Phải xuất phát từ tình hình cụ thể của từng vùng để chọn mô hình thích hợp, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình triển khai, nhất là từ khả năng tiêu thụ nông sản. Ở đồng bằng Nam bộ việc thực hiện mô hình có nhiều thuận lợi hơn so với miền Bắc.
Từ thực tiễn của những cánh đồng mẫu lớn ở An Giang cho thấy những thuận lợi sau:
Một là, có những công ty chế biến, xuất khẩu gạo và các nông sản. Một trong những nguyên nhân quyết định sự thành công của việc triển khai mô hình “cánh đồng mẫu lớn” tại An Giang là có sự tham gia nhiệt tình của Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang. Công ty đã xây dựng một số nhà máy xay sát lúa gạo, có hệ thống sấy, hệ thống băng chuyền, kho chứa đảm bảo các dịch vụ khép kín từ cung cấp các yếu tố đầu vào, hướng dẫn kỹ thuật canh tác đến hỗ trợ vận chuyển, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm cho các nông hộ.
Hai là, bình quân diện tích đất của mỗi hộ lớn, ở đồng bằng Nam bộ bình quân đạt từ 0,5 đến 2,4ha/ hộ, cánh đồng bằng phẳng, nên mỗi cánh đồng mẫu lớn có diện tích từ 300-500 ha thuận tiện cho việc cơ giới hóa, làm đất, gieo sạ, thu hoạch [9].
Ba là, giao thông vận tải thuận tiện. Ở miền Nam có nhiều kênh rạch, sông ngòi, vận chuyển thóc gạo theo đương thủy thuận lợi, khí hậu có độ ẩm thấp, dễ bảo quản, dễ đưa nông sản đến các cảng để xuất khẩu
48
Bốn là, có đội ngũ cán bộ kỹ thuật chất lượng cao để hướng dẫn nông dân đưa công nghệ mới vào sản xuất, thực hiện các biện pháp thâm canh tổng hợp “3 giảm, 3 tăng” để nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo ra vùng nguyên liệu chất lượng cao phục vụ xuất khẩu.
Năm là, được sự quan tâm và ủng hộ của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã, tạo điều kiện thuận lợi để công ty hoàn thành dự án của mình cùng với sự tin yêu, quí mến và hợp tác của bà con nông dân.