những người NR cũng được báo cáo bởi Bühler và cs [76]

Một phân tích tổng hợp từ 9 nghiên cứu bao gồm 296 người NR và 359người nhóm chứng, đã nhất quán về vùng teo chất xám ở vỏ não trước trán,thể vân lưng, thùy đảo [77].

Rosenthal A và cs (2019), giảm thể tích chất xám ở nhóm NR vùng vỏnão trán giữa hai bên, vỏ não trước trung gian bên phải, cũng như ở vùngtrước trán bên phải so với nhóm chứng; vùng vỏ não trán giữa phải có liênquan thuận với mức độ tìm kiếm cảm giác [14]

Knutson K.M và cs (2015), chỉ ra vỏ não thùy trán rất quan trọng trongviệc ức chế hành vi, bao gồm các quá trình nhận thức, hành vi xã hội và ứcchế phản ứng vận động Tổn thương vỏ não thùy trán làm giảm hiệu suấttrong các nhiệm vụ kiểm soát điều hành, phá vỡ sự ức chế Mất ức chế là một

Trang 38

vấn đề gây suy nhược thần kinh dẫn đến hành vi bốc đồng và không phù hợpvới xã hội [78].

Theo nghiên cứu Yang K và cs (2020), nhóm NR có sự giảm độ dày vỏnão của vỏ não chẩm-thái dương so với nhóm chứng Hơn nữa, độ dày vỏ não củavùng đều có mối tương quan nghịch với tổng điểm thờ ơ Tuy nhiên, vẫn chưa rõtại sao những thay đổi về cấu trúc không được phát hiện ở vỏ não trước [10].

* Một số cấu trúc khác

Tổn thương các cấu trúc có liên quan đến NR bao gồm phần thưởng(nhân nằm, nhân hạnh nhân), nhận thức, trí nhớ (hải mã), hình thành thóiquen (nhân đuôi, cầu sẫm, cầu nhạt) và hành vi cưỡng chế (đồi thị) Nghiêncứu ủng hộ giả thuyết rằng tiêu thụ rượu có liên quan tiêu cực với thể tíchcác vùng nêu trên [79].

Hải mã

Khi có các triệu chứng dạng suy giảm trí nhớ thì hải mã là một trongnhững cấu trúc đầu tiên của não bị tổn thương, triệu chứng ban đầu là mất trínhớ ngắn hạn và mất phương hướng Các tác động gây hại được cho là do tácđộng tổng hợp của việc tăng glucocorticoid do rượu gây ra, dinh dưỡng bị tổnhại và stress oxy hóa Hải mã rất giàu các thụ thể cho glucocorticoid, làm chocác tế bào thần kinh của hải mã dễ bị tổn thương do giảm hấp thu glucose vàcung cấp năng lượng [80].

Rosenbloom M và cs (2003), so với người NR và nhóm chứng, cácbệnh nhân bị hội chứng KS có giảm khối lượng hải mã rõ ràng [81]

Grodin E.N và cs (2017) cho thấy thể tích hải mã hai bên có tươngquan thuận với tuổi bắt đầu uống nhiều rượu và tương quan nghịch với mứctiêu thụ rượu trong đời [79].

Agartz I và cs (1999) cả nam và nữ NR đều có hải mã bên phải nhỏhơn và thể tích dịch não tủy lớn hơn so với nhóm chứng cùng giới Tỷ lệ thể

Trang 39

tích hồi hải mã so với phần còn lại của thể tích não là như nhau ở bệnh nhânNR và nhóm chứng , ở cả nam và nữ [82].

Tương tự, De Bellis T.P và cs (2000), thể tích hải mã hai bên đều nhỏhơn ở nhóm NR Tổng thể tích hải mã tương quan thuận với độ tuổi bắt đầuvà nghịch biến với thời gian NR Kết luận, thể tích hải mã ở thanh thiếu niênđặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi rượu [83] Theo Beresford và cs (2006) cũngthấy thể tích hải mã bên trái và tổng thể tích hải mã giảm đáng kể, sự khácbiệt có ý nghĩa [84]

Nhân hạnh nhân, đồi thị, bèo sẫm, cầu nhạt, nhân đuôi và nhân nằm

Shim J.H và cs (2018) ở bệnh nhân NR, đồi thị hai bên (trái: p < 0,01,phải: p = 0,01), bèo sẫm hai bên (trái: p = 0,02, phải: p < 0,01), cầu nhạt bênphải (p < 0,01), hồi hải mã hai bên (trái: p = 0,05, phải: p = 0,03) và nhân nằmhai bên (trái: p = 0,05, phải: p = 0,03) giảm đáng kể so với nhóm chứng, Tuynhiên, nhân đuôi hai bên không có sự khác biệt [8].

Mackey E.N và cs (2019) nhận thấy khối lượng đồi thị bên phải thấphơn ở người NR so với nhóm chứng [85] Grodin E.N và cs (2017) thể tíchchất xám nhỏ hơn, dịch não tủy lớn hơn so với nhóm chứng, đồi thị bên phảicó sự khác biệt nhóm đáng kể giữa nhóm NR so với nhóm chứng [79].

Rosenbloom M và cs (2003), báo cáo so với nhóm NR và nhóm chứng,nhóm bệnh nhân bị hội chứng KS có giảm khối lượng vùng củ núm vú, đồi thịvà giãn rộng não thất ba [81].

Sullivan E.V và cs (2005), thể tích nhân đuôi, bèo sẫm ở nhóm NR nhỏhơn so với nhóm chứng, bất kể thời gian say rượu Tác giả kết luận: Sự thiếu hụtkhối lượng nhân đuôi, bèo sẫm xảy ra và tồn tại ở chứng NR Thể tích thể vân nênđược xem xét trong các nghiên cứu tiếp theo về mối tương quan của sự thay đổicấu trúc thể vân với sự thèm rượu, sự suy giảm trí nhớ ở những người NR [9].

Trí nhớ tương quan thuận với khối lượng mạng lưới phần thưởng, đặcbiệt là nhân hạnh nhân, giảm thể tích hải mã, nhân hạnh nhân ở người NR, sự

Trang 40

thèm muốn liên quan đến nhân hạnh nhân, giảm thể tích đáng kể ở hải mã,nhân nằm và sự giảm thể tích không đáng kể ở nhân hạnh nhân ở nhóm NR[86], [87] Khối lượng nhân hạnh nhân nhỏ hơn có liên quan đến việc tăngthèm rượu ở nhóm NR so với nhóm chứng Tách biệt những người tái nghiệnvà những người kiêng, một mối liên hệ đáng kể giữa khối lượng nhân hạnhnhân và cảm giác thèm ăn được tìm thấy ở nhóm tái nghiện, nhưng khôngthấy ở nhóm kiêng rượu [87], [88].

Theo nghiên cứu của Maksimovskiy A.L và cs (2019), uống quá nhiềuliên quan đến giảm thể tích cầu nhạt hai bên và giảm độ dày vỏ não trong cụmđỉnh trái Uống nhiều có liên quan đến sự gia tăng độ dày vỏ não ở vùngchẩm-đỉnh trung gian bên trái [89] Tương tự, nghiên cứu của Mackey S vàcs (2019) nhận thấy khối lượng thấp hơn đã được quan sát thấy ở bèo sẫm haibên, cầu nhạt bên phải ở nhóm NR so với nhóm chứng [85]

Nhân nằm là một cấu trúc cơ bản của não trước đối với giải phẫu thầnkinh và có chức năng kết nối với các cấu trúc não khác như vỏ não trước trán,nhân hạnh nhân và hồi đai Vai trò của nhân nằm trong việc củng cố và khenthưởng liên quan đến việc sử dụng rượu được đánh giá cao Các nghiên cứuđã báo cáo giảm thể tích dưới vỏ do tác động của ngộ độc rượu mạn tính, đặcbiệt nhân nằm bị ảnh hưởng nhiều nhất [79], [90].

Howell N.A và cs (2013), cho thấy ở những người uống rượu say xỉn cóthể tích nhân nằm và củ khứu giác lớn hơn đáng kể so với đối chứng Không cósự khác biệt giữa các nhóm về khối lượng hải mã hoặc nhân hạnh nhân Pháthiện này trái ngược với các nghiên cứu trước đây ở đối tượng NR Những pháthiện này có thể đại diện cho các di chứng sớm, cơ chế bù trừ do ít khả năng bịảnh hưởng bởi trạng thái uống rượu mạn tính Cần phải có những nghiên cứudọc để cung cấp thông tin về hình thái thay đổi theo thời gian [91].

1.2.2.3 Mối liên quan giữa biến đổi hình thái não bộ trên CHT với NR

Ngày đăng: 14/05/2024, 20:07

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan