XIV. Bảo vệ cho thanh cái 110,220k
4. Công tác kiểm tra sự làm việc của bể lắng phải tiến hành theo biểu đồ kiểm tra
hoá học.
5. Kiểm tra mức cao của vùng lọc bùn trong bể lắng cần tiến hành theo nồng độ bùn của nước tại điểm lấy mẫu N3 (giới hạn trên của vùng lọc bùn) và đọ trong suốt điểm lấy mẫu N4 (vùng nước trong ), khi thấy nước ở vùng N4 bị đục thì tăng độ mở đường nước ra từ ngăn trong của khoang chứa bùn đồng thời cho xả định kỳ.
Khi xuất hiện nước đục ở vùng lấy mẫu N7 (trong khoang chứa bùn ) thì tăng xả liên tục, đồng thời cho xả định kỳ, hoặc khép bớt van điều chỉnh từ ngăn trong của khoang chứa bùn ra đến khi nào nước ở điểm N7 trở lên trong thì đóng van xả định kỳ lại bằng các van (DKB1) và van (LTTB1) hoặc van (DKB2) và van (LTTB2), sau đó để lượng xả liên tục ở mức cũ ≈ 1% công suất của bể lắng. Nếu xảy ra liên tục hiện tượng trên thì tăng thêm lưu lượng xả liên tục đến khi ổn định thì thôi.
6. Khi chất lượng nước trong không đảm bảo bình thường (khi pH, độ kiềm, độ ôxy hoá của nước thay đổi) thì sự tạo bông bùn kém đi. Một lượng bùn sẽ đi lên phía trên tấm phân phối nước phía trên làm cho nước đục. Lúc đó cần kiểm tra lại các bơm định lượng và độ kiềm của nước ở các điểm N1 và N4.
7. Khi công suất của bể lắng bị tăng vọt thì một phần bùn sẽ đi vào vùng nước trong (điểm N4) và đi lên trên tấm phân phối nước phía trên. Lúc đó cần giảm công suất bể lắng đi 50m3/h và sau đó dần dần nâng trả lại công suất bể lắng.
8. Chất lượng của nước sau khi xử lý keo tụ: Khi chấp hành đầy đủ những điều kiện trên phải đạt được như sau:
- Độ ôxy hoá so với nước nguồn giảm ≈ 50 ÷60% - Hàm lượng Axít silíc giảm ≈ 25%.
- Hàm lượng nhôm còn dư thừa trong khoảng 50÷ 150 µg/l. - Độ kiềm còn dư trong khoảng 0,2 ÷ 0,5 mgđl/l.
- Hàm lượng sắt dư trong khoảng từ 0,100 ÷ 0,250 mg/lít. - Hàm lượng huyền phù từ 5 ÷ 15 mg/lít.
- Độ trong suốt theo dụng cụ đo chữ thập là 70cm, còn theo máy đo độ đục là < 20 NTU.
9. Việc lấy mẫu bể lắng khi đang vận hành bình thường là 1giờ 1 lần và kiểm tra tất cả các thông số và ghi kết quả vào sổ nhật ký vận hành theo quy định. Khi giao nhận ca nhất thiết phải kiểm tra các thông số đúng theo giờ đã nhận ca ( người nhận ca phải trực tiếp kiểm tra và ghi vào sổ mới được ký nhận ca). Trước khi lấy mẫu phải mở các van mẫu đủ lớn ít nhất 1 phút sau đó mới được lấy mẫu. Sau đó lại đóng chặt các van mẫu lại tránh mất nước không cần thiết.
10. Việc xả điểm lấy mẫu khi bể lắng ngừng làm việc cần tiến hành một lần sau khi bể lắng ngừng vận hành khoảng 1 giờ. Khi xả phải mở lần lượt các van và mở hết cỡ van trong khoảng 1 phút. Sau đó đóng chặt các van mẫu lại.
11. Việc xả các bể nước trong (số 4) phải tiến hành theo sự chỉ đạo của Quản đốc phân xưởng hoặc Phó Quản đốc phân xưởng. Khi xả cần mở van xả của bể XDNT1 hoặc XDNT2 trong thời gian 1 ÷2 phút.
12. Theo dõi mức nước trong bể chứa nước trong theo bộ đo mức nước. Điều chỉnh công suất bể lắng, đưa bể lắng vào làm việc hoặc ngừng bể lắng đưa vào dự phòng, đều phải xuất phát từ yêu cầu cung cấp nước trong. Trong đó cần tránh khởi động hoặc ngừng bể lắng một cách thường xuyên để khỏi làm biến động chế độ làm việc của bể lắng.