CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT ANGIANG VÀ QUÁ

Một phần của tài liệu Luận văn ThS. Kinh tế Mô hình Cánh đồng mẫu lớn ở Việt Nam hiện nay (Trang 31)

TRÌNH HÌNH THÀNH CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN

Trong quá trình 20 năm phát triển, Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang, viết tắt là AGPPS, hoạt động chủ yếu trong các ngành kinh doanh hạt giống (lúa, bắp, rau..), chế phẩm sinh học và hóa học bảo vệ thực vật và một vài ngành nghề khác (bao bì, du lịch...). Một mốc chuyển biến mang tính chất đột phá là từ quý III/2010, AGPPS đã đầu tư, thu mua và chế biến lúa gạo, cung cấp dịch vụ trọn gói cho bà con nông dân trong vùng nguyên liệu theo mô hình cánh đông mẫu lớn và thu mua toàn bộ sản phẩm của bà con làm ra. Công ty xác định các tiểu vùng sản xuất lúa gạo trên 15.000 ha canh tác, xác định bộ giống lúa có chất lượng cao và phù hợp với mỗi tiểu vùng; công ty ký hợp đồng hợp tác sản xuất lúa hàng hóa với các hộ nông dân trong vùng. Theo đó, công ty đầu tư cho nông dân giống xác nhận, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón các loại vào từng thời điểm sử dụng, không tính lãi trong 120 ngày, kể từ đầu vụ đến sau thu hoạch 30 ngày. Khởi phát ở An Giang trong vụ đông xuân 2010 -2011, đến nay “cánh đồng mẫu lớn” đã lan ra một số tỉnh Nam Bộ, Nam Trung Bộ và đang được thử nghiệm ở một số tỉnh phía Bắc.

Mô hình “ CĐML” bước đầu đã mang lại kết quả tích cực trong sản xuất nông nghiệp. Ngoài việc nông dân nâng cao được thu nhập trên một đơn vị diện tích, các công ty cung ứng các yếu tố đầu vào cho ngành nông nghiệp như phân bón, giống thông qua việc ký kết các hợp đồng với người nông dân với khối lượng lớn, cũng ổn định được sản xuất. Mặt khác, sản phẩm của mô hình khá đồng đều, chất lượng ngày càng cao, đã tạo nguồn cung ổn định cho các doanh

26

nghiệp chế biến và xuất khẩu, do đó xuất khẩu gạo của Việt Nam có bước phát triển vượt bậc. Mô hình cánh đồng mẫu lớn đang triển khai là một trong những lời giải cho câu hỏi làm thế nào để tăng hiệu quả của việc liên kết “4 nhà”, giúp người nông dân tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật, các loại vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất lúa với giá cả ổn định,đảm bảo chất lượng và giá cả đầu ra của lúa gạo có lãi. Những cánh đồng lớn góp phần giải quyết được tình trạng manh mún về đất đai trong sản xuất nông nghiệp, vấn đề quy hoạch… vốn là những rào cản ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cơ giới hóa nông nghiệp lâu nay. Mô hình cánh đồng mẫu lớn dưới sự triển khai của công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang đã phát huy tác dụng của mối liên kết giữa Doanh nghiệp- nông dân: Chia sẻ lợi ích và hợp tác cùng có lợi. Mô hình được đánh giá thành công do kết quả đạt được là tăng thu nhập của người nông dân; là nguồn nguyên liệu dồi dào với những sản phẩm gạo giá trị cao từng bước khẳng định thương hiệu trên thị trường quốc tế. Mô hình cánh đồng mẫu lớn đầu tiên ở An Giang với diện tích gần 1.200 ha trong vụ đông xuân 2010-2011 đã cho năng suất từ 7,5 – 8 tấn/ha, đặc biệt có hộ đạt tới 9 tấn/ha. Thu nhập của nông dân hơn 150% so với phương thức canh tác trên cánh đồng nhỏ. Nếu như cuối năm 2011, mô hình cánh đồng mẫu lớn chỉ thực hiện được 7.800 ha thì bước vào vụ đông 2012-2013, diện tích sản xuất theo mô hình này đã tăng lên hơn 76 nghìn ha [6]. Không chỉ thực hiện ở ÐBSCL, mô hình này còn lan tỏa ra một số tỉnh phía bắc và được nông dân, chính quyền địa phương nhiệt liệt hưởng ứng vì đem lại hiệu quả. Tổng diện tích gieo trồng trong sáu vụ lúa gần đây mà doanh nghiệp liên kết với nông dân là 23.247 ha, trong đó nhiều nhất là vụ hè thu 2012 là 9.470 ha với 3.299 hộ nông dân tham gia [6]. Chi phí bình quân là 19 triệu đồng/ha; tổng thu đạt 43,56 triệu đồng/ha, với năng suất 6,72 tấn/ha, giá bán 6.462 đồng/kg; thu nhập đạt 24,9 triệu đồng ha, chiếm 56%. Tính riêng trên địa bàn tỉnh An Giang nông dân trong mô hình thu nhập cao hơn 1-2 triệu đồng/ha so với nông dân ngoài mô hình[6]

27

Có thể thấy, mô hình “CĐML” bước đầu đã mang lại kết quả tích cực trong sản xuất nông nghiệp, được nông dân đánh giá rất cao đã góp phần thúc đẩy nông dân tự nguyện dồn điền đổi thửa, quy hoạch thiết kế lại đồng ruộng, cải tạo nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng,… Qua đó, nhà nông từng bước tiến tới sản xuất hàng hóa nông sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo điều kiện cho việc phân công lại lao động trong sản xuất nông nghiệp. Mô hình được xây dựng nhằm thực hiện tốt việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến một cách đồng bộ, hiệu quả trên diện tích lớn, rút ngắn khoảng chênh lệch về năng suất giữa các hộ nông dân, các thửa ruộng, các vùng sản xuất, nâng cao năng suất bình quân trong toàn vùng.

An Giang là tỉnh nông nghiệp có sản lượng lúa dẫn đầu cả nước ở mức trên 3,2 triệu tấn/năm. Hàng năm, tỉnh có trên 2 triệu tấn lúa hàng hóa, xuất khẩu khoảng 750 ngàn tấn[6]. Trong những năm qua, An Giang chú trọng áp dụng các tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất và chất lượng lúa gạo, cũng là tỉnh đầu tiên ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long vận động nông dân thực hiện “cánh đồng mẫu” để tạo nguồn cung ứng gạo xuất khẩu cho các doanh nghiệp và đạt được nhiều thành tựu to lớn từ mô hình này.

Số lượng cánh đồng mẫu lớn được triển khai trên địa bàn tỉnh An Giang cũng như diện tích và số hộ nông dân tham gia mô hình này tăng lên nhanh chóng từ vụ Đông Xuân 2010 – 2011 đến vụ Đông Xuân 2012- 2013. Vụ Đông Xuân 2010 – 2011 đã có 7 cánh đồng mẫu lớn trên địa bàn các huyện: Châu Thành, Tri Tôn, Châu Phú, Tịnh Biên với tổng diện tích 1.073,25 ha bao gồm 443 hộ nông dân tham gia [6]. Vụ Hè Thu 2011, số cánh đồng mẫu lớn là 9 trên địa bàn các huyện: Châu Thành, Châu Phú, Tịnh Biên, Tà Đảnh, Thoại Sơn với diện tích 1.616,94 ha và 684 hộ [6]. Vụ Thu Đông 2011, mô hình triển khai trên địa bàn các huyện Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn, Tịnh Biên, Tri Tôn với diện tích 748,82ha và 305 hộ tham gia [6].Vụ Đông Xuân 2011 -2012, thu hút

28

1.463 hộ nông dân với diện tích 3.480 ha trên các huyện Chau Thành, Châu Phú, Tri Tôn, Tịnh Biên [6] . Vụ Hè Thu 2012, tổng số hộ tham gia mô hình là 1.435 hộ với tổng diện tích lên đến 3.600ha trên địa bàn các huyện Châu Thành, Châu Phú, Tri Tôn, Tịnh Biên. Đến vụ Đông Xuân 2012- 2013 số hộ nông dân tham gia mô hình lên tới 1.783 hộ với tổng diện tích 4.850 ha. Như vậy sau sáu vụ số hộ nông dân tham gia mô hình tăng 4 lần (từ 443 hộ lên 1.783 hộ), diện tích tăng 4,5 lần (từ 1.073,25 ha lên đến 4.850 ha) (xem bảng 2.1).

Năng suất lúa trung bình trong mùa mưa (Hè Thu và Thu Đông) chỉ bằng 75,2% đến 79% năng suất lúa trong mùa nắng (Đông Xuân). Tổng chi phí bình quân cho mỗi vụ là 19.218.896 đồng/ha, trong đó hạt giống chiếm 9,7%; phân bón và thuốc bảo vệ thực vật chiếm 50,7% ; tổng các chi phí dịch vụ (làm đất, bơm nước, chăm sóc, thu hoạch) chiếm 39,6%. Tổng thu đạt 42,06 triệu đồng/ha với năng suất lúa bình quân 6,58 tấn/ha và giá bán bình quân 6.370 đồng/kg. Giá thành 1 kg lúa là 2.863 đồng, thu nhập bình quân đạt 22,82 triệu đồng /ha; tỷ lệ thu nhập trên tổng thu trung bình đạt 54,3% [6]. Do kiểm soát được nguồn vật tư đầu vào cũng như xây dựng được vùng nguyên liệu ổn định nên giá lúa của nông dân trong mô hình được thu mua với giá cao hơn thị trường từ 100 – 200 đồng/kg, thu nhập tăng lên so với nông dân bên ngoài từ 1,5 – 2 triệu đồng/ha. Theo số liệu của Cục Trồng trọt, mô hình cánh đồng mẫu lớn đem lại những lợi ích rõ rệt: tăng thu nhập cho nông dân nhờ tăng năng suất, giảm chi phí, hạ giá thành, lợi nhuận thu được cao hơn so với trước đây từ 2,2 - 7,5 triệu đồng/ha, tăng tính cộng đồng, hạn chế chênh lệch giữa các hộ nông dân trong canh tác.

29

Bảng 2.1: Số hộ và diện tích tham gia CĐML do AGPPS tổ chức

Vụ lúa Số hộ Diện tích (ha)

Vụ Đông Xuân 2010 -2011 443 1.073,25 Vụ Hè Thu 2011 684 1.616,94 Vụ Thu Đông 2011 305 748,82 Vụ Đông Xuân 2011 -2012 1.463 3.480,0 Vụ Hè Thu 2012 1.435 3.600,0 Vụ Thu Đông 2012 -2013 1.783 4.850,0

Nguồn: Công ty Bảo vệ Thực vật An Giang

2.2 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔ HÌNH “CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN” Ở AN GIANG

Một phần của tài liệu Luận văn ThS. Kinh tế Mô hình Cánh đồng mẫu lớn ở Việt Nam hiện nay (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)