Phương pháp chiết pha rắn kết hợp với sắc ký khí khối phổ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình xác định hàm lượng hóa chất bảo vệ thực vật nhóm clo hữu cơ trong mật ong góp phần đánh giá ô nhiễm môi trường (Trang 27)

51 loại thuốc trừ sâu thuộc các nhóm khác nhau mà chủ yếu là nhóm clo hữu cơ, photpho hữu cơ và thuốc diệt ve trong các mẫu mật ong được xác định đồng thời bằng phương pháp chiết pha rắn kết hợp với sắc ký khí khối phổ[9]. Theo đó,

mật ong được hòa tan trong hỗn hợp nước:metanol (70:30), sau đó chuyển vào cột C18 (1 g) đã được hoạt hóa bởi axetonitril và nước. Các chất phân tích được rửa giải bằng hỗn hợp hexan:etyl axetat. Dung dịch sau rửa giải được thổi khô và đem xác định bằng phương pháp sắc ký khí khối phổ. Khối phổ làm việc theo chế độ

chọn lọc ion.

Giới hạn phát hiện của phương pháp phân tích đối với từng loại thuốc trừ sâu có giá trị trong khoảng 0,1-6,1μg/kg. Khoảng tuyến tính thu được từ 25-200 µg/Kg với hệ số xác định > 0,996.

Bên cạnh đó, một số tác giả đã cải tiến phương pháp chiết pha rắn để phân tích đồng thời 42 loại thuốc trừ sâu thuộc nhóm clo hữu cơ, carbamate, và phốt pho hữu cơ trong các mẫu mật ong. Trong đó nhóm photpho hữu cơ và cacbamat được phân tích bằng phương pháp sắc ký lỏng khối phổ đề ion ở áp suất khí quyển (LC/APCI/MS) [12].

Với phương pháp này, giới hạn định lượng của phương pháp LC/APCI/MS

đối với từng loại thuốc trừ sâu nhóm phốt pho hữu cơ và cacbamat từ 0,005-0,1 mg/kg. LOQ của phương pháp GC/MS đối với từng loại thuốc trừ sâu nhóm clo hữu cơ trong khoảng 0,003-0,2 mg/kg. Độ thu hồi của phương pháp LC/APCI/MS là 73- 95%, độ thu hồi của phương pháp GC/MS là 79-98%.

Detectơ quang hóa ngọn lửa (FPD) sử dụng trong sắc ký khí và detectơ

huỳnh quang (FL) sử dụng trong sắc ký lỏng cũng được sử dụng để thực hiện xác

định đồng thời dư lượng 15 loại thuốc trừ sâu nhóm phốt pho hữu cơ (OP), 17 loại nhóm clo hữu cơ (OC), 8 loại nhóm Pyrethoid (PYR), 12 loại nhóm N-metyl- cacbamat (NMC) và bromopropylate trong các mẫu mật ong [18].

Theo đó, khoảng tuyến tính trong xác định các chất được tìm thấy là từ

0,0005-0,074 mg/kg với hệ số tương quan R2 ≥ 0,99 đối với đa số các hợp chất nghiên cứu. Hầu hết các thuốc trừ sâu có độ thu hồi trong khoảng 70-103%. Các giá trị LOQ cho tất cả các loại thuốc trừ sâu nghiên cứu dao động từ 0,0005-0,025 mg/kg, giá trị LOD từ 0,0002-0,008 mg/kg.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là sản phẩm mật ong nuôi tại các tỉnh Hưng Yên, Bắc Giang, Lạng Sơn. Mật ong được lấy trực tiếp vào các tháng 2, 3 và 4 năm 2014 từ

cơ sở nuôi ong tại xã Hồng Nam - huyện Tiên Lữ - tỉnh Hưng Yên; xã Giáp Sơn - huyện Lục Ngạn - tỉnh Bắc Giang; xã Bằng Khánh - huyện Lộc Bình - tỉnh Lạng Sơn. Ở những nơi lấy mẫu, các thùng ong được đặt trong những vườn cây ăn quả

như nhãn, vải, mận… Vào thời điểm tháng 2 đến tháng 4 là mùa hoa nở, hàng ngày chủ nuôi ong sẽ thảđàn ong ra để chúng đi hút mật tại các vườn cây ăn quả này.

Các chất lựa chọn nghiên cứu xác định trong mật ong là nhóm chất clo hữu cơ, bao gồm: α-BHC; Hexachlorbenzen (HCB); β-BHC; γ-BHC; δ-BHC; Heptachlor; α-Chlordene; β-Chlordene; Oxychlordane; trans-Chlordane; o,p’-DDE; cis-Chlordane; trans-Nonachlor; p,p’-DDE; o,p’-DDD; cis-Nonachlor; o,p’-DDT; p,p’-DDD; p,p’-DDT. Trong đó, các hợp chất của BHC, DDT, Chlordane, Hexachlorbenzen và Heptachlor đều nằm trong danh mục thuốc BVTV cấm sử

dụng ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình xác định hàm lượng hóa chất bảo vệ thực vật nhóm clo hữu cơ trong mật ong góp phần đánh giá ô nhiễm môi trường (Trang 27)