Dự án cải tạo, nâng cấp cảng Hải Phòng giai đoạn I và

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư phát triển tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam giai đoạn 2002 – 2006. (Trang 28 - 32)

76 .220 198 189 265

3 Dự án đường ô tô vào cảng Đình Vũ 65 85 125 126 185

4 Dự án cảng Sài Gòn mới 69 165 146 155 160

5 Các dự án khác 20 60 63 53 70

(Nguồn: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam)

Bảng 13: Cơ cấu vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cảng giai đoạn 2002 – 2006. (Đơn vị: %)

1 Tổng vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cảng biển trang thiết bị cảng biển

100 100 100 100 100

2 Dự án cải tạo, nâng cấp cảng Hải Phòng giai đoạn I và II Phòng giai đoạn I và II

33 41,5 37,2 36,1 38,7

3 Dự án đường ô tô vào cảng Đình Vũ 28,3 16 23,5 24 27

4 Dự án cảng Sài Gòn mới 30 31,1 27,5 29,6 23,4

5 Các dự án khác 8,7 11,4 11,8 10,3 10,9

(Nguồn: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam)

Trong 5 năm, Tổng công ty đã cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới tổng cộng 3.290 m cầu bến cho tàu từ 10.000 – 40.000 DWT. Các dự án đầu tư phát triển cảng lớn được hoàn thành bao gồm dự án cải tạo, nâng cấp cảng Hải Phòng giai đoạn I, dự án mở rộng cảng Tiên Sa giai đoạn I, dự án đầu tư nâng cấp tàu Đoạn Xá, dự án xây dựng cầu tàu VIconship. Cho đến hết năm 2006, tổng số m cầu bến do Vinalines quản lý là 9.603m. Năng suất khai thác cầu bến tăng từ 2.586 T/m cầu năm 2000 lên 2.911 T/m cầu năm 2003, 3.125 T/m cầu năm 2006. Tổng số vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng và thiết bị cảng biển trong giai đoạn 2002 – 2006 là 2.530 tỷ đồng. Trong năm 2005 và 2006, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam tập trung thực hiện đầu tư một số dự án trọng điểm, bao gồm:

- Dự án cải tạo, nâng cấp cảng Hải Phòng giai đoạn II: nhìn chung việc thi công dự án đảm bảo tiến độ đề ra, khó khăn lớn nhất vẫn là vấn đề giải phón mặt bằng làm vị trí đổ đất nạo vét đường sông. Gói thầu thiết bị đã hoàn thành công tác chấm thầu, Bộ giao thông vận tải đã thông qua và trình Thủ tướng chính phủ xem xét, phê duyệt.

- Dự án đường ô tô vào cảng Đình Vũ: các đơn vị thi công cơ bản đã hoàn thành công tác thi công xử lý nền, đắp cát gia tải và các công tác khác.

- Dự án cảng Sài Gòn mới: sau khi qui hoạch, dưới sự chỉ đạo của Bộ giao thông vận tải, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, cảng Sài Gòn đã và đang đàm phán với các đối tác nước ngoài lập các dự án liên doanh đầu tư xây dựng các

cảng mới tại khu Cái Mép và Thị Vải, song song với đó Công ty cổ phần cảng Sài Gòn - Hiệp Phước cũng đang triển khai công tác lập dự án.

Ngoài ra còn có một số dự án lớn sau:

- Dự án cải tạo, nâng cấp cảng Hải Phòng giai đoạn khẩn cấp - Dự án cải tạo, nâng cấp cảng Hải Phòng giai đoạn II

- Dự án mở rộng cảng Tiên Sa – Đà Nẵng giai đoạn I - Dự án cải tạo nâng cấp cảng Đà Nẵng - Phần Sông Hàn - Dự án nâng cấp bến tàu Đoạn Xá - Hải Phòng

- Dự án xây dựng cầu tàu 10.000 DWT cảng Viconship tại Chùa Vẽ - Hải Phòng

- Dự án xây dựng tàu 20.000 DWT tại cảng Đình Vũ - Hải Phòng - Dự án nối dài cầu 3 khu Tiên Sa – Đà Nẵng

- Dự án đầu tư, nâng cấp, mở rộng cảng Cần Thơ.

2.3.3. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực.

Trong những năm vừa qua để đáp ứng sự tăng trưởng và phát triển của thị trường vận tải hàng hải cả qui mô và doanh số khai thác (tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm từ 15 tới 17%), Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã có sự đầu tư thích đáng cho việc phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng. Lực lượng hiện có của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam tính đến năm 2006 là 17.579 người. Hầu hết tuổi đời còn tương đối trẻ và được đào tạo cơ bản. Lực lượng lao động đông nhất tập trung ở độ tuổi dưới 40, chiếm tới 82%. Xét về trình độ, lực lượng lao động có trình độ đại học trở lên chiếm tỷ lệ 44%, công nhân kỹ thuật và trung cấp cao đẳng chiếm tỷ lệ 45%, số lao động chưa qua đào tạo chiếm tỉ lệ 11%. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động được đào tạo chuyên ngành. Lao động đặc thù hàng hải như người lái, thuyền viên, kỹ sư, thợ kỹ thuật tàu được chú trọng phát triển, từng bước giảm số lao động phải thuê nước ngoài, đặc biệt là người lái. Trọng tâm đầu tư phát triển nhân lực trong những năm qua là đào tạo lại và đào tạo mới

người lái, kỹ thuật viên, đào tạo nâng cấp, và bổ sung cán bộ quản lý, nâng cao chất lượng tiếp viên.

Bảng 14: Vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư cho nhân lực tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam giai đoạn 2002 – 2006..

STT Thuyền viên Số người Chi phí đào tạo

(tỷ đồng)

Cơ cấu vốn đầu tư

(%)

1 Thuyền trưởng 212 25,56 74,7

2 Phó thuyền trưởng 235 8,65 25,3

3 Tổng số 447 34,21 100

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2006 của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam)

2.3.4. Đầu tư cho hệ thống thông tin quảng cáo.

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam được đánh giá là doanh nghiệp nhà nước có hoạt động đầu tư phát triển hệ thống thông tin mạnh. Hoạt động marketing của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam được thực hiện chủ yếu tại các ban chuyên môn của khối thương mại, trong đó, hoạt động quảng cáo mang tính chất chiến lược được thực hiện chủ yếu tại ban Kế hoạch đầu tư.

Trong thời gian vừa qua, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã tập trung vào quảng bá sản phẩm và thế mạnh trong cạnh tranh của mình: Đội tàu vận tải biển với khối lượng lớn, giá cả rẻ hơn,…Ngoài ra Tổng công ty Hàng hải Việt Nam còn có một số chiến dịch mang tính chiến thuật như khuyến mại nhằm phục hồi thị trường sau các đợt sóng thần. Tổng công ty Hàng hải Việt Nam tập trung thực hiện quảng cáo trên truyền hình tại các kênh hàng đầu như CNN Asia, Discovery, Channel,…và các phương tiện internet ấn trên các đầu báo có khách hàng mục tiêu tại Châu Á như Time, Fortune, Newsweek,…không chỉ thực hiện quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam cũng đầu tư cho quảng cáo trên mạng Internet, phát hành bản tin nội bộ, tài trợ cho nhiều hoạt động văn hoá thể thao giúp cho tên tuổi của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam được nhiều người biết đến nhiều hơn. Ngoài việc chủ động quảng cáo định vị hình ảnh của mình, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam cũng đã phối hợp với Tổng cục du lịch Việt Nam thực hiện nhiều chương trình hội chợ,

liên hoan du lịch, họp báo, phát động chương trình Tour du lịch, phối hợp với các khách sạn, công ty du lịch xây dựng sản phẩm với qui mô lớn ở các nước với sự ưu đãi về giá khách sạn, công ty du lịch, hàng không, trung tâm hội nghị, triển lãm….Tính trung bình ngân sách chi cho quảng cáo của Tổng công ty

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư phát triển tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam giai đoạn 2002 – 2006. (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w