Vai trò của Nhà nước với phát triển bền vững về kinh tế

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước với phát triển bền vững ở Việt Nam (Trang 39)

2.1.1. Thành tựu chủ yếu

Thứ nhất, Nhà nước xây dựng và từng bước hoàn thiện môi trường pháp lý cho

quá trình phát triển kinh tế. Để thiết lập nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, vấn

đề quan trọng hàng đầu là tạo môi trường pháp lý cho kinh tế phát triển. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng và thi hành các văn bản pháp luật nhằm thể chế hóa đường lối của Đảng về phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN. Hệ thống chính sách, pháp luật ấy ngày càng phát huy tác dụng để đảm bảo xây dựng một nền kinh tế ngày càng bền vững hơn.

Từ khi bắt đầu công cuộc Đổi mới năm 1986 đến nay, Quốc hội đã thông qua rất nhiều đạo luật quan trọng. Trước hết là Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987, Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990. Các luật này đã tạo ra những điều kiện cơ bản cho các chủ thể thuộc mọi thành phần kinh tế thực hiện quyền lựa chọn loại hình và quy mô kinh doanh phù hợp với điều kiện và khả năng của mình, tự do lựa chọn thị trường, tự do thực hiện hợp đồng và thuê mướn nhân công…

Luật Dân sự được ban hành vào năm 1996, Luật Thương mại được thông qua vào năm 1997 đã xác định những nguyên tắc, quy phạm khuyến khích cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật, chống cạnh tranh phi pháp của các chủ thể kinh tế và hoạt động

của các lực lượng khác làm tổn hại đến lợi ích của các chủ thể kinh tế, của nhân dân và Nhà nước.

Bên cạnh đó, Nhà nước còn ban hành Luật đất đai năm 2003, Bộ luật Lao động năm 1994, Luật Hợp tác xã năm 1999, Luật Cạnh tranh năm 2004 tạo cơ sở pháp lý quan trọng để điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế, tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước, tạo ra môi trường thông thoáng cho kinh tế phát triển.

Những năm gần đây, khi nước ta trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), thực hiện chủ trương của Đảng về chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà nước ta đã ban hành thêm nhiều văn bản mới nhằm tạo môi trường pháp lý tốt hơn cho phát triển kinh tế thị trường. Trong 3 năm: 2006, 2007, 2008 Nhà nước đã ban hành khoảng 26 luật, xây dựng trên 3000 văn bản quy phạm pháp luật và gần 500 triệu điều ước quốc tế [14, tr.20]. Riêng năm 2008, Quốc hội đã ban hành 19 luật, gấp đôi số văn bản pháp luật được ban hành trong năm 2007, trong đó, có các luật có tác dụng lớn đối với việc xây dựng và hoàn thiện hơn môi trường pháp lý cho quá trình phát triển kinh tế như: Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật Công nghệ cao, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Trưng thu, trưng dụng tài sản, Luật Thi hành án dân sự…

Cùng với việc ban hành các văn bản pháp luật, Nhà nước còn tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung các luật nhằm điều chỉnh kịp thời các mối quan hệ mới phát sinh trong hoạt động kinh tế: Luật Đầu tư nước ngoài sửa đổi, bổ sung năm 1996, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Sở hữu trí tuệ năm 2009, Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009…

Việc tuyên truyền, thực hiện pháp luật đã có nhiều tiến bộ. Người dân nhất là các chủ thể sản xuất, kinh doanh đã nhận thức rõ hơn những văn bản pháp luật chủ yếu liên quan đến hoạt động của họ, tích cực thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của mình, tăng cường phát triển sản xuất, có ý thức trong hoạt động kinh tế, góp phần làm lành mạnh môi trường pháp lý phục vụ quá trình phát triển kinh tế.

Trong những năm qua, việc thực hiện pháp luật đã đạt được kết quả, góp phần quan trọng vào việc xây dựng nên môi trường pháp lý thông thoáng cho quá trình phát triển kinh tế ở nước ta, tạo điều kiện cho các chủ thể phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo góp phần vào sự phát triển kinh tế đất nước.

Thứ hai, Nhà nước xây dựng và thực hiện chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần. Chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ

nghĩa với sự đóng góp của nhiều thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Chính sách đó không chỉ phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất đang còn ở nhiều “thang bậc” của nước ta, mà còn có tác dụng phát huy mạnh mẽ và có hiệu quả nguồn lực trong nước và ngoài nước (vốn, kinh nghiệm quản lý, công nghệ) cho sự phát triển kinh tế. Nhờ đó, năng lực sản xuất của các chủ sở hữu được phát triển, năng suất lao động được nâng lên, tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao, của cải vật chất trong xã hội ngày càng dồi dào, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân và cho

xuất khẩu.

Trên cơ sở 3 chế độ sở hữu: toàn dân, tập thể, tư nhân, nhà nước đã xây dựng và ban hành các chính sách định hướng và khuyến khích hình thành nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo và là lực lượng vật chất quan trọng để nhà nước điều tiết nền kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, đảm bảo sự ổn định chính trị.

Để đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, Nhà nước đã thực hiện chính sách về xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, xóa bỏ ưu đãi, đặc quyền với một số hình thức sở hữu trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường.

Nhờ chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua, nền kinh tế nước ta đạt tốc độ tăng trưởng khá cao và tương đối ổn định. So với thời kỳ 1986-1990, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm là rất lớn. Thời kỳ năm 1986-1990, tốc độ tăng trưởng kinh tế là 3,9%/năm, thời kỳ 2001-2005 là 7,51%/năm

[14, tr.142]. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong 3 năm 2006-2008 là 7,6%. Riêng năm 2009, do chịu tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế có giảm song theo đánh giá của các tổ chức kinh tế thế giới, nước ta vẫn có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao trong khu vực. Giá trị tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng từ 53 tỷ USD (năm 2005) lên 88,7 tỷ USD (năm 2008) [14, tr15], đến năm 2010 nước ta đạt 101,6 tỷ USD, gấp 3,26 lần so với năm 2000 [2, tr.87]. Nhờ đó, GDP bình quân đầu người cũng tăng lên so với năm 2005, bình quân đầu người theo giá hiện hành năm 2005 là trên 10 triệu đồng, tương đương 640USD, năm 2008 là 1024USD,

năm 2009 là 1052USD, năm 2011 là 1.169USD [2, tr.87], đời sống của nhân dân được nâng lên một bước rõ rệt ở tất cả các vùng, miền trong cả nước.

Thứ ba, Nhà nước đã thực hiện chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh CNH, HĐH. Qua hơn 20 năm thực hiện đường lối Đổi mới kinh tế

của Đảng trên đất nước ta, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. Mục tiêu của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước ta do Đại hội VIII của Đảng xác định - phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại - đã dần được thực hiện. Nhà nước đã xây dựng và thực hiện chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm khai thác và phát huy thế mạnh của từng ngành, từng vùng để phát triển kinh tế. Nhờ vậy, nhà nước đã tạo nên sự chuyển dịch khá hợp lý

trong cơ cấu kinh tế.

Cơ cấu ngành kinh tế nước ta thể hiện rõ sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong GDP, giảm tỷ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, tỷ trọng công nghiệp trong GDP tăng từ 36,7% năm 2000, lên 41% năm 2005, và tăng lên đến 41,1% năm 2010 [2, tr.67]; tỷ trọng nông, lâm, thủy sản giảm từ 24,5% xuống còn 20,9%, và đến năm 2010 còn 20,6%; tỷ trọng dịch vụ ở mức

38,1% và đến năm 2010 tăng lên mức 38,3% [2, tr.87].

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã kéo theo việc chuyển dịch lao động từ nông, lâm nghiệp, thủy sản sang ngành công nghiệp và dịch vụ, tạo điều kiện cho lao động những ngành này có việc làm và tăng thu nhập. Số lao động nông, lâm nghiệp, thủy sản còn lại có nhiều việc làm hơn, chất lượng sản phẩm do yêu cầu tham gia vào cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại cũng được nâng lên. Điều đó làm tăng thu nhập, nâng cao đời sống người lao động, góp phần làm giảm khoảng cách về mức sống của người dân .

Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng trong khu vực kinh tế quốc dân và tăng tỷ trọng khu vực kinh tế tư nhân. Là công cụ điều tiết vĩ mô, nhà nước đã và đang tiến hành các chính sách để nâng cao hiệu quả và sức mạnh của khu vực kinh tế nhà nước: chính sách thành lập các tổng công ty 90 và 91; chính sách cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước…

Để chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng, nhà nước xây dựng và thực hiện các chương trình phát triển kinh tế, hình thành các vùng kinh tế trọng điểm ở cả 3 miền, hình thành các tam giác tăng trưởng kinh tế: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; Đà Nẵng; Thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bình Dương.. Việc xây dựng, hình thành

các vùng kinh tế trọng điểm cùng các tam giác tăng trưởng đã phát huy thế mạnh của mỗi vùng kinh tế, đồng thời từng bước làm giảm khoảng cách về mức hưởng thụ giữa cư dân các vùng.

Thứ tư, Nhà nước đã xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển hệ thống thị trường. Đó là các thị trường hàng hóa, dịch vụ sức lao động, tư liệu sản xuất, vốn,

khoa học và công nghệ, thông tin, bất động sản. Trong các loại thị trường trên, nhà nước đã quan tâm hơn đến việc xây dựng chính sách để hình thành và phát triển thị trường sức lao động. Bởi, sức lao động là yếu tố quyết định giá trị hàng hóa và sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Nếu không có chính sách định hướng và điều chỉnh sự phát triển của thị trường sức lao động, để cung lớn hơn cầu lao động sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa lao động, thiếu việc làm, thất nghiệp, làm tăng số người có thu nhập thấp, nghèo đói, tình trạng mất ổn định sẽ diễn ra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cùng với những chính sách tạo điều kiện cho thị trường sức lao động phát triển đúng hướng, Nhà nước ta còn quan tâm ban hành các chính sách để thị trường tiền tệ, tư liệu sản xuất, khoa học và công nghệ, thông tin, bất động sản…hình thành và phát triển. Đó là yếu tố rất quan trọng để tăng năng suất lao động xã hội, nâng cao chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh và thu lợi nhuận cao. Các chính sách về giao quyền sử dụng đất của Nhà nước đã thể hiện rõ nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả, phát triển quỹ đất, chống đầu cơ đất, đảm bảo lợi ích toàn dân.

Nhờ vậy, hệ thống thị trường đã hình thành và phát triển phù hợp với việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, góp phần rất quan trọng tạo nên điều kiện cho kinh tế phát triển.

Thứ năm, Nhà nước thực hiện chính sách điều tiết, phân phối thu nhập để đảm bảo mọi người dân được hưởng các thành quả kinh tế trong từng giai đoạn phát triển.

Nhà nước đã đạt được nhiều tiến bộ trong điều tiết và phân phối nguồn lực phát triển kinh tế trên cơ sở giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa phát triển toàn bộ nền kinh tế với phát triển kinh tế ở các vùng, miền. Nhà nước đã tập trung thích đáng nguồn lực để phát triển các lĩnh vực, các địa bàn trọng điểm đem lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời dành nguồn lực để tạo điều kiện thuận lợi cho các vùng khác nhất là các vùng nghèo

vươn lên, thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng.

Nhà nước đã thể chế hóa và đề ra các chính sách về đổi mới kinh tế, lựa chọn phương án đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các

vùng trung tâm kinh tế lớn: thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Vũng Tàu, Đồng Nai, Hải Phòng, Hải Dương….

Bên cạnh đó, Nhà nước còn coi trọng đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, và vùng đồng bào dân tộc ít người, miền núi. Phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi được xác định là nhiệm vụ quan trọng để thu hẹp khoảng cách phát triển về mọi mặt giữa miền núi và miền xuôi. Để thực hiện mục tiêu chiến lược trên, Chính phủ đã phê duyệt và thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc ít người miền núi giai đoạn 2006-2010 (Chương trình 135 giai đoạn II) nhằm nâng cao nhanh hơn đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ở các xã này, tạo điều kiện thuận lợi đưa nông thôn vùng này ra khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, hòa nhập vào sự phát triển chung của đất nước. Một trong những mục tiêu của Chương trình này là giảm 2/3 số hộ nghèo, các hộ đã thoát nghèo sẽ có thu nhập bình quân đầu người hơn 3,5 triệu đồng vào năm 2010.

Nhà nước đã và đang đầu tư vào các công trình lớn như: đường Hồ Chí Minh, trồng 5 triệu ha rừng, thủy lợi Sơn La, các công trình thủy lợi, giao thông nông thôn, nước sạch, kiên cố hóa trường học, y tế cộng đồng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong các chương trình đó, có nhiều dự án, được tài trợ từ vốn đầu tư nước ngoài qua các tổ chức tài chính thế giới: WB, ADB, IMF….Sự đầu tư đó đang và sẽ đem lại hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho các vùng khó khăn phát triển kinh tế - xã hội, từng bước rút ngắn chênh lệch về đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân giữa các vùng.

Về phân phối thu nhập, nhà nước đã mạnh dạn từ bỏ kiểu phân phối bình quân, cào bằng về thu nhập với lộ trình và những bước đi thích hợp và không gây biến động lớn về xã hội. Nhà nước triển khai thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu, đồng thời phân phối dựa trên mức đóng góp các nguồn lực khác nhau vào kết quả sản xuất kinh doanh và phân phối qua phúc lợi xã hội, đi đôi với chính sách điều tiết hợp lý, bảo hộ quyền lợi người lao động. Việc thực hiện chính sách phân phối mới đã bước đầu thể hiện sự công bằng phù hợp với tính chất và điều kiện nước ta. Nhờ đó, huy động được nguồn lực vật chất và tinh thần của mỗi người dân, sự đóng góp nhân tài, vật lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

Nhà nước từng bước đổi mới chế độ tiền lương, qui định rõ hơn mức lương tối thiểu cho từng khu vực (doanh nghiệp, hành chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang, cán bộ dân cử…), xây dựng các bậc, ngạch, và thang lương hợp lý hơn. Những năm gần đây, nhà nước có nhiều đợt điều chỉnh mức lương tối thiểu của người lao động. Nhờ đó, thu nhập của các tầng lớp dân cư, nhất là cán bộ, viên chức, hưu trí được đảm bảo hơn, đáp ứng những nhu cầu cơ bản và từng bước nâng cao đời sống của các đối tượng

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước với phát triển bền vững ở Việt Nam (Trang 39)