phục vụ cho việc ra quyết định ngắn hạn tại Công ty CP Thăng Long
3.1. Phương pháp hệ nghiên cứu vấn đề
KTQT có vai trò quan trọng trong quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh doanh, đặc biệt là cung cấp thông tin hữu ích cho nhà quản trị trong việc ra quyết định. Để nghiên cứu đề tài, về mặt lý luận cần phải nêu và hiểu được các khái niệm, bản chất của vấn đề liên quan đến tên đề tài khoa học, về mặt thực tiễn, đề xuất các giải pháp hoàn thiện HTTT KTQT cung cấp thông tin hữu ích nhất cho nhà quản trị phục vụ cho việc ra quyết định ngắn hạn.
Thông tin KTQT phục vụ cho chức năng ra quyết định thường không có sẵn. Do đó, ngoài việc thu thập thông tin đầu vào từ hệ thống ghi chép ban đầu của kế toán, còn phải kết hợp kiến thức liên quan tới nhiều ngành khác.
Từ mục đích, yêu cầu của việc nghiên cứu đề tài như đã nêu trên, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
- Khi hệ thống, phân tích, đánh giá các vấn đề có tính lý luận, tác giả sử dụng phương pháp khái quát hóa, hệ thống hóa, logic biện chứng, so sánh.
- Khi nghiên cứu thực tiễn, cùng với các phương pháp nêu trên, tác giả sử dụng thêm các phương pháp điều tra, phỏng vấn, nghiên cứu tài liệu, thống kê, phân tích, dự báo có sử dụng các công cụ toán học…..
Khi thu thập dữ liệu, tác giả đã sử dụng các phương pháp điều tra, phỏng vấn về thực trạng HTTT KTQT phục vụ cho việc ra quyết định ngắn hạn và định hướng trong tương lai tại Công ty CP Thăng Long.
a- Phương pháp điều tra
- Đối với các nội dung câu hỏi về cơ sở vật chất để thực hiện công việc KTQT phục vụ cho việc ra quyết định ngắn hạn, thời gian thực hiện thu thập, xử lý, cung cấp thông tin được phân loại qua các tiêu thức về tổng chi phí, giá thành sản phẩm. Đề tài sử dụng những phiếu điều tra thăm dò gửi những đối tượng là cán bộ, nhân viên hiện đang trực tiếp làm công tác kế toán tại Công ty.
- Đối với nội dung hỏi về thông tin HTTT KTQT phục vụ cho việc ra quyết định ngắn hạn hiện tại đáp ứng nhu cầu của nhà quản trị ở mức nào, đánh giá về chất lượng thông tin do KTQT cung cấp, đề tài sử dụng phiếu điều tra thăm dò gửi đến những đối tượng là lãnh đạo, chỉ huy quản lý của Công ty.
- Đối với nội dung hỏi về những nhân tố là trở ngại đến vấn đề nghiên cứu và định hướng hoàn thiện vấn đề nghiên cứu, đề tài sử dụng phiếu điều tra thăm dò gửi đến những đối tượng là lãnh đạo, chỉ huy quản lý và cán bộ, nhân viên hiện đang trực tiếp làm công tác kế toán ở Công ty.
b- Phương pháp phỏng vấn
Đề tài sử dụng hình thức phỏng vấn bằng lời trực tiếp đối với nhà quản trị và kế toán trưởng Công ty. Nội dung phỏng vấn về số lượng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của người làm công tác KTQT và thông tin KTQT cung cấp để phục vụ cho việc ra quyết định ngắn hạn.
3.1.2. Phương pháp xử lý dữ liệu
Sau khi thu thập dữ liệu từ các nguồn, KTQT tiến hành thực hiện các công việc: tổng hợp chi phí, tính giá thành, tính sản lượng sản xuất và doanh thu, chi phí nguyên vật liệu của sản phẩm và lợi nhuận theo các năm hoạt động. Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, thống kê, phân tích, so sánh và xác định các nhân tố ảnh hưởng, dự báo và kết hợp với các công cụ toán học để xử lý các nội dung trên.
3.2. Tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến vấn đềnghiên cứu. nghiên cứu.
3.2.1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
* Nhân tố về văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội.
Việc nghiên cứu HTTT KTQT phục vụ cho việc ra quyết định ngắn hạn tại Công ty CP Thăng Long trong bối cảnh tình hình văn hóa, chính trị trong cả nước cũng như toàn ngành tương đối ổn định. Về kinh tế, đất nước ta đang trên đà phát triển, với ưu thế có nền kinh tế chính trị ổn định hơn các nước khác trong khu vực, những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách rất hợp lý thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Điều này càng chứng minh vai trò của HTTT KTQT là rất quan trọng, cung cấp những thông tin hữu ích cho các đối tượng sử dụng thông tin, có cơ sở để ra các quyết định kinh doanh hợp lý, hạn chế tối đa mức rủi ro, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, góp phần vào sự phát triển chung của xã hội.
* Nhân tố về cơ chế quản lý
Công tác KTQT nói chung và KTQT phục vụ cho việc ra quyết định đầu tư ngắn hạn nói riêng chưa thực sự phát triển ở Việt Nam. Những tài liệu về KTQT chủ yếu từ nước ngoài. Ở Việt Nam, hướng dẫn áp dụng KTQT trong doanh nghiệp mới chỉ có thông tư 53 /2006/TT –BTC ngày 12/6/2006 của Bộ Tài chính, chế độ kế toán hiện hành có sự lẫn lộn giữa công việc của kế toán tài chính và kế toán quản trị. Các nhà quản trị chưa nhận thấy được vai trò của KTQT trong doanh nghiệp. Trong chương trình giảng dạy của nhà trường cho các sinh viên chuyên ngành quản trị kinh doanh lại không có môn học KTQT. Điều này ảnh hưởng đến nhận thức trong tổ chức, đến việc xác lập mối quan hệ giữa bộ phận kế toán với các bộ phận khác trong doanh nghiệp. Các nhân tố này có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình hoàn thiện HTTT KTQT phục vụ cho việc ra quyết định ngắn hạn tại Công ty CP Thăng Long nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung.
3.2.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
a. Khái quát chung về Công ty CP Thăng Long Tên doanh nghiệp :
Tên giao dịch đối ngoại: Tên cơ quan chủ quản: Trụ sở giao dịch: Điện thoại: Địa chủ E-mail:
Đăng ký kinh doanh số: Ngành nghề kinh doanh:
Công ty Cổ phần Thăng Long Thang Long Joint - Stock Company Tổng Công ty thương mại Hà Nội 181- Lạc Long Quân, Cầu Giấy, Hà Nội (84-4) 7534862 Fax: (84-4) 8631898
vangthanglong@hn.vn
0103001012 Ngày: 05/09/2002
* Sản xuất các loại đồ uống có cồn và không có cồn.
* Sản xuất các loại bao bì phục vụ quá trình sản xuất của doanh nghiệp. * Kinh doanh khách sạn, các sản phẩm hàng hoá ăn uống, lương thực, thực phẩm chế biến.
Ngày 03/05/2002, Công ty Cổ phần Thăng Long chính thức đi vào hoạt động sau khi được cổ phần hoá từ doanh nghiệp Nhà nước là Công ty Rượu - nước giải khát Thăng Long theo quyết định số 54/2001/QĐ - TTg ngày 23 tháng 04 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ.
Công ty có số vốn điều lệ khi thành lập là: 11.600.000.000 đồng, trong đó: Vốn của nhà nước (chiếm 40%): 4.640.000.000 đồng
Vốn của các cổ đông là cán bộ công nhân viên và cổ đông khác (chiếm 60%) là 6.960.000.000 đồng.
Từ đây, Công ty đã bước sang một trang sử mới với 300 lao động, 400 cổ đông, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000, HACCP, TQM và ISO 14000.