phòng hiện tượng bùn lọt vào vùng nước trong của nước ở các điểm N4 ,N5 , N7. Kiểm tra chúng cần tiến hành sau mỗi lần 25 ÷30 phút.
- Sau mỗi ca nhân viên trông coi thiết bị xử lý nước sơ bộ phải kiểm kê lượng hoá chất và ghi chép vào sổ “ Sổ theo dõi tiêu hao hoá chất “.
- Khi giao và nhận ca các nhân viên phải kiểm tra tấm phân phối nước bên trên của bể lắng.
- Dựa trên cơ sở theo dõi định kỳ: Cứ sau mỗi chu kỳ làm việc cần tiến hành rửa tấm phân phối phía trên của bể lắng nếu như mặt sàng phía trên bị bùn che phủ. Khi tiến hành rửa cần xả bể lắng một ít cho nước cạn hở hết tấm phân phối nước ra bằng cách mở xả theo đường xả định kỳ. Sau đó dùng nước rửa để rửa những bùn tích luỹ bám trên tấm phân phối. Đồng thời ta tiến hành rửa cả máng dẫn nước và vệ sinh các lỗ trên máng sau khi đưa bể lắng trở lại làm việc thì có thể cho bùn đi ra khỏi vùng nước trong bằng cách tăng cường xả liên tục sau khi thấy nước trong ở điểm N5 đạt độ trong suốt thì đưa lượng xả liên tục về giá trị cũ và sau đó đưa bể lắng vào làm việc với công suất yêu cầu.
- Khi bể lắng ngừng vận hành ở trạng thái dự phòng có nước thì cứ mỗi ca phải tiến hành xả toàn bộ các điểm lấy mẫu một lần. Khi xả, lần lượt mở các van trong thời gian 1 phút sau đó lại đóng chặt các van mẫu lại..
- Nhân viên đi ca phải xác định nồng độ các dung dịch hoá chất đã chuẩn bị. Khi bể lắng làm việc ổn định thì mỗi ca phải kiểm tra nồng độ các loại hoá chất một lần. - Khối lượng và chu kỳ kiểm tra hoá học thường xuyên đối với bể lắng như sau:
- Khối lượng và chu kỳ kiểm tra hoá học chung đối với bể lắng như sau:
Công tác kiểm tra hoá học chung do nhân viên phòng thí nghiệm ban ngày thực hiện
mẫu nước của bể lắng (trừ lượng nước để xác định độ trong suốt ) phải lọc nước mẫu qua giấy lọc.