Vai trò của Nhà nước với phát triển bền vững về xã hội

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước với phát triển bền vững ở Việt Nam (Trang 47)

2.2.1. Thành tựu chủ yếu

Hệ thống chính sách xã hội được xây dựng khá đồng bộ, có chất lượng và phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội đất nước. Hệ thống chính sách ấy được xây dựng trên cơ sở quan điểm lấy con người làm trung tâm, coi con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc Đổi mới, nhờ đó đã khơi dậy và phát huy tiềm năng của mỗi cá nhân và toàn thể cộng đồng dân tộc trong giải quyết những vấn đề xã hội.

Trong những năm qua, nhà nước ta đã huy động đáng kể các nguồn lực cho việc thực hiện các chính sách xã hội, giải quyết các vấn đề xã hội trên cơ sở đảm bảo công bằng và tiến bộ xã hội. So với chỉ tiêu của Hội nghị Thượng đỉnh thế giới họp ở Copenhagen (tháng 3/1995), mỗi nước cần dành khoản ngân sách hàng năm là 20% cho việc giải quyết các vấn đề xã hội, thì từ năm 1991 đến nay, trung bình mỗi năm Chính phủ ta đã dành 24% ngân sách Nhà nước để chi cho việc giải quyết các vấn đề xã hội. Đó là các chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình, phát triển giáo dục, y tế, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, bảo trợ xã hội….

Theo đó, Nhà nước xác định, giáo dục đào tạo và y tế là hai lĩnh vực rất quan trọng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đến lượt nó, nguồn nhân lực lại là nhân tố quyết định sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế. Vì thế trong những năm qua, Nhà nước đã đề ra chính sách đầu tư thỏa đáng cho 2 lĩnh vực này. Ngân sách chi cho giáo dục, đào tạo và y tế đều tăng qua các năm. Các chủ trương, chính sách đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước được ban hành, triển khai thực hiện, tạo bước chuyển biến quan trọng về chất lượng giáo dục, đào tạo và y tế.

Cơ chế thực hiện sự nghiệp giáo dục, đào tạo được đổi mới một bước căn bản, đã chuyển từ cơ chế bao cấp toàn bộ của Nhà nước cho giáo dục, đào tạo sang cơ chế chia sẻ giáo dục, đào tạo giữa Nhà nước với nhân dân. Đồng thời, Nhà nước còn triển khai mạnh mẽ việc xã hội hóa giáo dục, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các trường ngoài công lập với các loại hình đa dạng, trên cơ sở quy định của Nhà nước như: chủ trương xóa nạn mù chữ, phổ cập tiểu học, miễn giảm học phí và các khoản đóng góp xây dựng đối với các gia đình nghèo, cung cấp sách vở cho học sinh, sinh viên nghèo ở các tỉnh đặc biệt khó khăn và thành lập quỹ học bổng cho mọi người dân, nhất là con em của những gia đình nghèo được học tập.

Bên cạnh đó, Nhà nước đã thành lập các trường dân tộc nội trú được, mở rộng và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, góp phần quan trọng vào việc nâng cao trình độ của con em đồng bào các dân tộc thiểu số và đào tạo cán bộ cho các tỉnh miền núi. Ngành giáo dục từng bước được cơ cấu lại với sự đa dạng các loại trường học. Các loại hình đào tạo để học tập phù hợp với điều kiện và khả năng của mình. Tỷ lệ người biết chữ ngày càng tăng, nhiều tỉnh đã hoàn thành công tác xóa mù. Số lượng học sinh, sinh viên tăng khá nhanh trong những năm gần đây. Cụ thể là học sinh trung học chuyên nghiệp tăng 15,1%/ năm, dạy nghề tăng 12%/ năm, sinh viên đại học và cao đẳng tăng 8,4%/ năm [14, tr.153].

Các chính sách y tế có nhiều đổi mới quan trọng như từng bước xóa bỏ chế độ bao cấp toàn bộ và tràn lan đối với y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, triển khai khá mạnh mẽ chủ trương xã hội hóa y tế, mở rộng và đa dạng hóa các hình thức chăm sóc sức khỏe cộng đồng, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước thực hiện các hoạt động y tế như: mở các phòng khám, chữa bệnh nhân đạo, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà, các bệnh viện tư nhân và các

dịch vụ chữa bệnh ở tỉnh, thành phố, huyện cơ sở theo quy định của pháp luật. Các chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu miễn phí được triển khai khá mạnh mẽ và rộng khắp trong cả nước như tiêm chủng mở rộng, thanh toán bệnh bại liệt, bệnh lao…đem lại kết quả quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân tiếp cận các hoạt động đó. Chính sách khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi được thực hiện khá tốt đem lại niềm tin cho nhân dân vào chế độ mới.

Năm 1992, Chính phủ ban hành Nghị quyết về Chủ trương và biện pháp giải quyết việc làm. Năm 1998, Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và lập quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm cho các đối tượng không có nhiều cơ hội thuận lợi trong việc tự tìm kiếm việc làm. Nhà nước khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi công dân, mọi nhà đầu tư mở rộng ngành nghề, tạo nhiều việc làm cho người lao động, thành lập Quỹ quốc gia về hỗ trợ việc làm, hỗ trợ phát triển hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng thực hiện đổi mới cơ chế chính sách về thị trường lao động, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo thêm việc làm cho người lao động, huy động các tổ chức xã hội trong và ngoài nước tích cực tham gia vào các hoạt động tạo việc làm. Điều này đã khiến cho cơ hội để người dân tham gia vào việc phát triển kinh tế được mở rộng hơn, phong phú hơn, đa dạng hơn, tùy thuộc vào điều kiện và năng lực của chủ thể. Trung bình hàng năm cả nước giải quyết được việc làm cho 1,2 đến 1,5 triệu người lao động.

Chính sách xóa đói giảm nghèo luôn được Nhà nước chú ý quan tâm và coi đây là việc làm thường xuyên trong suốt quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều chính sách xóa đói giảm nghèo đã được triển khai từ những năm 1990 (thế kỷ XX) và ngày càng được tăng cường thực hiện, trở thành cuộc vận động lớn trong nhân dân. Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa (Chương trình 135) và nhiều chương trình mục tiêu quốc gia khác như: Chương trình việc làm, xuất khẩu lao động…

Ngân sách Nhà nước chi cho công tác xóa đói giảm nghèo hàng năm đều tăng. Nhà nước đã chỉ đạo lập quỹ xóa đói giảm nghèo tại nhiều địa phương với tổng quỹ lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo về vốn tín dụng, giúp đỡ về cách thức làm ăn, chuyển giao công nghệ, cung cấp thông tin, miễn giảm thuế và nhiều khoản đóng góp khác để giúp dân có cơ hội tự

vươn lên thoát nghèo. Bên cạnh đó, Nhà nước tăng cường khuyến khích kêu gọi các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nước tham gia công tác này đem lại hiệu quả cao hơn. Nhờ sự quan tâm và triển khai thực hiện các chính sách, công tác xóa đói giảm nghèo ở nước ta trong nhiều năm qua thu được kết quả đáng mừng, được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong những quốc gia giảm tỷ lệ nghèo đói tốt nhất. Tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2009 chỉ còn 13% so với mức 20% tại thời điểm cuối năm 2002, đến năm 2010 tỷ lệ này giảm chỉ còn 9,5%, hoàn thành sớm mục tiêu trước một năm so với kế hoạch mà Quốc hội đặt ra cho giai đoạn 2006-2010.

Chính sách bảo trợ xã hội, chăm sóc người có công với cách mạng cũng được Nhà nước hết sức chú ý. Hàng năm, Nhà nước đều dành một khoản ngân sách đáng kể để trợ cấp thường xuyên cho các nhóm đối tượng yếu thế dễ bị tổn thương trong xã hội nhằm đảm bảo cho mọi người sống hạnh phúc trong tình nhân ái của dân tộc. Nhà nước đã có Pháp lệnh về người tàn tật nhằm nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc chăm sóc, giúp đỡ người tàn tật và Nhà nước cũng hình thành các quỹ trợ cấp đột xuất để kịp thời hỗ trợ cho nhân dân các vùng bị thiên tai, các đối tượng gặp rủi ro trong cuộc sống. Nhà nước đã ban hành hệ thống chính sách, pháp lệnh: chính sách ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ, thương - bệnh binh, lão thành cách mạng, Pháp lệnh ưu đãi người có công, Pháp lệnh về phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng…nhằm đảm bảo hiệu quả công tác chăm sóc người có công.

Chính sách bảo hiểm xã hội của Nhà nước đã được đổi mới theo hướng đa dạng, phong phú, đáp ứng yêu cầu của các tầng lớp nhân dân và các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm xã hội không chỉ được thực hiện với những người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước mà còn được mở rộng ra đối với người lao động ngoài khu vực Nhà nước, trong các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia bảo hiểm xã hội, đồng thời có những chế tài bắt buộc các chủ sử dụng lao động phải mua bảo hiểm xã hội cho người lao động. Ngoài ra, Nhà nước đang tích cực chuẩn bị ban hành và thực hiện chính sách về bảo hiểm thất nghiệp.

Nhà nước đã có chính sách khuyến khích các địa phương thực hiện bảo hiểm xã hội đối với nông dân thông qua việc tổ chức duy trì Hội nông dân các cấp. Hội nông dân các cấp được giao triển khai công việc này và đã thu được kết quả, làm giảm bớt

sự lo lắng của phần lớn nông dân khi hết tuổi lao động, nhất là những người cô đơn, không nơi nương tựa.

Chính sách bảo hiểm y tế là một bộ phận rất quan trọng của chính sách bảo hiểm xã hội. Trong những năm qua, Nhà nước đã có nhiều đổi mới trong chính sách bảo hiểm y tế, thể hiện rõ nét ưu việt của chế độ ta. Các loại bảo hiểm y tế cũng đa dạng, mọi người dân có thể tự chủ trong lựa chọn các loại hình nhằm làm giảm sức ép đối với người dân tham gia khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe, nhất là đối với gia đình, người có thu nhập thấp và khó khăn.

Cùng với việc thực hiện hệ thống chính sách xã hội, Nhà nước ta còn chú trọng đến việc xây dựng một nền chính trị ổn định, tạo điều kiện cho người dân được phát huy quyền dân chủ của mình.

Nhiều năm qua, Nhà nước luôn phát huy vai trò của mình trong việc đảm bảo cho người dân được hưởng một môi trường chính trị - xã hội ổn định, quyền làm chủ của người dân không ngừng được mở rộng và nâng cao, tạo điều kiện và cơ hội bình đẳng cho người dân tham dự vào đời sống chính trị đất nước, nhất là việc tham gia vào những vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của đất nước. Nhà nước đảm bảo cho người dân có quyền tham gia bầu cử, ứng cử vào các cơ quan đoàn thể để xây dựng nên một hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh để lãnh đạo đất nước PTBV.

Với việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, quyền làm chủ của nhân dân được cải thiện rõ rệt, tạo nên sự đoàn kết và đồng thuận ngày càng rộng lớn với công cuộc Đổi mới do Đảng lãnh đạo. Quy chế dân chủ ở cơ sở do Nhà nước ban hành năm 2003, đã tạo ra luồng sinh khí mới, quyền làm chủ của nhân dân đã được thể chế hóa, được bảo vệ, đồng thời là căn cứ để kiểm tra, giám sát việc tôn trọng quyền dân chủ của nhân dân trong đời sống xã hội. Bởi nước ta vừa mới bước ra từ chế độ tập trung quan liêu bao cấp nên những tàn dư của cơ chế cũ vẫn còn tồn tại ở nhiều nơi, nhiều lúc, những vi phạm quyền dân chủ của nhân dân không phải là không còn. Với chính sách trên, nhân dân có cơ hội được phát biểu ý kiến, đóng góp quan điểm của mình vào việc xây dựng và thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, từ đó, để cho các chủ trương, chính sách phản ánh phù hợp với nguyện vọng của nhân dân; không chỉ vậy, nhiều sáng kiến của người dân trong lao động sản xuất, trong thực hiện công tác xã hội và bảo vệ môi trường cũng được phát huy giúp tăng năng suất lao

động, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, gìn giữ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở địa phương vì sự PTBV của chính họ và con cháu họ trong tương lai.

Hiệu quả của việc phát huy dân chủ trong nhân dân đạt được có sự đóng góp to lớn từ những đổi mới quan trọng của các cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến địa phương theo hướng công khai, minh bạch và gần dân hơn. Cụ thể là nền hành chính công đã có những cải cách quan trọng. Năm 2001, Nhà nước đã ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010. Trong Chương trình tổng thể này, đáng lưu ý là Chương trình Hiện đại hóa nền hành chính, đã đem lại những cơ chế cải cách, những sáng kiến thí điểm như: Cơ chế một cửa, cải cách thủ tục hành chính cảng biển, ISO 9000 trong quản lý hành chính, Chính phủ điện tử, và hệ thống quản lý theo kết quả đều tập trung vào mảng cải cách thể chế hành chính của Việt Nam.

Một trong những cơ chế cải cách hướng vào cải cách thể chế hành chính ở Việt Nam là cơ chế “một cửa”. “Một cửa” là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức công dân thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính Nhà nước từ tiếp nhận yêu cầu hồ sơ đến trả lại kết quả thông qua một đầu mối là “bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” tại cơ quan hành chính Nhà nước. Sau một thời gian thực hiện cơ chế “một cửa”, nền hành chính Nhà nước đã đạt được những kết quả đáng khích lệ và quan trọng hơn là đóng góp của cơ chế này đối với sự phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường. Trên lĩnh vực kinh tế, cơ chế “một cửa” đã giải quyết được một số những vướng mắc lớn như thủ tục thành lập doanh nghiệp, cấp giấy phép đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tiết kiệm được thời gian cho các doanh nghiệp…những đóng góp này tạo điều kiện cho nền kinh tế được vận hành thông thoáng, mau lẹ. Về mặt xã hội, cơ chế “một cửa” góp phần giải quyết được những vướng mắc về chính sách xã hội, về giáo dục đào tạo, những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân như: quản lý hộ tịch, hộ khẩu, công chứng, văn hóa thông tin… Về môi trường, quy trình thực hiện những quy định về môi trường đã trở nên dễ dàng hơn, đóng góp không nhỏ vào việc tuân thủ những quy định của luật pháp về bảo vệ môi trường. Với việc thực hiện cơ chế này, người dân cũng như những nhà đầu tư trong và ngoài nước tin tưởng hơn vào chính sách phát triển của Việt Nam, giúp Việt Nam lọt vào nhóm 10 quốc gia có tốc độ cải cách nhanh nhất thế giới.

Trên phương diện văn hóa, chính sách phát triển văn hóa dần dần được hình thành và từng bước được xây dựng trên cơ sở tư duy mới về phát triển văn hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN. Nhà nước đã phát động và duy trì phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã đáp ứng được nguyện

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước với phát triển bền vững ở Việt Nam (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)