Có chính sách thu hút nguồn nhân lực phục vụ sản xuất nông

Một phần của tài liệu Luận văn ThS. Kinh tế Mô hình Cánh đồng mẫu lớn ở Việt Nam hiện nay (Trang 64)

nghiệp, đào tạo cán bộ kỹ thuật từ nhân lực của hộ

Sự phân bổ nguồn lực không hợp lý sẽ gây khó khăn cho sự phát triển của ngành vì vậy các công ty chủ trì việc xây dựng cánh đồng mẫu lớn thu hút lao động trẻ từ các hộ vào đào tạo thành công nhân sử dụng các máy móc trong nhà máy, máy nông nghiệp và thành cán bộ kỹ thuật hướng dẫn nông dân làm theo đúng quy trình canh tác, thành lập một số trung tâm dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp ở các vùng sản xuất trọng điểm để hỗ trợ nông dân. Cần có chính sách đào tạo lại lao động cho những vùng đưa công nghệ cao vào nông nghiệp. Nếu doanh nghiệp đứng ra đào tạo trực tiếp thì phải có chính sách hỗ trợ kinh phí nhất định cho doanh nghiệp.

Đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp có chất lượng tốt để đảm bảo các hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đầu tư xây dựng chương trình đào tạo toàn diện và đồng bộ từ cán bộ quản lý đến đội ngũ lao động trong ngành. Giải pháp đầu tư về đào tạo có thể được thực hiện đồng bộ giữa Nhà nước- doanh nghiệp – và cá nhân người lao động (có thể tranh thủ nguồn tài trợ quốc tế trong các chương trình hợp tác về đào tạo). Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc chính sách cán bộ từ quy hoạch, tuyển dụng, sắp xếp, sử dụng và quản lý đến đãi ngộ, tiêu chuẩn hóa cán bộ… chú trọng từng bước trẻ hóa đội ngũ cán bộ, ưu tiên sử dụng cán bộ là con em trong tỉnh.

Để đáp ứng các mục tiêu đào tạo nhân lực, phát triển nông nghiệp và nông thôn thì cần phải quy hoạch hợp lý hệ thống các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu đủ mạnh, đủ khả năng đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển

59

giao công nghệ, cung ứng nhân lực trình độ cao, có khả năng dẫn dắt nông nghiệp theo hướng hàng hóa, công nghệ cao. Một số biện có thể được áp dụng như: Các chương trình đào tạo khối ngành nông nghiệp cần phải đánh giá, tham khảo các chương trình đào tạo của các nước có nền nông nghiệp tiên tiến, phát triển chương trình theo hướng hiện đại nhưng phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam; thiết kế lại chương trình đào tạo với hình thức đào tạo theo tín chỉ, tăng số lượng các môn tự chọn; tăng cường thu hút sinh viên theo học ngành nông nghiệp, bằng cách có các hình thức hỗ trợ học phí cho sinh viên, , tuyển dụng hoặc giới thiệu việc làm cho họ sau khi ra trường và chính sách phụ cấp lương cho đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật làm việc trực tiếp tại nông thôn. Bộ Giáo dục đào tạo yêu cầu các trường đại học, cao đẳng, trong đó có các trường khối nông - lâm - ngư nghiệp công bố chuẩn nghề nghiệp sinh viên cần phải đạt được sau khi tốt nghiệp ra trường ở mỗi trình độ, ngành đào tạo. Đồng thời xây dựng một website cho các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp chia sẻ, trao đổi thông tin về năng lực đào tạo của các trường, nhu cầu nhân lực, việc làm của doanh nghiệp. Ngoài hệ thống đào tạo công lập, cần khuyến khích phát triển hệ thống ngoài công lập theo hướng xã hội hoá đào tạo nghề. Phải xây dựng được mối liên kết giữa doanh nghiệp và cơ sở dạy nghề. Điều quan trọng là phần lớn người lao động nông thôn còn nghèo, không có điều kiện kinh phí để theo học các lớp đào tạo. Nên hỗ trợ cho người học nghề bằng cách hoặc là đóng tiền trước cho người lao động họ sẽ trả dần sau khi ra trường và có công ăn việc làm, hoặc Nhà nước cho họ vay vốn để học nghề và họ sẽ trả dần theo từng giai đoạn.

Mở lớp đào tạo, tập huấn cho cán bộ quản lý, rà soát, đánh giá thực trạng hoạt động của các cơ sở đào tạo nghề để chỉ đạo khắc phục những yếu kém, hạn chế. Các cơ sở không thể đào tạo theo những gì mình có mà phải theo nhu cầu thị trường lao động và của doanh nghiệp. Các cơ sở đào tạo nghề phải thay đổi cách thức giảng dạy là dạy nghề để làm thợ, làm được việc chứ không phải tiếp

60

tục đào tạo một lớp “thầy” chỉ biết đến lý thuyết theo cách này, nhà trường cần cử giáo viên theo học các lớp đào tạo ngắn hạn, dài hạn tại các cơ sở đào tạo nghề có uy tín trong nước theo hướng “cầm tay chỉ việc”, bảo đảm mở các lớp nghề để học viên ra trường có thể làm được việc ngay, đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về chỉ đạo tổ chức giữa các vùng, các tỉnh cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ nghiệp vụ. Tập trung hỗ trợ các HTX nâng cao năng lực điều hành sản xuất kinh doanh, thực hiện các khâu dịch vụ;tạo điều kiện thúc đẩy thành lập các hiệp hội, tổ hợp tácđể tập hợp nhiều thành viên cùng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản cho nông dân. Đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn KHKT, tổ chức hội nghị đầu bờ nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy, cách nghĩ và cách làm, tính kỷ luật của nông dân đối khi tham gia mô hình sản xuất hàng hóa. Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, lớp tập huấn cho nông dân về những kỹ thuật canh tác, áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình trồng lúa cũng như kiểm soát quy trình sản xuất. Tạo điều kiện cho các cán bộ kỹ thuật được tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật của các nước tiên tiến. Lập hàng rào kỹ thuật cho những nông sản nhập khẩu vào Việt Nam, giúp ổn định giá cả của lúa gạo trong nước, giúp bà con nông dân yên tâm về đầu ra cho nông sản của mình, từ đó ngày càng chú trọng đến chất lượng sản phẩm mình tạo ra.

Một phần của tài liệu Luận văn ThS. Kinh tế Mô hình Cánh đồng mẫu lớn ở Việt Nam hiện nay (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)