Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Một Số Biện Pháp Rèn Luyện Nề Nếp Cho Trẻ 24-36 Tháng Tuổi Ở Trường Mầm Non

27 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Một Số Biện Pháp Rèn Luyện Nề Nếp Cho Trẻ 24-36 Tháng Tuổi Ở Trường Mầm Non

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

I Lý do chọn đề tài1 Cơ sở lý luận

“Trẻ em là đóa hoa tự nhiên và thuần khiết của nhân loại” Quả vậy, bấtkể những lời nói, hành động của người lớn đều có thể tác động tới nhận thức, lờinói và hành động của trẻ em Nhiều bậc phụ huynh để những lời nói thiếu vănhóa và hành xử xấu của mình đi vào thế giới trẻ thơ, đồng nghĩa với việc đanghủy hoại dần nhân cách của một con người ngay từ khi chúng còn là một đứatrẻ Mọi lời khuyên răn, phê phán của cha mẹ tới con trẻ không thể tác độngmạnh bằng việc mỗi cha mẹ luôn nỗ lực, phấn đấu là những tấm gương sáng chocon trẻ noi theo một cách rất tự nhiên, không khiên cưỡng.

Như chúng ta đã biết, giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệthống giáo dục quốc dân đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức,tình cảm kỹ năng xã hội và thẩm mỹ cho trẻ Những kỹ năng mà trẻ được tiếpthu qua chương trình giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập và thànhcông sau này của trẻ những năm đầu đời đóng vai trò vô cùng quan trọng trongviệc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của trẻ

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều biết và nhận ra trẻ em lứa tuổi 24-36tháng tuổi, các chức năng tâm lý phát triển mạnh nhưng chưa ổn định Trẻ tựanhư một chồi non mới nhú, còn rất non nớt, nhạy cảm với các tác động của môitrường xung quanh nên tôi thấy việc giáo dục đưa các cháu vào nề nếp để thamgia mọi hoạt động trong ngày của trẻ là rất khó khăn Vì trẻ chưa tách rời ôngbà, bố mẹ, những người thân trong gia đình Vậy làm thế nào để nhanh chóngđưa trẻ vào nề nếp ngay từ những ngày đầu - ngày mà trẻ bắt đầu làm quen vớimột môi trường mới.

Đây chính là nhiệm vụ vô cùng cần thiết và quan trọng đối với các nhàgiáo dục, đặc biệt là với các cô giáo mầm non Nếu trẻ không được uốn nắnngay từ đầu một cách khoa học thì sẽ ảnh hưởng đến việc hình thành và pháttriển nhân cách của trẻ sau này.

2 Cơ sở thực tiễn

Là một giáo viên mầm non đã công tác được hơn 10 năm, với lòng yêunghề và tâm huyết với nghề mình đã chọn Bản thân tôi nhận thấy, trẻ ở giaiđoạn 24- 36 tháng tuổi là giai đoạn trẻ mới bắt đầu bi bô tập nói và ở giai đoạnnày trẻ cũng mới bắt đầu nhận thức được việc mình làm đúng- sai hay tốt- xấu.Hơn thế nữa, trẻ ở độ tuổi này trẻ mới bắt đầu rời xa tình yêu thương của ông bà,bố mẹ đi học trường mầm non Do đó, thói quen nề nếp của trẻ ở trường mầmnon chưa được hình thành Chính vì vậy vấn đề rèn luyện nề nếp thói quen cho

Trang 2

trẻ ở trường mầm non giai đoạn 24- 36 tháng tuổi là việc hết sức quan trọng vàcần thiết Việc rèn luyện thói dày nề nếp thói quen cho trẻ 24- 36 tháng tuổi sẽ làcái kiềng vững chắc làm nền tảng cho việc hình thành và phát triển nhân cáchtoàn diện của trẻ sau này.

Vì những lý do này, tôi đã luôn trăn trở, tìm tòi và sáng tạo ra nhữngphương pháp cách thức rèn nề nếp cho trẻ tốt nhất, góp phần giúp trẻ có niềmsay mê khi đến lớp, khi được cùng cô và các bạn tham gia các hoạt động ở

trường Bởi vậy, tôi đã mạnh dạn tìm hiểu và đưa ra: “Một số biện pháp rènluyện nề nếp cho trẻ 24-36 tháng tuổi ở trường mầm non” Hy vọng những gì

tôi làm được sẽ góp phần nhỏ bé vào việc hình thành và phát triển nhân cách cho

trẻ nói chung, trẻ 24-36 tháng tuổi ở trường mầm non nói riêng

II Mục đích nghiên cứu.

Nhằm tìm ra một số biện pháp để rèn luyện nề nếp cho trẻ 24-36 tháng

tuổi một cách nhẹ nhàng, trẻ được thoải mái, tự nhiên hoạt động không gò bógiúp việc hình thành và phát triển nhân cách đầu tiên của trẻ đạt được kết quả tốtnhất

III Đối tượng nghiên cứu

Một số biện pháp rèn luyện nề nếp cho trẻ 24-36 tháng tuổi ở trường mầmnon.

IV Đối tượng khảo sát, thực nghiệm

Trẻ lớp 24-36 tháng tuổi trường mầm non tôi công tác

V Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp quan sát điều tra.- Phương pháp trò chuyện trao đổi.- Phương pháp thực nghiệm.

- Phương pháp thống kê số liệu.

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.

VI Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu

- Phạm vi: 24 trẻ lớp 24-36 tháng tuổi trường mầm non tôi công tác- Kế hoạch nghiên cứu: Từ tháng 09 năm 2022 đến tháng 05 năm 2023.

Trang 3

PHẦN THỨ HAI: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾTVẤN ĐỀ

I Những nội dung lý luận liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu1 Khái niệm nề nếp

Nề nếp chính là những quy định, thói quen để duy trì sự trật tự ổn địnhtrong công việc hoặc trong sinh hoạt hàng ngày Nề nếp còn là thói quen giữ gìncách làm việc hợp lý và sự linh hoạt có trật tự kỷ cương.

2 Vai trò của việc rèn luyện nề nếp

Nề nếp của trẻ mầm non nói chung, trẻ 24-36 tháng tuổi nói riêng thể hiệntrong mọi hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày: Cách giao tiếp của trẻ với ngườilớn tổi, với bạn bè , thói quen ăn ngủ vệ sinh, kỹ năng cất dọn đồ dùng ca nhân,đồ dùng đồ chơi khi chơi xong

Trẻ có nề nếp tốt sẽ góp phần hình thành con người phát triển toàn diện vềnhân cách Một trẻ có nề nếp tốt sẽ là tấm gương nhiều trẻ khác noi theo Mộtlớp nhiều trẻ có nề nếp tốt thì mọi hoạt động của lớp đó cũng sẽ tốt.

Cô giáo và cha mẹ chính là cầu nối giúp các con có được những thói quenvà nề nếp tốt Nề nếp tốt sẽ là nền tảng để tạo nên nhân cách tốt

II Khảo sát thực trạng 1 Thuận lợi

- Tôi luôn nhận được sự quan tâm sát sao và tạo điều kiện làm việc tốt nhấtcủa Ban giám hiệu nhà trường, cùng với sự giúp đỡ của bạn bè đồng nghiệp.

- Với đội ngũ giáo viên trẻ, có trình độ chuyên môn trên chuẩn và chuẩnchức danh nghề nghiệp, nhiệt tình, năng động cùng với lòng nhiệt huyết yêunghề, mến trẻ, luôn cố gắng trao dồi, học tập để tự nâng cao trình độ chuyên củabản thân.

- Đa số các bậc phụ huynh đều nhiệt tình với lớp, quan tâm đến sự pháttriển của con em mình.

- Tôi luôn được nhà trường tạo điều kiện để tham gia đầy đủ các chuyênđề về đổi mới của ngành học mầm non, các lớp tập huấn do phòng giáo dục tổchức, các cuộc thi - các phong trào thi đua của nhà trường

2 Khó khăn

- Đa số trẻ là con em đồng bào dân tộc Dao nên tâm lý chung là các concòn nhút nhát, thiếu tự tin nên khả năng giao tiếp của các con còn nhiều hạn chế.Hơn thế nữa, trẻ đang sống trong môi trường gia đình, được ông bà, bố mẹ yêuthương chăm sóc nên khi đến trường, lớp là nơi hoàn toàn mới mẻ, xa lạ với trẻ.Do đó nhiều trẻ còn chưa quen với nề nếp, thói quen của lớp.

Trang 4

- Một số phụ huynh nhận thức chưa đồng đều, họ cho là lứa tuổi trẻ cònnhỏ chưa cần thiết phải học tập, đặc biệt là chưa cần rèn luyện nề nếp Bên cạnhđó còn có một số phụ huynh nuông chiều con quá mức khiến trẻ tạo cho trẻ tínhnhõng nhẽo, khó bảo Từ đó dần dần tạo ra sự ỉ lại, lười biếng, dẫn đến nhữngthói quen không tốt cho trẻ

3 Số liệu điều tra trước khi thực hiệnTiêu chí khảo sát Tổng

Bảng 1: Khảo sát trước khi thực hiện đề tài.

Từ bảng khảo sát trên tôi nhận thấy nề nếp của trẻ đầu năm còn rất kém,đa số trẻ chưa biết chào hỏi lễ phép với các cô, chưa biết tự cất đồ dùng cá nhânvà nề nếp ăn ngủ, vệ sinh của trẻ cũng rất kém, đặc biệt là trẻ hầu như khônghứng thú tham gia vào các hoạt động.

Tôi đã tìm ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên như sau:

Trang 5

- Tôi xây dựng môi trường giáo dục chưa khoa học và chưa tích cực làmđồ dùng đồ chơi tự tạo ở các góc nên không gây được sự hứng thú cho trẻ.

- Tôi chưa linh hoạt sử dụng các phương pháp và hình thức trong việc tổchức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày, đặc biệt là việc rèn nề nếpcho trẻ

- Tôi chưa thường xuyên nghiên cứu tài liệu có liên quan đến việc rènluyện nề nếp cho trẻ.

- Tôi chưa biết kết hợp với bậc phụ huynh trong quá trình rèn luyện nề nếpcho trẻ.

- Tôi chưa động viên, khuyến khích trẻ kịp thời trong các hoạt động

III Những biện pháp chủ yếu thực hiện đề tài

Đứng trước thực trạng trên tôi thực sự băn khoăn lo ngại cho trẻ lớp tôi.Từ đó tôi đã mạnh dạn tìm hiểu và đưa ra một số biện pháp rèn luyện nề nếp cho

trẻ 24-36 tháng tuổi ở lớp tôi như sau:

1 Nghiên cứu tài liệu, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn

2 Rèn luyện bằng tình yêu thương, sự quan tâm, gần gũi của cô đối với trẻ.3 Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để có biện pháp thích hợp kịp thời.4 Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và tích cực làm đồdùng đồ chơi tự tạo cho trẻ hoạt động.

5 Rèn luyện nề nếp thường xuyên cho trẻ trong mọi hoạt động ở mọi lúc mọi nơi.6 Tích cực tuyên truyền vận động, phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường.

IV Biện pháp từng phần

1 Biện pháp 1 Nghiên cứu tài liệu, tự bồi dưỡng nâng cao trình độchuyên môn

Trước đây, tôi chỉ rèn luyện cho trẻ bằng những kiến thức sẵn có mà chưa

biết học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước, chưa thường xuyên nghiêncứu tài liệu nên việc rèn nề nếp cho trẻ còn dập khuân, chưa sáng tạo khiến cho

việc hình thành nề nếp của trẻ còn rất khó khăn

Giờ đây tôi nhận thấy rằng: Muốn đưa chất lượng về việc rèn luyện nềnếp cho trẻ đạt hiệu quả cao, tôi cần phải đi sâu nghiên cứu, tìm tòi, tham khảonhững tài liệu có nội dung về đề tài như: Hướng dẫn thực hiện chương trình trẻ24 - 36 tháng tuổi, tạp chí giáo dục mầm non, giáo trình tâm lý trẻ em từ 0 - 6tuổi, tuyển tập những trò chơi- câu đố thơ- truyện cho trẻ từ 24 - 36 tháng tuổi,tập bài hát “cùng hát vang bài ca sức khỏe - vệ sinh”

Muốn thực hiện việc rèn nề nếp thói quen cho trẻ đạt hiệu quả cao thì tôicần dựa vào tình hình thực tế trẻ ở trong lớp của mình để từ đó tìm tòi nhữngphương pháp và hình thức rèn luyện phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.

Trang 6

Xuất phát từ tình hình thực tế, dựa vào đặc điểm sinh lý của trẻ tôi đã đi sâunghiên cứu, tìm tòi, tham khảo những tài liệu có nội dung về đề tài rèn luyện nềnếp và thói quen cho trẻ, đó là những tạp chí giáo dục, những giáo trình giáo dụcmầm non nói về tâm lý trẻ như tâm lý học trẻ em, những câu chuyện ngắn nói vềtrẻ, đặc biệt là tôi nghiên cứu kỹ quy chế chăm sóc trẻ để nắm chắc phương phápvà cách rèn nề nếp thói quen cho trẻ, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, đúckết của bản thân, nhận thức đúng đắn, hiểu được tầm quan trọng của vấn đề,nắm vững tình hình cụ thể của lớp Đồng thời tìm hiểu cả về những thói quencủa gia đình trẻ, những khó khăn và điều kiện thuận lợi của nhà trường, của lớp.Từ đó, tôi có thể xây dựng kế hoạch cụ thể và tìm ra phương pháp và hình thứcrèn luyện trẻ hữu hiệu nhất, đạt hiệu quả cao.

Ngoài ra, trong năm học tôi đã được tham dự rất nhiều chương trình tậphuấn do phòng và nhà trường tổ chức Đặc biệt là từ những buổi tập huấn dophòng tổ chức ở một số điểm trường trên địa bàn huyện tôi có điều kiện để họchỏi kinh nghiệm của các bạn bè đồng nghiệp về hình thức rèn luyện nề nếp thóiquen cho trẻ sao cho hiệu quả nhất Sau đó, về tôi dựa vào tình hình thực tế trẻtrong lớp mình để áp dụng biện pháp rèn luyện phù hợp với đặc điểm tâm sinhlý của trẻ ở trong lớp.

Bên cạnh đó, ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu phụ trách chuyên môncùng với Tổ chuyên môn đã họp và thông nhất xây dựng kế hoạch tổ chức cáchoạt động chăm sóc giáo dục, đặc biệt là hoạt động kỹ năng sống để 100% giáoviên đươc tham dự để học tập, rút kinh nghiệm và từ đó xây dựng kế hoạchchăm sóc giáo dục trẻ phù hợp với độ tuổi và thực tế trẻ ở từng nhóm lớp.

Hình ảnh 1: Hình ảnh giáo viên tham dự hoạt động giáo dục mẫu cấp trường

Ngoài ra, thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn 2 lần một tháng, tôicòn tranh thủ thời gian học hỏi đồng nghiệp, bạn bè để bổ sung thêm kiếnthức, kinh nghiệm cho bản thân mình Hiện nay với hình thức sinh hoạtchuyên môn theo hướng “Nghiên cứu bài học” đã mang lại hiệu quả cao trongcông tác chăm sóc và giáo dục trẻ Qua những buổi sinh hoạt chuyên môn đóđã giúp cho giáo viên chúng tôi chủ động tìm ra và tích lũy được nhiều kiếnthức bổ ích cho việc chăm sóc giáo dục trẻ đặc biệt là việc rèn luyện nề nếpcho trẻ lớp tôi được tốt hơn

Hình ảnh 2: Học tập đồng nghiệp trong buổi sinh hoạt chuyên môn

2 Biện pháp 2 Rèn luyện bằng tình yêu thương, sự quan tâm, gần gũi của cô đối với trẻ.

Trong môi trường sư phạm mầm non, tình yêu thương và cách giao tiếpcủa một cô giáo mầm non có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và

Trang 7

phát triển cảm xúc, tình cảm, phẩm chất và nhân cách của trẻ Bởi trong nhữngnăm đầu đời, trẻ luôn cần có một hình mẫu để noi gương Mọi nhân cách, phẩmchất của trẻ đều được hình thành trong việc giao tiếp với mọi người xung quanh.Chính vì vậy, đòi hỏi người giáo viên mầm non khi đứng lớp phải yêu thương,gần gũi, tâm sự thật nhiều với trẻ, đặc biệt là phải có cách giao tiếp, ứng xử mộtcách khéo léo, tinh tế và linh hoạt trước mọi hành động của trẻ.

Khi được 24 – 36 tháng tuổi, trẻ đi học lớp nhà trẻ, mọi vật xung quanhđều xa lạ: Trường mới, cô mới, trẻ còn bỡ ngỡ, lạ lẫm vừa lưu luyến nhớ giađình, thậm chí có cháu còn sợ hãi, khóc nhè…Vậy để trẻ có tâm lý thoải mái khibước vào lớp thậm chí có thể quay ra chào ông bà, bố mẹ trước khi vào lớp thìviệc tôi cần làm là luôn đón trẻ bằng tình yêu thương, vỗ về và cởi mở để trẻnghĩ rằng “cô giáo là một người bạn lớn, đáng tin cậy của trẻ” Từ đó giúp chotrẻ có được cảm giác an toàn, thoải mái khi xa vòng tay của bố mẹ để vào lớpvới các cô giáo Với trẻ lứa tuổi nhà trẻ 24- 36 tháng, những ngày đầu mới nhậplớp, trẻ cần sự âu yếm, nhẹ nhàng, quan tâm yêu thương của cô giáo, tình cảmcủa cô đối với trẻ giàu cảm xúc thân thiết, yêu thương như mẹ con, tạo nênkhông khí cởi mở, quên mình là người lớn để thực sự là người bạn của trẻ Côcó thể sử dụng nghệ thuật của mình để thu hút lôi cuốn trẻ vào các hoạt độngmột cách dễ dàng, nhằm phát huy sự thích thú đến lớp của trẻ.

VD: Khi đón trẻ vào lớp những ngày đầu trẻ còn bỡ ngỡ có trẻ quấy khóc,dỗi hờn, nôn chớ tôi bế trẻ âu yếm vỗ về rồi cho trẻ xem tranh và trò chuyệnhoặc hát, kể chuyện cho trẻ nghe rồi cùng trẻ chơi các đồ chơi để trẻ quên đi nỗinhớ nhà.

Hay trong giờ ăn: nhiều trẻ không ăn, chỉ ngồi khóc, miệng còn nói: “conkhông ăn cơm ở lớp”, có trẻ thì không biết xúc, còn bốc nhót, làm rơi vãi cơm rabàn, còn ngủ gật, thậm chí có những trẻ ăn vào lại chớ ra nhưng tôi không hề nảntrí mà vẫn cố gắng ân cần, dỗ dành, động viên khuyến khích, bón từng thìa cơm,thìa cháo, thìa sữa cho trẻ Mới đầu trẻ ăn ít, dần dần trẻ quen ăn được nhiều thì tôitập cho trẻ tự cầm thìa xúc cơm ăn, nhắc nhở trẻ không bốc nhót, không nóichuyện, không làm rơi vãi, nếu rơi vãi thì nhặt vào đĩa Và sau một thời gian dàitrẻ đã thực sự hứng thú , quen nếp: cứ đến giờ ăn trẻ tự lấy ghế ngồi vào bàn ăn, trẻđã ăn hết xuất của mình một cách ngon lành

Hình ảnh 3: Cô chăm sóc trẻ từng bữa ăn

Trong giờ ngủ: Trước đây, khi tôi chỉ mới bắt đầu kê phản thì một số trẻ đãkhóc thét lên rồi, nhất định không đi ngủ Khi cho trẻ ngủ tôi đã ngồi hát những bàihát ru giống như lời ru ngọt ngào của mẹ , rồi kể những câu chuyện cổ tích cho trẻ

Trang 8

nghe Với một số trẻ đặc biệt khó tính: khóc hờn, hay giật mình thì tôi bế cho trẻngủ rồi mới đặt trẻ hoặc nằm cạnh ôm trẻ ngủ cho trẻ ngủ ngon giấc

Hình ảnh 4: Hình ảnh cô vỗ về chăm sóc giấc ngủ cho trẻ

Từ đó trẻ dần dần quen nếp,cứ đến giờ cô kê phản là trẻ tự động đi lấy gốivà nằm vào chỗ ngủ một giấc thật ngon

Trong giờ vệ sinh: có những trẻ cả ngày không chịu đi bô, chỉ đáidầm tôi đã đến bế trẻ nịnh trẻ dắt từng trẻ ra nhà vệ sinh để trẻ đi bô, dần trẻquen dần đã tự biết đi vệ sinh đúng giờ, đúng nơi quy đinh mà không cần côphải nhắc nhở.

Trong hoạt động học: có những trẻ chỉ ngồi một góc không tham gia vàobất cứ hoạt động gì của lớp Tôi đã đến động viên trẻ đó bằng cách: Tổ chức cáccuộc thi có thưởng, nhờ một trẻ khác cùng ra động viên trẻ đó từ đó kích thíchsự hứng thú của trẻ Và kết quả là trẻ đó đã tham gia các hoạt động cùng cô vàcác bạn, dần dần còn tham gia một cách nhiệt tình hơn Tạo được nề nếp học tậprất tốt cho lớp tôi khiến cho việc dạy và học đạt hiệu quả cao.

Từ những tình cảm và tình yêu thương của cô trẻ đi học vui vẻ hơn ítkhóc nhè, nghiêm túc thực hiện nền nếp của lớp Hãy tạo ra một lớp học trongsự yêu thương chan hòa lẫn nhau như mẹ và con trong một gia đình Để trẻ cảmnhận được sự yêu thương, bao dung trìu mến của cô giáo thì hầu hết trẻ đều thựchiện theo lời cô dạy bảo.

3 Biện pháp 3 Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để có biện pháp thích hợp kịp thời.

Trước kia, tôi thường rèn luyện nề nếp của trẻ một cách đồng loạt màkhông tìm hiểu rõ tâm sinh lý của từng trẻ, nên kết quả không cao Qua nghiêncứu tài liệu và tìm hiểu một số biện pháp của chị em đồng nghiệp ở cùng cơquan cũng như các bạn bè đồng nghiệp ở đơn vị trường bạn tôi nhận thấy việcnắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở lứa tuổi 24 - 36 tháng là một yếu tố vôcùng quan trọng để tìm ra những biện pháp thích hợp trong việc rèn nề nếp thóiquen cho trẻ Với trẻ lứa tuổi 24 - 36 tháng, các bé đang được sống trong vòngtay của gia đình, được sự cưng chiều của mọi người trong gia đình, trẻ luônđược ông bà, bố mẹ "làm hộ" mọi việc thay cho tự làm Do vậy khi đến lớp, làmquen với môi trường mới trẻ sẽ không khỏi ngỡ ngàng và có những phản ứng vềtâm sinh lý.Nắm được điều này tôi đã cố gắng tìm hiểu tâm sinh lý của từng trẻqua những người thân trong gia đình trẻ, đồng thời tôi luôn chú ý quan sát trẻmọi lúc, mọi nơi, mọi hoạt động trên lớp để lập ra kế hoạch bồi dưỡng đối tượngtheo sự phân nhóm và sắp xếp chỗ ngồi cho từng cháu một cách hợp lý:

Trang 9

- Trong giờ hoạt động có chủ đich hay các hoạt động ngoài trời, hoạt độnggóc tôi thường xếp:

+ Trẻ nhút nhát ngồi cạnh trẻ nhanh nhẹn, mạnh dạn.+ Trẻ khá ngồi cạnh trẻ trung bình.

+ Trẻ hiếu động, cá biệt hay nói chuyện ngồi cạnh trẻ ngoan, ngồi cạnh côgiáo, để dễ quan sát và tiện cho việc điều hành trẻ tốt hơn.

Hình ảnh 5: Hình ảnh trẻ ngồi ngoan hoạt động với đồ vật

- Trong giờ ăn: Tôi xếp những trẻ ăn ngoan , ăn tốt ngồi một bàn, trẻ nàolười ăn, ăn còn hay bốc nhót ngồi một bàn để tôi tiện quản lý và nhắc nhở , độngviên trẻ kịp thời.

- Trong giờ ngủ: Tôi cũng xếp những trẻ nào ngủ ngoan nằm một dãy.Những trẻ nào hay quấy, ngủ hay giật mình nằm riêng để tiện quan sát và khônglàm ảnh hưởng tới các bạn khác trong lớp

Ngoài ra, tôi sẽ tích cực biểu dương những trẻ khá giỏi, để trẻ đó tiếp tụcphát huy, còn những trẻ yếu kém thì noi gương với những trẻ nhút nhát, yếukém tôi khuyến khích, động viên trẻ trả lời các câu hỏi, cùng tham gia các hoạtđộng tập thể bằng hình thức thi đua có thưởng.

Đặc biệt tôi thường xuyên uốn nắn và rèn luyện cho trẻ cách giao tiếp,cách xưng hô với cô giáo và trả lời cô giáo khi cần thiết, bằng những hình thứctrên tôi đã dần ổn định đưa trẻ vào nề nếp thói quen trong mọi hoạt động, ở mọilúc mọi nơi Từ đó trẻ dần dần làm quen và đi vào nề nếp một cách nhẹ nhàngvà đạt hiệu quả cao.

Khi đi sâu vào tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý từng trẻ tôi nhận thấy tínhcách trẻ lớp tôi rất phức tạp: Trẻ thì nhút nhát, trẻ thì nhanh nhẹn mạnh dạn, trẻlại quá hiếu động, lì lợm, trẻ thì tiếp thu bài tốt nhưng có trẻ tiếp thu bài quáchậm Vì thế tôi đã ghi tên trẻ theo từng đặc điểm đó vào sổ để tiện theo dõi vàcó biện pháp hình thức giáo dục cho hợp lý Từ đó nề nếp trẻ lớp tôi dần dầntiến bộ hẳn: không còn trẻ quá nhút nhát, cá biệt, lì lợm nữa.

4 Biện pháp 4 Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm vàtích cực làm đồ dùng đồ chơi tự tạo cho trẻ hoạt động.

- Trước đây, tôi nghĩ môi trường giáo dục không có tác dụng cho việc rènluyện nề nếp cho trẻ Vì thế môi trường lớp học của tôi chưa khoa học, chưaphong phú, đồ dùng đồ chơi còn sơ sài, không gây được sự hứng thú cho trẻtrong các hoạt động, không kích thích được tính sáng tạo của trẻ, khiến trẻ tiếpthu bài chậm, trẻ không năng động sáng tạo.

Đó chính là sai lầm lớn của tôi Qua thực tế tôi nhận thấy rằng: Muốnđưa chất lượng của việc rèn luyện nề nếp cho trẻ tốt hơn thì bản thân tôi phải

Trang 10

tích cực xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và không ngừngsưu tầm những nguyên vật liệu sẵn có để làm đồ dùng đồ chơi sao cho đẹp, sángtạo, hấp dẫn, nhưng phải đảm bảo an toàn, sử dụng hợp lý và phù hợp với nộidung với độ tuổi Đồ dùng đồ chơi sắp xếp gọn gàng vừa tầm với trẻ để thu húttrẻ vào mọi hoạt động một cách thoải mái và tự tin hơn.

Môi trường học tập nơi đáp ứng tốt nhất cho mục đích chăm sóc giáo dục

trẻ Như chúng ta đều biết: Trẻ mầm non nói chung và đặc biệt là trẻ 24- 36tháng tuổi nói riêng, môi trường học tập có vị trí to lớn trong việc nhận thức củatrẻ, vì môi trường học tập là nơi để trẻ tiếp xúc hằng ngày, hàng giờ

Tôi đã thay đổi lại môi trường học tập trong lớp tạo ra môi trường đẹp hấpdẫn trẻ bằng cách tôi tìm hiểu yêu cầu của các chủ đề căn cứ vào cấu trúc phònghọc của lớp mình đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi nhà trẻ 24- 36 tháng tuổi đểtạo môi trường đẹp, phong phú và hấp dẫn xung quanh trẻ Để gây ấn tượng chotrẻ tôi sưu tầm thiết kế các hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu có mầu sắc đẹp, bố cụchợp lý và đặt tên thật ngộ nghĩnh phù hợp với tâm lý của trẻ.

Trong giờ đón trẻ: Khi trẻ mới nhập lớp đang còn khóc vì nhớ bố mẹ, ôngbà tôi bế cháu lại các góc chơi xem bức tranh ảnh hướng vào các câu chuyện,bài thơ, xem đồ chơi : Búp bê, con vật, những đồ dùng âm nhạc, đồ dùng nấuăn Để trẻ tập trung vào các đồ chơi mà quên đi nỗi nhớ nhà bằng cách tôi cóthể đàm thoại với trẻ, chỉ vào đồ chơi và hỏi: Đây là con gì ? Nó đang làmgì? cô kể (đọc) trích đoạn một câu chuyện (bài thơ) nào đó có liên quan đến đồchơi đang cho trẻ quan sát (Ví dụ: bài “Đàn gà con”)

- Tôi còn chú trọng làm nhiều đồ dùng dạy học đẹp, phong phú có tínhsáng tạo ở các góc lớp như: Góc vườn cổ tích, Bé với hình và màu, Hoạt độngvới đồ vật, Thực hành cuộc sống để gây được sự hứng thú của trẻ khi đến lớp.

Hình ảnh 6: Hình ảnh góc Thực hành cuộc sống

Sử dụng dối dạy trẻ trong các tiết kể chuyện; sử dụng mô hình tự làm gâysự tò mò, hứng thú cho trẻ như: cho trẻ quan sát khám phá mô hình các phươngtiện giao thông, vườn cây, vườn rau Đồng thời linh hoạt sử dụng các phươngpháp truyền đạt kiến thức cho trẻ sao cho hấp dẫn và phù hợp nhất để gây đượcsự hứng thú cho trẻ trong tiết học.

Các đồ dùng đồ chơi tôi làm đều gắn liền với các chủ đề sự kiện trongnăm học, và có tính sử dụng rất cao Ngoài ra tôi còn tích cực tham gia đầy đủcác cuộc thi làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo ở cấp trường, cấp huyện để có cơ hộihọc hỏi bạn bè đồng nghiệp nhiều hơn

Hình ảnh 7: Hình ảnh các loại rối ở Góc vườn cổ tích

Trang 11

Tôi xây dựng môi trường học tập bằng việc sắp xếp thành các góc chơi để trẻ dễ dàng lựa chọn cũng như lấy đồ dùng thuận tiện Các đồ dùng đồ chơi trong các góc được sắp xếp những bài tập có tính mục đích rõ rệt, mà khi cầm vào đồ dùng trẻ có thể tự tương tác và thực hành kỹ năng cho trẻ, giúp trẻ hứng thúđến lớp hơn, tiếp thu lĩnh hội kiến thức nhanh hơn, tạo cho trẻ tính tự tin và mạnhdạn hơn Đó là yếu tố góp phần quyết định chất lượng và khả năng hoạt động củatrẻ, đồng thời tạo cho trẻ có nề nếp thói quen tốt hơn trong các hoạt động.

5 Biện pháp 5 Rèn luyện nề nếp thường xuyên cho trẻ trong mọi hoạt động ở mọi lúc mọi nơi.

Trước đây, tôi chưa biết lồng ghép tích hợp rèn nề nếp cho trẻ ở mọi lúcmọi nơi nên việc hình thành thói quen nề nếp cho trẻ còn thụ động và hạn chế.Giờ đây tôi nhận thấy rằng: Việc rèn luyện nề nếp cho trẻ một cách thườngxuyên trong mọi hoạt động, ở mọi lúc mọi nơi là rất cần thiết Với tâm lý trẻ lứatuổi nhà trẻ là dễ nhớ nhưng lại mau quên nên việc tạo nề nếp thói quen cho trẻphải được thực hiện thường xuyên và lặp đi lặp lại Dựa vào thực tế của lớp vàđặc điểm tâm sinh lý đó của trẻ, hàng ngày tôi tận dụng thời gian để rèn nề nếpthói quen cho trẻ ở lớp tôi trong mọi hoạt động: từ giờ đón trẻ, giờ trả trẻ, giờtham gia các hoạt động học, giờ vui chơi, giờ ăn, giờ ngủ, vệ sinh Thực tế cáccon còn rất bé, chưa có ý thức được như các anh chị lớn, các con rất thích đượctập làm một số việc tự phục vụ Vì thế tôi thường năm bắt mọi cơ hội để trẻ tựmình làm một số công việc nhẹ nhàng phù hợp với khả năng của trẻ như:

+ Khi trẻ đến lớp tôi thường ân cần trò chuyện với trẻ: “Hôm nay conđược ai đưa đến lớp đây? Con khoanh tay chào mẹ đi nào,thế con đang đi đôidép màu gì, con tự cất lên giá dép giúp cô đi”; hay: “Ai mua cho con ba lô màđẹp thế? Con cất giúp cô lên tủ đồ nào”

Hình ảnh 8: Hình ảnh cô hướng dẫn trẻ cất ba lô vào tủ để đồ.

+ Trong bữa ăn, tôi thường khuyến khích, động viên trẻ ăn hết xuất,trong giờ ăn thì tôi hỏi trẻ: “Tay phải con đang cầm gì , tay trái con đang giữgì?”, nhắc trẻ ăn gọn gàng, tự nhặt cơm rơi vào đĩa, ăn song thì con mang bát lêncất đúng vào nơi quy định giúp cô

+ Thông qua hoạt động ngoài trời: Khi tôi cho trẻ quan sát cây xanh, thấy cólá rụng dưới sân cô nhắc trẻ nhặt vào thùng rác bằng một hoạt động: “Thi xem bạnnào nhặt được nhiều lá nhất và biết bỏ vào thùng rác, bạn đó sẽ được thưởng mộtbông hoa” Những hành động tuy rất nhỏ đó nhưng đã giúp trẻ hình thành một sốnề nếp thói quen tốt ban đầu cho mình.

Trang 12

- Trong hoạt động học, hoạt động vui chơi: Tôi cố gắng tích hợp, lồng ghépnhững bài hát, bài thơ, câu chuyện, trò chơi… có nội dung nói về nề nếp thóiquen sẽ giúp trẻ tự liên hệ tới bản thân dần dần hình thành những thói quen tốt.

Hình ảnh 9: Hình ảnh trẻ tham gia hoạt động ngoài trời

+ Rèn luyện cho trẻ thói quen biết chào hỏi lễ phép thông qua các hoạtđộng: kỹ năng sống, hoạt động âm nhạc, hoạt động làm quen với văn học

Ví dụ: Thông qua bài hát, bài thơ, câu chuyện như: “Lời chào buổi sáng”,“Mẹ yêu không nào”, “Lời chào”, “Miệng xinh” cô giáo sẽ giáo dục trẻ cáchchào hỏi lễ phép với ông bà, bố mẹ từ đó trẻ sẽ có nề nếp thói quen chào hỏi.

Hay trong năm học này, ngay từ đầu năm học tổ chuyên môn khi xâydựng kế hoạch đã đưa hoạt động kỹ năng sống vào trong kế hoạch giáo dục ởcác độ tuổi từ nhà trẻ đến mẫu giáo Thông qua các hoạt động kỹ năng sống giáoviên có thể rèn nề nếp cho trẻ rất hiệu quả

Ví dụ: Kỹ năng cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định sẽ giúp trẻ có thóiquen tự cất đồ dùng cá nhân của mình đúng nơi quy định, kỹ năng chào hỏi lễphép sẽ giúp trẻ hiểu và biết cách chào hỏi lễ phép với mọi người xung quanh.

Hình ảnh 10: Trẻ tham gia hoạt động KNS “Dạy trẻ cách chào hỏi lễ phép”

+ Khi trẻ chơi đồ chơi xong, để khuyến khích tính,nhanh nhẹn, tự giác củatrẻ, tôi cho trẻ cùng đọc bài thơ “Giờ chơi” và phát động cuộc thi: các tổ thi đuanhau xem tổ nào cất đồ chơi nhanh nhất cuối tuần sẽ được thưởng quà.

+ Khi chơi và cất dọn đồ dùng đồ chơi xong, chuẩn bị đến gời ăn cơm tôinhắc trẻ thật khéo léo qua bài thơ: “Rửa tay sạch”

+ Hoặc nhắc trẻ biết gữ gìn vệ sinh sạch sẽ qua bài thơ: “Chùi mũi”.

Từ đó rèn thói quen vệ sinh cho trẻ: trẻ biết phải rửa tay trước khi ăn cơmvà biết lau mũi khi bị bẩn…

- Khi trẻ chuẩn bị ăn cơm, tôi lại giáo dục trẻ khéo léo qua bài thơ: “Giờ ăn” - Khi trẻ lên giường tôi cho cả lớp đọc bài thơ : “ Giờ ngủ”

Qua những việc làm này,vừa giúp trẻ phát triển vốn từ, đồng thời giúp trẻrèn luyện ý thức ban đầu , đó là thao tác kỹ năng lao động tự phục vụ bản thân

Bản thân tôi luôn thực hiện đúng lịch sinh hoạt một ngày của trẻ: giờ nàoviệc ý,thực hiện nghiêm túc kế hoạch chương trình chăm sóc giáo dục của tổchuyên môn Nhờ đó mà trẻ lớp tôi dần dần hình thành được nề nếp một cáchnhẹ nhàng không gò bó.

6 Biện pháp 6 Tích cực tuyên truyền vận động, phối kết hợp giữa giađình và nhà trường

Trước đây tôi ít trao đổi với các bậc phụ huynh về tình hình học tập, nềnếp của các cháu lớp mình, nên không nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ của

Trang 13

họ Song qua quá trình công tác tôi nhận thấy để hoàn thành tốt công tác chămsóc và giáo dục trẻ thì cần có sự phối hợp và hỗ trợ cho nhau giữa gia đình vànhà trường Và muốn thực hiện tốt sự phối hợp đó thì tôi cần mạnh dạn chia sẻsuy nghĩ với phụ huynh về tầm quan trọng của việc chăm sóc giáo dục trẻ mầmnon, để từ đó phụ huynh có nhận thức đúng đắn và xác định vai trò của mìnhtrong việc chăm sóc giáo dục trẻ

Chúng ta vẫn thường dạy trẻ: “Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo, khi đếntrường cô giáo như mẹ hiền” Hai người mẹ đó rất quan trọng đối với trẻ và sựkết hợp của hai người mẹ là rất cần thiết Để nâng cao chất lượng hoạt động củatrẻ trong trường mầm non từ đó có sự giáo dục toàn bộ giữa gia đình và nhàtrường là một việc làm hết sức cần thiết tôi thấy rằng tất cả mọi khó khăn tronghọc tập không thể thiếu được vai trò giải quyết khó khăn của phụ huynh vì thếngay từ đầu năm học để phụ huynh hiểu thêm về các hoạt động của trẻ trongtrường mầm non Vì thế để phối hợp giáo dục trẻ với các bậc phụ huynh, đầunăm tôi tổ chức mời phụ huynh đến họp để bàn bạc trao đổi về phương phápgiáo dục trong năm học mới và rút ra kinh nghiệm từ năm học cũ.

Trong buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đã thông báo đặc điểm tình hìnhtrẻ lớp mình, nhấn mạnh đặc điểm tâm sinh lý của trẻ lứa tuổi này: nhiều trẻ rấtcá tính, hiếu động, bướng bỉnh, thích làm theo sở thích của mình , đồng thờitôi cũng trao đổi với họ về đặc điểm công việc của các cô có những khó khănvất vả áp lực để phụ huynh chia sẻ đồng cảm, quan tâm phối kết hợp cùng đưara những biện pháp uốn nắn trẻ tốt nhất.

Hình ảnh 11: Hình ảnh họp phụ huynh đầu năm

Để phối kết hợp với phụ huynh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ thì việcđâu tiên tôi làm là tìm hiểu về nghề nghiệp của bố mẹ trẻ tôi đã nắm được nghềcủa bố mẹ trẻ từ đó tôi có kế hoạch gặp gỡ và thường xuyên trao đổi về tình hìnhsức khoẻ của trẻ, tình hình học tập của trẻ, đặc biệt qua các buổi đón trả trẻ tôiđã trao đổi trực tiếp với các bậc phụ huynh về trang thiết bị đồ dùng đồ chơi mànhà trường đã cấp nhu cầu lớp còn thiếu những gì Qua trao đổi nhờ các bậc phụhuynh sưu tầm những vật liệu hỏng bỏ đi để gom lại mang về làm đồ chơi tự tạođể phục vụ trong các hoạt động của trẻ Hoặc tôi có thể vận động các bậc phụhuynh cùng tham gia đóng góp thêm các loại đồ dùng hoặc sưu tầm tranh ảnh,những bài thơ, câu chuyện có nội dung phù hợp để phục vụ cho việc chăm sócgiáo dục trẻ đạt kết quả tốt.

Hình ảnh 12: Cô giáo trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ

Bên cạnh đó, ngay từ đầu năm học tôi và các giáo viên trong lớp đã xâydựng tốt góc tuyên truyền tại lớp có tranh ảnh khẩu hiệu được trang trí ngoài lớp

Ngày đăng: 11/05/2024, 09:04

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan