Bảng 6.6.2 1 Tên vùng nhiệt độ đối với các yêu cầu của rãnh chữ V Charpy Nhiệt độ dùng
6.7. Các yêu cầu về kích th−ớc chung vμ chi tiết
6.7.1. Chiều dài hiệu dụng của nhịp
Các chiều dài nhịp phải đ−ợc lấy bằng khoảng cách giữa các tim của các gối hoặc các điểm khác của trụ tựa.
6.7.2. Độ vồng tĩnh tải
Các cầu thép nên làm vồng ng−ợc trong khi chế tạo để bù lại độ võng tĩnh tải và trắc dọc tuyến.
Có thể dùng cách thay đổi chọn lựa chiều dài của bộ phận, khi thích hợp, trong các hệ giàn, vòm và dây văng để:
• Điều chỉnh độ võng tĩnh tải cho phù hợp với vị trí hình học cuối cùng, • Giảm hoặc loại trừ việc làm ngắn s−ờn, và
• Điều chỉnh biểu đồ mômen tĩnh tải trong các cầu siêu tĩnh. 6.7.3. Chiều dày nhỏ nhất của thép
Thép kết cấu, bao gồm giằng liên kết, càc khung ngang và tất cả các loại bản tiết điểm, loại trừ đối với các bản bụng bằng thép hình cán, các s−ờn mặt cắt kín trong các mặt cầu trực h−ớng, các con đệm và trong các lan can tay vịn, đều phải làm bằng thép có chiều dày không nhỏ hơn 8 mm.
Chiều dày bản bản bụng của các dầm thép cán hoặc thép hình U và của các s−ờn mặt cắt kín trong các mặt cầu trực h−ớng không đ−ợc nhỏ hơn 7,0 mm.
ở nơi nào kim loại dự kiến bị phô ra chịu các ảnh h−ởng ăn mòn nghiêm trọng, thì phải đ−ợc bảo vệ đặc biệt chống ăn mòn, hoặc chiều dày của kim loại bị hy sinh phải đ−ợc quy định.
6.7.4. Vách ngăn và khung ngang
6.7.4.1. Tổng quát
Các vách ngăn hoặc các khung ngang có thể đ−ợc đặt ở đầu của kết cấu nhịp, qua các gối tựa bên trong, và cách quãng dọc theo nhịp.
Sự cần thiết về các vách ngăn hoặc các khung ngang phải đ−ợc nghiên cứu cho tất cả các giai đoạn của các ph−ơng pháp thi công giả định và điều kiện cuối cùng. Việc nghiên cứu này cần bao gồm, nh−ng không bị giới hạn ở các nội dung sau đây:
• Truyền các tải trọng gió nằm ngang từ đáy dầm tới mặt cầu và từ mặt cầu xuống tới các gối, • Sự ổn định của bản cánh d−ới đối với tất cả các tải trọng khi là chịu nén,
• Sự ổn định của các bản cánh trên trong chịu nén tr−ớc khi xử lý mặt cầu, và • Sự phân bố các hoạt tải và tĩnh tải thẳng đứng tác dụng lên kết cấu nhịp cầu.
Các vách ngăn hoặc các khung ngang yêu cầu về các điều kiện khác với điều kiện cuối cùng có thể đ−ợc định rõ là phải dùng giằng liên kết tạm.
Nếu các vách ngăn hoặc các khung ngang cố định đ−ợc bao gồm trong mô hình kết cấu sử dụng để xác định các tác dụng lực, thì chúng phải đ−ợc thiết kế cho tất cả các trạng thái giới hạn có thể áp dụng đ−ợc đối với các tác dụng lực tính toán. Các vách ngăn và các khung ngang phải đ−ợc thiết kế nh− là điều kiện
tối thiểu, để truyền các tải trọng gió theo các quy định của Điều 4.6.2.7, và phải đáp ứng tất cả các yêu cầu của độ mảnh có thể áp dụng đ−ợc ở trong hoặc Điều 6.8.4 hoặc Điều 6.9.3.
Các bản liên kết đối với các vách ngang và các khung ngang phải thỏa mãn các yêu cầu quy định trong Điều 6.6.1.3.1.
ở đầu của nhịp cầu và các điểm trung gian là nơi mà sự liên tục của bản bị gián đoạn, các mép của bản phải đ−ợc đỡ bởi các vách ngăn hoặc các kết cấu thích hợp khác nh− chỉ định trong Điều 9.4.4.