Từ lâu nước Việt Nam ta đã hình thành những loài cây ăn quả nổi tiếng, ở
miền Bắc có nhãn lồng Hưng Yên, vải Thanh Hà. Ngày nay, trong quá trình chuyển
đổi cơ cấu cây trồng, những loài cây ăn quả đó đã vượt qua vùng sản xuất truyền thống đến những vùng trồng mới như vải thiều Lục Ngạn, nhãn Sông Mã, Văn Chấn,… Sự phát triển về cây nguồn mật tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, cuộc sống người dân được cải thiện. Song bên cạnh đó đã hình thành một hệ sâu bệnh gây hại. Để phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng, con người đã sử dụng một lượng thuốc hóa học khổng lồ 210.000 tấn/năm (FAO 1981).
Theo Cục BVTV (2012) cho biết: qua thanh kiểm tra, các cơ quan ước tính không dưới 25% số hộ nông dân thường xuyên vi phạm trong việc sử dụng thuốc BVTV, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sản xuất, cộng đồng và môi trường. Thiếu hiểu biết về tác hại của thuốc và vì lợi nhuận trước mắt, họ sử dụng bừa bãi thuốc không rõ nguồn gốc, không đúng đối tượng sâu bệnh nên gây ra hiện tượng kháng thuốc và không phát huy tác dụng của thuốc BVTV, ô nhiễm môi trường sống, …
Việc phun thuốc thường thực hiện trước khi hoa nở, nhưng nhiều trường hợp do điều kiện mùa hoa nở vào cuối tháng 3 đầu tháng 4, thời tiết mưa phùn tạo điều kiện cho nấm bệnh hại hoa phát triển nên ngay cả khi hoa nở vẫn còn phun thuốc.
Việc phun thuốc BVTV trên các cây nguồn mật như nhãn, vải, xoài, cam, chanh, mận, gioi, lúa,… khi hoa nở, hay có những loài phun thuốc khi không có hoa nở nhưng thuốc rơi xuống cỏ hoa cũng sẽ gây ngộđộc cho ong mật. Khi phun thuốc theo chiều gió thuốc có thể bay vào cửa tổ ong. Có thể thuốc BVTV nhiễm vào nước, dính vào dụng cụ nuôi ong, vào chân tay, quần áo người nuôi gây tác hại cho ong. Thuốc xâm nhập vào cơ thể ong qua đường hô hấp. Bị ngộ độc thuốc BVTV nặng ong sẽ chết. Ong thu được mật và phấn nhiễm thuốc BVTV sẽ mang về tổ khi
đó mật ong sẽ có thuốc BVTV. Mật này làm thức ăn nuôi ấu trùng làm ấu trùng chết hoặc ra đời yếu ớt, bay khó khăn, tuổi thọ giảm, đàn ong sa sút.
Mỗi ngày, 10.000-25.000 con ong làm việc trung bình 10 chuyến đi để khám phá khoảng 7 km2 trong khu vực gần tổ của chúng, thu thập mật hoa, nước, và phấn từ hoa. Trong quá trình này, các vi sinh vật khác nhau, các loại hóa chất, và các hạt lơ lửng trong không khí, được chặn bởi các con ong này và giữ lại trên lớp lông bề
mặt cơ thể của chúng, hoặc hít vào và giữ lại trên khí quản của chúng [14]. Vì vậy, bằng cách dễ dàng đó, hầu hết các sinh vật ở khắp mọi nơi, với yêu cầu thực phẩm khiêm tốn, rất nhạy cảm với các yếu tố sinh học, hóa học, và vật lý, chẳng hạn như
ký sinh trùng, chất gây ô nhiễm công nghiệp, thuốc trừ sâu và có thể được sử dụng như một chỉ thị sinh học để theo dõi tình trạng môi trường [10], [16]. Hơn thế nữa, sự liên hệ của ong mật với hầu hết các yếu tố môi trường (đất, thảm thực vật, nước,
không khí) nên ong giúp cung cấp nhiều thông tin chỉ thị môi trường (thông qua tìm kiếm thức ăn) cho mỗi mùa. Cuối cùng, nhiều loại vật chất được đưa vào tổ ong (mật hoa, phấn hoa, dịch ngọt, sáp ong và nước) và được lưu trữ trong mật ong [24].
Do đó sản phẩm mật do ong tạo ra bị nhiễm thuốc BVTV.