Tổng vốn đầu tư cho đội tàu vận tải biển 250 326 569 2.657 5

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư phát triển tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam giai đoạn 2002 – 2006. (Trang 26 - 28)

2 Mua tàu đang khai thác 850 762 932 1.128 3.700

3 Đóng mới tàu biển trong nước 400 564 637 1.529 2.200

(Nguồn: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam)

Bảng 11: Cơ cấu vốn đầu tư cho đội tàu vận tải biển giai đoạn 2002 – 2006. (Đơn vị: %)

STT Năm 2002 2003 2004 2005 2006

1 Tổng vốn đầu tư cho đội tàu vận tải biển 100 100 100 100 100

2 Mua tàu đang khai thác 68 57,5 59,4 42,5 62,7

3 Đóng mới tàu biển trong nước 32 42,5 40,6 57,5 37,3

(Nguồn: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam)

2.3.1.1. Dự án đóng mới tàu biển trong nước.

Thực hiện quyết định 1419/QĐ-TTg ngày 01/11/2001 về việc phê duyệt đề án phát triển Tổng công ty Hàng hải Việt Nam giai đoạn này và định hướng đến 2010, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã triển khai chương trình đóng mới 32 tàu tại các nhà máy đóng tàu trong nước với tổng trọng tải là 403.260 DWT gồm: 01 tàu dưới 4.000DWT, 13 tàu 6.500 DWT, 08 tàu 12.500 DWT, 08 tàu 22.500 DWT và 2 tàu container 1.700 TEU. Đến 31/12/2006 tổng vốn đầu tư là 2.200 tỷ đồng, kết quả thực hiện như sau:

- Đã nhận 10 tàu, tổng trọng tải 87.000 DWT

- Tiếp tục thực hiện 22 tàu còn lại với tổng trọng tải 317.000 DWT

Thông qua chương trình này không những năng lực vận chuyển của Vinalines được bổ sung, cơ cấu đội tàu được trẻ hoá mà còn tạo tiền để để vinashin vươn lên ký kết được nhiều hợp đồng đóng tàu cho các chủ tàu nước ngoài. Các tàu đã hoàn thành đều được khẩn trương đưa vào khai thác, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh vận tải biển cho các doanh nghiệp nhận tàu và đảm bảo nợ đầy đủ cho quỹ hỗ trợ phát triển cũng như các ngân hàng thương mại.

Với sự phục hồi và tăng trưởng mạnh của thị trường vận tải biển, nhu cầu đóng mới tăng cao nên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã có cơ hội ký kết được nhiều hợp đồng đóng tàu với các đối tác trong và ngoài nước như các hợp đồng đóng tàu hàng khô 53.000 DWT, tàu chở dầu sản phẩm 6.500 DWT…Các nhà máy của Vinashin đã phải phân bổ thời gian và nguồn lực cho nhiều dự án khác nhau, vì vậy, tiến độ và số lượng sản phẩm bàn giao cho Vinalines còn hạn chế so với kế hoạch.

2.3.1.2. Dự án mua tàu đang khai thác.

Tính đến 31/12/2006, các doanh nghiệp đã huy động nguồn vốn tự có và vốn vay thương mại mua được 43 tàu với tổng trọng tải 531.786 DWT, tuy nhiên còn thiếu khoảng 70.000 DWT nữa thì mới hoàn thành kế hoạch. Tổng số vốn đầu tư cho 43 dự án này là 245 triệu USD, tương đương 3.700 tỷ đồng, trong đó vay thương mại là 195 triệu USD, vốn tự có là 50 triệu USD.

Việc thực hiện các dự án mua tàu phụ thuộc rất nhiều vào diễn biến của thị trường cước vận tải. Khi thị trường cước xuống thấp, doanh nghiệp gặp khó khăn trong tìm nguồn hàng để đảm bảo tính hiệu quả của dự án nhưng khi thị trường cước tăng cao như thời điểm cuối năm 2003, 2004 và 2005, việc tìm mua một con tàu có mức giá và đặc tính kỹ thuật phù hợp với nhu cầu khai thác và năng lực tài chính doanh nghiệp lại tương đối khó khăn. Chỉ trong vòng hơn 1 năm (từ tháng 2/2004 đến giữa năm 2005) giá tàu hàng khô đã tăng 50%, giá tàu container cỡ 1.000 TEU tăng khoảng 70%. Các chủ tàu đều muốn giữ tàu để khai thác nên ít có tàu chào bán, vì vậy, trong 2006, các doanh nghiệp Tổng công ty chỉ đầu tư được 3 tàu, tổng trọng tải là 82.977 DWT...

Kết quả đầu tư qua từng năm cho thấy Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã bám sát chủ trương đầu tư phát triển đội tàu theo hướng chuyên môn hoá và trẻ hoá của chính phủ. Tấn trọng tải bình quân của những tàu mua được nâng cao qua từng năm. Năm 2004, đã tăng lên 12.025 DWT, đến 2006 là 27.659 DWT. Đồng thời độ tuổi tàu mua ngày càng được trẻ hoá, giảm từ 17,7 tuổi năm 2002

xuống 13,1 tuổi năm 2005. Đến năm 2006, các tàu đầu tư đều dưới 10 tuổi, trong đó có 01 tàu chở dầu là tàu được đóng trong năm.

Trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động, nguồn vốn tích luỹ cho đầu tư có hạn trong khi nhu cầu đầu tư phát triển lại rất lớn, tuy các doanh nghiệp chưa hoàn thành được kế hoạch do thủ tướng chính phủ giao nhưng có thể đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch là nỗ lực rất lớn của tập thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư phát triển tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam giai đoạn 2002 – 2006. (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w