Hàng hoá lưu chuyển (T-km) 142,741 170,131 185,570 224,571 227,

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư phát triển tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam giai đoạn 2002 – 2006. (Trang 36 - 39)

III) Đánh giá chung hoạt động đầu tư phát triển tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.

2.Hàng hoá lưu chuyển (T-km) 142,741 170,131 185,570 224,571 227,

- Quốc tế 115,699 136,173 143,211 174,836 173,794

- Nội địa 27,042 33,958 42,359 49,735 53,785

(Nguồn:Tổng công ty Hàng hải Việt Nam)

1.2.2. Hoạt động khai thác cảng.

Hiện nay, phần lớn các cảng của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam vẫn là cảng tổng hợp được cải tạo hoặc xây dựng mới với một số bến container như cảng Cái Lân, Hải Phòng và cảng Sài Gòn. Tổng công ty chưa có cảng container

hiện đại, đủ tiêu chuẩn quốc tế tiếp nhận được các tàu container mẹ trọng tải lớn. Thiết bị xếp dỡ hiện đại còn thiếu, cho đến nay hệ thống cần cẩu giàn bốc xếp container mới có bến Chùa Vẽ, bến Tiên Sa, bến 5,6,7 Cái Lân, cảng Sài Gòn chưa có cần cẩu giàn.

Năng suất xếp dỡ container của Tổng công ty năm 2006 đạt khoảng 20 – 25 container/h, trong khi đó tại cảng Tanjung Pelepas (Malaysia), Hồng Kông, Singapore, năng suất xếp dỡ trung bình đạt 30 – 40 container/h.

Công tác quản lý kinh doanh khai thác cảng nhìn chung còn chưa năng động, việc áp dụng công nghệ thông tin, trao đổi dữ liệu điện tử EDI chưa được phổ biến rộng rãi. Các cảng trong Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đều là các cảng lớn hình thành từ nhiều năm trước đây, có đội ngũ công nhân xếp đông đảo với bề dày kinh nghiệm. Tuy nhiên, chính những yếu tố này lại làm cho các cảng khó linh hoạt trong nền kinh tế thị trường. Đội ngũ cán bộ công nhân viên trong biên chế lớn, trong thu nhập có phần tính theo thâm niên công tác, vì vậy chi phí nhân công trong giá thành sản phẩm của các cảng cao hơn so với các cảng thuộc các thành phần kinh tế khác. Nếu đánh giá các cảng của Tổng công ty trong mối tương quan với các cảng trong khu vực và xu hướng phát triển cảng hiện nay của thế giới thì có thể thấy rằng hiện nay Tổng công ty chưa có một cảng nước sâu giữ vai trò là cảng trung chuyển của khu vực. Các cảng của Tổng công ty mới chỉ hoàn thành được chức năng cung cấp dịch vụ xếp dỡ, kho bãi cho hàng hoá cũng như các dịch vụ cung ứng cho tàu, chưa thực sự là những trung tâm logistic. Mục tiêu của các cảng mới chỉ dừng ở việc đảm bảo chất lượng của hệ thống cơ sở hạ tầng như bến bãi, phương tiện xếp dỡ, luồng lạch để thu hút tàu vào cảng. Tuy nhiên, đối với những cảng trung chuyển quốc tế lớn trên thế giới, ngoài việc cung cấp một cơ sở hạ tầng và hệ thống thiết bị chất lượng tốt, đảm bảo năng suất xếp dỡ cho tàu đến cảng, cảng còn phải cung cấp những dịch vụ cần thiết để thu hút chủ hàng, từ đó thu hút tàu đến cảng. Cảng phải trở thành một mắt xích trong chuỗi cung cấp của chủ hàng, là trung tâm cung cấp thông tin về tàu và hàng hoá cho các bên liên quan. Như vậy, trong

giai đoạn mới để có thể tham gia cạnh tranh với các cảng trong khu vực, các cảng trong Tổng công ty cần phải nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, đồng thời phải thay đổi căn bản cách nhận thức và tư duy về vai trò, vị trí cũng như chức năng của cảng.

1.2.3. Hệ thống dịch vụ.

Hoạt động dịch vụ còn phân tán, manh mún chưa tập trung chuyên môn hoá cao. Chẳng hạn như nhiều doanh nghiệp vận tải và doanh nghiệp dịch vụ kinh doanh hoạt động đại lý tàu biển, nhưng chỉ một số ít hoạt động có lãi cao, còn lại nhiều doanh nghiệp chỉ đủ duy trì bộ máy hoặc có lãi rất ít. Nhiều dịch vụ chỉ mới dừng ở công đoạn làm đại lý, chưa cung cấp được dịch vụ trực tiếp cho khách hàng như giao nhận vận chuyển đường biển, đường không, hoặc chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa đủ sức mạnh cạnh tranh như dịch vụ sửa chữa tàu tại các cảng. Đối với những hạng mục sửa chữa đòi hỏi kỹ thuật cao các doanh nghiệp vẫn phải đi thuê bên ngoài. Các doanh nghiệp dịch vụ của Tổng công ty chủ yếu vẫn hoạt động ở tầm quốc gia, chưa vươn ra thị trường thế giới. Việc tham gia và cung cấp dịch vụ logistic còn mang tính tự phát, chưa có chiến lược phát triển cụ thể và kế hoạch đầu tư đồng bộ.

Về ngành nghề kinh doanh, Tổng công ty mới chỉ tập trung vào 3 ngành nghề chính là vận tải biển, khai thác cảng biển và dịch vụ hàng hải. Việc phát triển các ngành nghề khác chưa rõ nét, chưa được đầu tư xứng đáng về vốn và nhân lực nên mức độ đóng góp vào kết quả kinh doanh nhìn chung còn thấp, còn bỏ ngỏ nhiều ngành nghề kinh doanh tiềm năng phát triển và có thể hỗ trợ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính như sửa chữa, đóng mới tàu biển, tài chính, bảo hiểm, đầu tư kinh doanh bất động sản, và cơ sở hạ tầng giao thông…

1.2.4. Doanh thu và Lợi nhuận.

Bảng 18: Kết quả và hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam giai đoạn 2002 – 2006.

STT T

Chỉ tiêu Đơn vị Thực hiện

2002 2003 2004 2005 2006

1 Nộp ngân sách tỷ VND 803.5 830.1 583.3 518.8 377.6

2 Nộp ngân sách tăng thêm tỷ VND - 26.6 -240.8 -64.5 -141.2

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư phát triển tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam giai đoạn 2002 – 2006. (Trang 36 - 39)