Xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý về phát triển bền vững

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước với phát triển bền vững ở Việt Nam (Trang 74)

Để PTBV Nhà nước cần sử dụng nhiều công cụ trong đó quan trọng hàng đầu là công cụ pháp luật bởi nó trực tiếp điều chỉnh các mối quan hệ xã hội theo ý chí của Nhà nước. Trong điều kiện xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta, pháp luật là một nhân tố đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng và duy trì một xã hội trật tự, ổn định, quyền lực và nghĩa vụ của mọi người đều được thực hiện, môi trường sống được bảo vệ. Chính vì pháp luật có vai trò như vậy nên nếu chất lượng pháp luật thấp, nền kinh tế khó phát triển mạnh mẽ, vững chắc, công bằng xã hội không được thực hiện tốt và môi trường sống bị tổn hại. Như vậy PTBV có được

thực hiện tốt hay không phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng xây dựng và hoàn thiện pháp luật của Nhà nước.

Mặt khác khi đã xây dựng được pháp luật có chất lượng tốt, nhưng PTBV trên thực tế lại quyết định bởi việc thực hiện pháp luật, tức là việc đưa pháp luật vào cuộc sống, trở thành công cụ, phương tiện cho sự quản lý của Nhà nước.

Do đó, để tạo khuôn khổ pháp lý cho PTBV, cần nâng cao chất lượng hoạt

động xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật. Để đáp ứng yêu cầu phát triển đất

nước, các văn bản pháp luật được xây dựng và hoàn thiện phải có chất lượng tốt, có tính khả thi, đồng thời phản ánh được sự phát triển đa dạng, phong phú sinh động trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Muốn vậy, cần coi trọng nâng cao chất lượng công tác điều tra, giám sát phục vụ việc xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật; phát huy dân chủ trong việc xây dựng các văn bản dự thảo pháp luật, tăng cường trao đổi, hội thảo, tổ chức xin ý kiến của nhân dân về dự thảo pháp luật bằng các hình thức, phương pháp thích hợp, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động xây dựng các văn bản dự thảo luật về tiến độ, chất lượng hoạt động, về sử dụng cơ sở vật chất và tổ chức.

Về ban hành các văn bản pháp luật, cơ quan có thẩm quyền cần đổi mới việc xem xét và quyết định ban hành các văn bản pháp luật đồng thời nâng cao chất lượng các hội nghị cả về nội dung, hình thức và phương pháp tiến hành và coi trọng tăng cường dân chủ, trao đổi, thảo luận, chú ý nghiên cứu những ý kiến trái ngược nhau.

Quan tâm nghiên cứu xử lý những điểm trùng lặp, thậm chí gây mâu thuẫn trong một số điểm ở các văn bản pháp luật, đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, kết hợp chặt chẽ hoạt động ban hành các văn bản pháp luật với hoạt động xây dựng và ban hành các văn bản dưới luật để hướng dẫn, tổ chức, thực hiện pháp luật có hiệu quả.

Thường xuyên sơ kết, tổng kết hoạt động xây dựng và ban hành văn bản pháp luật. Việc sơ kết, tổng kết này được tiến hành đều đặn hàng năm, qua đó cần rút ra những kinh nghiệm (thành công và chưa thành công), làm cơ sở cho việc hình thành các hoạt động này đạt kết quả cao hơn trong thời gian tới.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về xây dựng và ban hành luật học hỏi kinh nghiệm với các nước khác. Tuy nhiên, công việc này cần phải tiến hành trên cơ sở đường lối đối ngoại của Đảng và quy định của Nhà nước với những phương thức thích hợp.

Thứ hai, cần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong các cơ quan chuyên trách xây dựng và ban hành văn bản pháp luật.

Nhà nước cần tiếp tục đổi mới công tác cán bộ trên tất cả các khâu, từ xây dựng tiêu chuẩn cán bộ, đến quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, quản lý…cán bộ. Trong đó tập trung hơn vào các khâu chủ yếu của công tác chuẩn bị như xây dựng tiêu chuẩn cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển và đánh giá cán bộ trong các cơ quan xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật.

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước với phát triển bền vững ở Việt Nam (Trang 74)