Cạnh tranh với các tổ chức tài chính khác

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Trang 60)

về các sản phẩm thay thế. 0,05 2,1 0,11

10 Quyền lực của khách hàng tiền gửi. 0,14 3,0 0,42

Tổng cộng 1 2,78

Nhận xét: Tổng điểm độ quan trọng của Vietcombank là 2,78. Mức độ này cho thấy khả năng nắm bắt các cơ hội và vượt qua thách thức, đe đọa của thị trường chỉ ở mức trung bình khá. Mức độ phản ứng hay sự nhạy cảm đối với cơ hội và đe dọa ảnh hưởng không mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của Vietcombank trong chừng mực nhất định. Tuy nhiên, yếu tố công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng, yếu tố cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong lãnh vực ngân hàng và yếu tố quyền lực của khách hàng tiền gửi ảnh hưởng lớn đến Vietcombank. Vietcombank cần phải theo dõi và kiểm soát các thông tin này để phát triển ổn định hơn.

2.4.3.Ma trận hình ảnh cạnh tranh:

- Đối tượng đánh giá: Đánh giá so sánh giữa Vietcombank với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong ngành ngân hàng.

- Cơ sở để lập ma trận:

Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Các số liệu so sánh giữa các ngân hàng Vietcombank, Agribank, Vietinbank, BIDV, Eximbank, ACB, Techcombank, Đông Á, Sacombank.

Khảo sát ý kiến của các chuyên gia về các yếu tố cạnh tranh, mức độ quan trọng của từng yếu tố, thang điểm của từng yếu tố (Phụ lục 10).

- Cách thức thực hiện: Tác giả lựa chọn 10 chuyên gia trong lãnh vực tài chính

ngân hàng (Phụ lục 6-7). Ý kiến của tác giả cũng được tổng hợp cũng với ý kiến của 10 chuyên gia. Tác giả đã xin ý kiến của các chuyên gia và tổng hợp được 13 yếu tố cạnh tranh. Tác giả lựa chọn 11 yếu tố đánh giá có từ 50% các chuyên gia đưa ra để lập ma trận hình ảnh cạnh tranh. Các yếu tố cạnh tranh: Tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, nguồn vốn huy động, hệ số đòn bẩy huy động vốn, dư nợ tín dụng, tỷ lệ nợ xấu, ROE, uy tín thương hiệu, nguồn nhân lực, mạng lưới giao dịch, công nghệ.

- Mức độ quan trọng của các yếu tố cạnh tranh: Phụ lục 15.

- Thang điểm của các yếu tố: Phụ lục 16.

Bảng 2.16: Ma trận hình ảnh cạnh tranh Các yếu tố cạnh tranh Vie tco m b an k Vie ti n b an k Ag rib an k BIDV Ex imb an k ACB MB S ac o m b ank Đô ng Á Tec h co m b an k Tổng tài sản 29,7 34,65 39,6 29,7 22,77 22,77 22,77 21,78 15,84 22,77 Vốn chủ sở hữu 39,6 35,64 35,64 31,68 21,78 20,79 20,79 21,78 17,82 19,8 Nguồn vốn huy động 31,68 31,68 39,6 31,68 11,88 20,79 20,79 20,79 11,88 20,79 Hệ số đòn bẩy vốn huy động 38,61 28,71 17,82 22,77 37,62 28,71 32,67 37,62 33,66 28,71 Dư nợ tín dụng 26,73 32,67 39,6 32,67 14,85 17,82 14,85 17,82 9,9 13,86 Tỷ lệ nợ xấu 27,72 39,6 12,87 26,73 39,6 27,72 33,66 33,66 18,81 26,73

Khả năng sinh lời 28,71 39,6 28,71 28,71 33,66 18,81 38,61 23,76 28,71 18,81

Uy tín thương hiệu 33,66 28,71 23,76 32,67 32,67 22,77 31,68 32,67 31,68 30,69

Nguồn nhân lực 29,7 29,7 29,7 34,65 24,75 39,6 34,65 24,75 29,7 29,7

Mạng lưới giao dịch 24,75 34,65 39,6 29,7 19,8 24,75 19,8 24,75 19,8 24,75

Công nghệ 33,66 33,66 30,69 32,67 32,67 33,66 29,7 33,66 31,68 32,67

Tổng cộng 344,52 369,27 337,59 333,63 292,05 278,19 299,97 293,04 249,48 269,28

Trên cơ sở tổng hợp kết quả đánh giá của các chuyên gia trong lãnh vực tài chính – ngân hàng, ma trận được thiết lập cho thấy trong 10 ngân hàng thương mại (Vietinbank, Vietcombank, Agribank, BIDV, MB, Sacombank, Eximbank, ACB, Techcombank, Đông Á), Vietcombank được đánh giá đứng sau Vietinbank, nhỉnh hơn BIDV và Agribank, vượt trội so với các ngân hàng ACB, Eximbank, MB, Sacombank, Đông Á, Techcombank.

Xét theo từng nhân tố, Vietcombank có lợi thế về vốn chủ sở hữu, mức độ phụ thuộc vào nguồn vốn huy động, uy tín thương hiệu, nền tảng công nghệ. Vietcombank cần phải phát huy thế mạnh của mình để vươn mình ra thị trường các nước trong khu vực. Tuy nhiên, về dư nợ cho vay và mạng lưới chi nhánh, Vietcombank cần phải có

những giải pháp để tăng trưởng. Đối với các yếu tố về tỷ lệ nợ xấu, khả năng sinh lời, nguồn vốn huy động và nguồn nhân lực, Vietcombank cần phải có những giải pháp để khắc phục.

Kết quả khảo sát ý kiến của chuyên gia cho thấy, ngân hàng dẫn đầu trong bảng ma trận cạnh tranh này là Vietinbank. Ngân hàng này được đánh giá cao hơn Vietcombank về dư nợ tín dụng, tỷ lệ nợ xấu, khả năng sinh lời và mạng lưới giao dịch, đồng thời cũng có định hướng phát triển, chiến lược cạnh tranh khá tương đồng Vietcombank. Đối thủ cạnh tranh luôn theo sát Vietcombank là BIDV và Agribank, đặc biệt mạnh hơn Vietcombank về nguồn vốn huy động, quy mô tín dụng và mạng lưới giao dịch. Đây thật sự là thách thức lớn đối với Vietcombank.

Kết luận chƣơng 2

Chương 2 của luận văn đã khái quát về quá trình hình thành và phát triển Vietcombank. Luận văn đi sâu phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của Vietcombank thông qua việc đánh giá các yếu tố nội bộ, các nhân tố môi trường bên ngoài và môi trường bên trong tác động đến Vietcombank. Đặc biệt, luận văn đã so sánh được năng lực cạnh tranh của Vietcombank với một số ngân hàng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam thông qua ma trận hình ảnh cạnh tranh. Luận văn đã đưa ra nhận xét về những điểm nổi trội và điểm hạn chế trong nội tại bản thân Vietcombank cũng như khi so sánh với các ngân hàng khác. Đây là cơ sở cho việc đưa ra giải pháp trong chương 3.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)