XIV. Bảo vệ cho thanh cái 110,220k
2. Vận hành bể lắng:
Bể lắng kiểu BTИ -100 trong hệ thống xử lý nước sơ bộ về cấu tạo gồm những bộ phận sau đây (hình 3).
I : Đường ống nước nguồn vào bể lắng DY = 200 II : Thân bể lắng, thể tích phần nước V1 =190m3
III : Bộ tách không khí. Thể tích phần nước ≈ 10m3
IV : Máng nước tròn.
V : Ống dẫn nước trong từ khoang thu bùn. VI : Ống dẫn nước trong ra khỏi bể lắng. VII : Các của thu hồi bùn và ống thu hồi bùn.
VIII : Khoang chứa bùn. Thể tích phần nước V ≈30m3.
IX : Ống dẫn nước nguồn từ bộ tách không khí xuống phần hình côn phía dưới của bể lắng.
X : Đường xả từ khoang thu hồi bùn (Khoang chứa bùn).
XI : Đường xả liên tục từ khoang thu hồi bùn (Đóng mở bằng tay). XII : Đường ống xả liên tục từ khoang chứa bùn (Đóng mở bằng điện). XIII : Đường ống xả định kỳ từ khoang chứa bùn.
XIV : Đường ống xả đáy bể lắng.
XV : Tấm chắn có lỗ nằm ngang phía dưới. XVI : Các tấm chắn thẳng đứng có lỗ φ 100mm. XVII : Tấm phân phối nước phía trên.
XVIII : Hộp thu nước trong.
Bề mặt kim loại của bể lắng được sơn bảo vệ hoá học. Ngoài ra bể lắng còn 10 điểm lấy mẫu khác nhau trong bể lắng để phục vụ công tác kiểm tra trong vận hành. (Xem hình 4).
- Điểm N1 đặt cách 200mm từ điểm bắt đầu phân hình trụ phía dưới của bể - Điểm N2 đặt cách phân bình trụ phía dưới 1.715 mm.
- Điểm N3 đặt cách 500 mm thấp hơn mép trên của cửa thu hồi bùn (hoặc cách mép trên của hình trụ của bể lắng 3000 mm ).
- Điểm N4 đặt cao hơn mép trên của cửa thu hồi bùn 500 mm (hoặc đặt thấp hơn mép hình trụ trên của bể lắng 2.000 mm).
- Điểm N5 lấy từ đường nước trong đi ra của bể lắng.
- Điểm N6 đặt trong khoang chứa bùn cách phần bắt đầu hình trụ phía dướ của khoang tách khí 4.050 mm.
- Điểm N7 đặt trong khoang chứa bùn cách phần bắt đầu hình trụ phía dưới của khoang tách khí 2.550 mm.
- Điểm N8 đặt tại đầu dưới của đường dẫn nước trong đi ra từ hộp thu hồi nước trong của khoang chứa bùn.
- Điểm N9 đặt tại đầu trên của đường dãn nước trong đi ra của hộp thu hồi nước trong của khoang chứa bùn.
- Điểm N10 đặt ở bên trong tại phần dưới của hộp thu nước trong.
Trước đây từ điểm N9 và điểm N10 có hai ống xung tín hiệu vào đồng hồ để xác định lưu lượng nước đi ra từ ngăn nước trong của khoang chứa bùn. Việc xả bùn liên tục từ khoang chứa bùn của bể lắng được điều chỉnh tự động phụ thuộc vào công suất của bể lắng. Bể lắng được trang bị đồng hồ đo pH để xác định trị số của pH của nước, đồng thời cũng được trang bị 2 bộ truyền tín hiệu của bình lọc bùn.(hiện tại các thiết bị tự động này không làm việc)
Dung dịch phèn được các bơm định lượng phèn. Kiểu HД- 100 /10 bơm vào phần côn phía dưới của bể lắng. Nước nguồn được cấp vào khoang tách khí III (hình 4), từ đó nước được cấp xuống phần hình côn phía dưới đáy bể lắng bằng 3 vòi phun đặt theo phương tiếp tuyến. Dung dich phèn cũng được cấp vào phần hình côn của bể lắng ở vị trí cao hơn các vòi phun một chút ( khoảng 500mm). Như vậy ở vùng hình côn này xảy ra các phản ứng cơ bản của sự keo tụ mà kết quả là tạo thành kết tủa ở dạng bông bùn. Quá trình này kết thúc ở phần hình trụ của bể lắng và sự hấp thụ sẽ xảy ra trong toàn bộ khoảng thời gian tiếp xúc giữa các hạt keo có trong nước và các chất kết tủa dạng bông bùn. Từ phía trên của phần tiếp xúc, bùn được thu vào các cửa thu bùn, đi vào khoang chứa bùn theo các ống VII, còn nước trong sẽ được đi lên qua vùng nước trong, qua tấm phân phối nước phía trên XVII, đi vào máng thu nước tròn IV rồi đi vào hộp thu nước trong XVIII. Từ đó nước được dẫn vào ống nước trong ra khỏi bể lắng VI rồi đi sang bể chứa nước trong. Ở phần dưới của bể lắng có đặt một tấm mặt sàng có lỗ nằm ngang XV và 4 tấm thẳng đứng XVI để thay đổi hướng chuyển động từ chuyển động xoáy sang chuyển động thẳng đứng lên trên.
Một phần nước sẽ đi theo bùn vào các cửa thu bùn vào khoang chứa bùn theo các ống, ở đây nước sẽ được lắng trong và nổi lên trên và sau đó đi theo ống góp V (đường ống dẫn nước trong từ hộp thu hồi nước trong của khoang chứa bùn) qua van điều chỉnh vào hộp thu nước trong XVIII. Sau đó nước này sẽ cùng với dòng nước trong chung của bể lắng đi theo đường ống sang bể chứa nước trong.
Còn bùn trong khoang chứa bùn sẽ được lắng xuống dưới tác dụng của trọng lực và được đưa ra ngoài theo đường ống xả liên tục XI. Khi chế độ vận hành không ổn định (có thể bùn đi theo vào vùng nước trong ) thì lúc đó phải mở thêm van xả định kỳ XII để tăng cường đưa bùn ra ngoài.
* Chuẩn bị và khởi động bể lắng
Trước khi khởi động bể lắng : Sau khi lắp ráp hoặc sau khi sửa chữa phải kiểm tra bên trong bể lắng một cách kỹ lưỡng, đặc biệt cần chú ý những điều sau đây:
- Thân của bộ tách không khí phải thật thẳng đứng, còn mép của 4 ống cấp nước đến phải được đặt thật thăng bằng trên cùng một mặt phẳng nằm ngang.
- Các gioăng đệm mặt bích trên các đường ống của bể lắng không được lồi vào trong ống.
- Ống thu hồi bùn bên trong bể lắng phải thật thẳng đứng, các mép trên và dưới cửa thu hồi bùn phải thật phẳng và ở vị trí thẳng nhau.
- Tấm mặt sàng phân phối nước phía trên phải thật bằng phẳng (khi kiểm tra độ phẳng dựa vào mức nước trong bể lắng), chỗ mối nối với thân bể lắng phải được hàn bằng mối hàn liền.
- Các lỗ trên máng nước tròn phải được khoan trên cùng một độ cao và khoảng cách giữa chúng phải đều nhau.
- Các cửa người chui trên các tấm chắn có lỗ phía trên và phía dưới phải có gioăng đệm cao su để bắt khoá chặt và kín.
* Khởi động bể lắng được tiến hành theo trình tự sau:
- Mở các van (NNC1); (NNC2); (NNC3);(NNB11) nếu vận hành bể lắng 1 hoặc (NNC1); (NNC2); (NNC3);(NNB21) nếu vận hành bể lắng 2; điều chỉnh công suất bể lắng ở 50m3/h bằng van điều chỉnh (DCLL1) hoặc (DCLL2). Sau khi cấp nước vào bể lắng từ 5 ÷7 phút thì mở toàn bộ các van xả đáy: (XDB1) hoặc (XDB2) để rửa phần côn của bể lắng.
- Sau khi rửa xong phần hình côn của bể lắng thì bắt đầu đồng thời cho nước vào bể lắng và vào khoang chứa bùn (để tránh trường hợp khoang chứa bùn bị biến dạng và đứt mối hàn) trình tự thao tác như sau:
- Mở van liên thông: (LTB1) hoặc (LTB2). - Đóng các van xả đáy (XDB1) hoặc (XDB2).
- Khi tiến hành cấp nước vào bể lắng thì toàn bộ các van đường lấy mẫu phải mở, trong thời gian đó đồng thời phải kiểm tra lại số thứ tự các điểm lấy mẫu. Khi thấy nước bắt đầu chảy ra các điểm lấy mẫu N1 thì tiến hành bơm dung dịch phèn vào bể lắng theo thứ tự sau (xem hình 1).
- Mở các van (DLP12) ; (P11); (P12); (PB11) hoặc (PB21); hoặc các van (DLP22) ; (P21); (P22); (PB11) hoặc (PB21),….. sau đó khởi động các bơm định lượng phèn tương ứng theo thứ tự 1; 2; 3; 4. Khi độ kiềm của nước nguồn nhỏ hơn 1mgđl/lít thì phải tiến hành bơm dung dịch kiềm vào đường ống nước nguồn bể lắng. (Trước khi khởi động bể lắng dung dịch kiềm công tác phải chuẩn bị sẵn trong bình định lượng ) thứ tự thao tác bơm dung dịch kiềm như sau:
- Mở các van DLK2 ; K11 ; K12; KL11 (hoặc KL21), hoặc nếu chạy các bơm định lượng kiềm số 2, thì mở các van tương ứng DLK2 ; K21 ; K22; KL11 (hoặc KL21). Việc điều chỉnh lưu lượng kiềm cấp cho bể lắng được điều chỉnh bằng van tái tuần hoàn kiềm KT về bình định lượng kiềm.
- Sau đó khởi động bơm định lượng dung dịch kiềm (số 22).
- Khi xuất hiện nước tại điểm lấy mẫu N3 thì đóng van liên thông (XLT -1) hoặc (XLT -2).
- Tiến hành tích luỹ ở vùng lọc bùn ở 2 ÷ 3 giờ đầu tiên thì tất cả các điểm lấy mẫu nước đều đục cả. Muốn vậy tiến hành mở van xả định kỳ DKB1 và xả liên tục LTTB1 (hoặc DKB2 và LTTB2) để xả nước đục ra ngoài theo đường xả định kỳ, tránh xả nước đục sang bể nước trong đang sử dụng cho các công việc khác. Liều lượng phèn trong giai đoạn này để tương đối cao (khoảng 1,0 ÷ 1,5 mgđl/lít ) tuỳ theo độ kiềm của nước sông.
- Khi hình thành sự kết tủa và tích luỹ bùn thì độ bùn ở điểm 1 và 2 tăng dần. Khi độ bùn tại điểm 1 và 2 đạt khoảng 30% thì dần dần khép van xả định kỳ DKB1 hoặc DKB2 để nước nâng dần lên điểm 4, đến khi nước điểm 4 bắt đầu trở nên trong thì tiền hành đóng van xả định kỳ DKB1 hoặc DKB2. Khi thấy nước tại điểm N5 trong rồi thì lúc đó cần điều chỉnh liều lượng phèn ở giá trị tối ưu. Trước khi kết thúc sự
hình thành vùng lọc bùn thì cần mở van điều chỉnh DCB1 hoặc DCB2 nước ra khỏi vùng nước trong của khoang chứa bùn là ≈ 50%.
- Khi vùng lọc bùn bắt đầu ổn định thì có thể cho phép nâng công suất của bể lắng đến giá trị định mức, lúc đó cần giữ ổn định phẩm chất nước và lượng bùn trong các điểm lấy mẫu. cụ thể là:
+ Nước từ các điểm lấy mẫu N4; N5; N7; N 8 phải trong, từ các điểm N3 ; N 6 lượng bùn chứa khoảng 30 ÷ 40% còn ở các điểm N1; N 2 thì lượng bùn chiếm khoảng 60÷70%.
+ Khi lấy mẫu thí nghiệm thì bông bùn tạo thành phải lớn và dễ lắng.
+ Thời gian hình thành vùng lọc bùn phụ thuộc vào cấu tạo của bản thân của bể lắng phụ thuộc vào phẩm chất của nước nguồn và phụ thuộc vào liều lượng chất keo tụ (phèn) thời gian có thể kéo dài tới một ngày đêm hoặc lớn hơn.
+ Công suất của bể lắng có thể nâng với vận tốc 5% công suất của bể lắng tại thời điểm tăng công suất sau 15 ÷ 20 phút. Sau khi công suất bể lắng đã ổn định thì có thể mở hết van điều chỉnh nước ra từ ngăn nước trong của khoang chứa bùn. Lưu lượng nước qua van điều chỉnh phụ thuộc vào công suất của bể lắng (thường thì lưu lượng khoảng từ 9-19% công suất bể lắng) và phụ thuộc vào độ trong của các điểm N4, N7, N8, N9. Việc điều chỉnh công suất bể lắng được thực hiện bằng tay(thao tác các van cấp nước vào bể lắng) hoặc van điều chỉnh lưu lượng DCLL1 hoặc DCLL2. Quá trình điều chỉnh bằng các van điều chỉnh lưu lượng DCLL1 hoặc DCLL2 cũng có thể điều chỉnh ở chế độ bằng tay (MAN) hoặc tự động (AUTO). Khi điều chỉnh ở chế độ bằng tay (MAN) thì công suất không ổn định ở một công suất cần đặt mà nó còn phụ thuộc vào áp lực của đầu vào. Còn khi điều chỉnh ở chế độ tự động (AUTO) thì công suất tự điều chỉnh ở công suất cần đặt ± 2 tấn. Khi điều chỉnh độ mở của van điều chỉnh và mức cao của vùng lọc bùn phải kết hợp với các van xả liên tục van (LTTB1) hay (LTDB1) hoặc bằng các van (LTTB2) hay (LTDB2) trên đường xả liên tục; khi mở các van trên cần chú ý điều chỉnh sao cho nước chảy ở các điểm lấy mẫu N4 ,N 5, N 7, N 8 phải trong suốt.
* Vận hành bể lắng:
Để đảm bảo cho bể lắng làm việc bình thường và thu được nước trong với chất lượng ổn định cần phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
1. Bể lắng phải làm việc liên tục với công suất ổn định. Tốc độ thay đổi công suất của bể lắng không được vượt quá 5% công suất thực tế đang vận hành trong khoảng thời gian từ 15 ÷20 phút khi cần điều chỉnh công suất..
2. Chiều cao của vùng lọc bùn ( chiều cao vùng lọc bùn đạt yêu cầu khi bùn đảm bào có đúng hàm lượng bùn theo tiêu chuẩn từ điểm N1 đến N3) cũng như lượng xả định kỳ và xả liên tục của bể lắng phải điều chỉnh thật đúng đắn. Lượng xả liên tục bể lắng khi vùng lọc bùn làm việc bình thường (tức là khi có sự tích luỹ bùn ở vùng lọc bùn) thường ≈ 1% công suất của bể lắng. Lượng xả này còn phụ thuộc vào lượng bùn có trong khoang chứa bùn nhiều hay ít. Công tác xả định kỳ chỉ được tiến hành khi nước tại các điểm N4, N7 bị đục, lưu lượng xả và thời gian xả phụ thuộc vào độ đục của nước của các điểm trên. Mỗi lần xả phải mở van (ĐKB1) hoặc (DKB2).
3. Việc cấp dung dịch keo tụ (phèn), chất trợ lắng(A95) và dung dịch kiềm vào bể lắng cần đảm bảo liên tục và đúng liều lượng. Chế độ cấp hoá chất này nếu không đảm bảo đúng đắn (dù bị đứt đoạn rất ngắn) cũng làm ảnh hưởng rất xấu đến chất lượng nước trong. Cho nên trong quá trình cài đặt hành trình chạy của bơm định lượng hoá chất không được để thời gian ngừng quá dài, chỉ nằm trong khoảng từ 50 đến 100 giây. Muốn vậy thì nên điều chỉnh thời gian chạy của bơm tăng lên nếu muốn cần tăng trị số định lượng hoặc pha loãng hoá chất nếu muốn giảm trị số định lượng khi thời gian ngừng của bơm nằm ngoài khoảng thời gian từ 50 ÷ 100 giây.