Một số nét khái quát về chủ trương thí điểm cánh đồng mẫu lớn tạ

Một phần của tài liệu Luận văn ThS. Kinh tế Mô hình Cánh đồng mẫu lớn ở Việt Nam hiện nay (Trang 41)

THÁI BÌNH

2.3.1 Một số nét khái quát về chủ trương thí điểm cánh đồng mẫu lớn tại Thái Bình tại Thái Bình

Thái Bình là một trong những tỉnh được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lựa chọn thí điểm xây dựng "Cánh đồng mẫu lớn" ở miền Bắc. Thái Bình cũng đã có những tiền đề quan trọng để thực hiện nhiệm vụ này, được đánh giá là địa phương có trình độ thâm canh vào bậc cao nhất cả nước, thời gian qua, cũng đã thực hiện dự án quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) do các tổ chức quốc tế và một số nước tài trợ, đã có một số cán bộ cơ sở và nông dân tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, bước đầu đã làm quen với việc ghi chép nhật ký trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Một số hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và nông dân đã từng bước hình thành tư duy sản xuất nông nghiệp hàng hóa, sản xuất lúa chất lượng cao, lúa Nhật Bản, lúa giống và trồng các loại cây màu cung cấp cho các doanh nghiệp xuất khẩu và thị trường trong và ngoài địa phương. Thái Bình cũng đã quy hoạch vùng sản xuất, quy hoạch thủy lợi, giao thông nội đồng, tiến hành dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng và đưa cơ giới vào các khâu trong quá trình sản xuất nông nghiệp, bước đầu đã đạt kết quả tích cực. Ngay sau khi được Bộ lựa chọn, Thái Bình đã lập Đề án “Xây dựng mô hình thí điểm cánh đồng mẫu”. Đề án này đã được UBND tỉnh Thái Bình phê duyệt. Theo Đề án này, năm 2012-2013, Thái Bình xây dựng 9 cánh đồng mẫu cấp tỉnh, trong đó có 4 cánh đồng mẫu về sản xuất lúa và 5 cánh đồng về sản xuất cây rau màu. Để thực hiện hiệu quả các mô hình trên, Thái Bình chủ trương xây dựng thí điểm ít nhất một mô hình theo phương thức doanh nghiệp thuê đất hoặc nông dân góp đất với doanh nghiệp để sản xuất một loại sản phẩm. Mô hình "Cánh đồng mẫu lớn" ở Thái Bình sẽ được triển khai theo nhiều phương thức khác nhau để phù hợp với từng vùng. Thực hiện chương trình thí điểm, Thái Bình đã có 13 xã tham

36

gia mô hình với tổng diện tích 1.267 ha [20]. Mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” được áp dụng không chỉ với lúa mà còn với nhiều loại hoa màu đã cho năng suất và chất lượng cao hơn trước.

Dưới đây chỉ xét mô hình thí điểm trồng lúa ở 2 cánh đồng mẫu lớn với diện tích hơn 100 ha tại 2 xã Nguyên Xá - Vũ Thư và Vũ Hòa - Kiến xương

Ngày 20/9/2012, Ban chỉ đạo xây dựng cánh đồng mẫu và Sở NN&PTNT Thái Bình đã tổ chức hội nghị đầu bờ tham quan và đánh giá kết quả bước đầu triển khai mô hình cánh đồng mẫu tại thôn Ngô Xá, xã Nguyên Xá, huyện Vũ Thư vụ mùa 2012, với diện tích trên 50 ha và 396 hộ nông dân tham gia. Trên địa bàn xã Nguyên Xá, huyện Vũ Thư, từ kinh nghiệm tổ chức sản xuất ở vụ xuân, vụ mùa này các cán bộ kỹ thuật của Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang và Trung tâm Khuyến nông Thái Bình đã xây dựng kế hoạch sản xuất chi tiết và rất sớm từ đầu vụ. Giống được lựa chọn là lúa thơm chất lượng cao RVT; đây là giống lúa đã được Công ty CP Giống cây trồng Trung ương đăng ký độc quyền và tổ chức sản xuất trên cánh đồng này. Toàn bộ quá trình sản xuất được chỉ đạo thống nhất về lịch thời vụ, gieo, cấy, bón thúc, phun phòng trừ sâu bệnh theo hướng dẫn với nguyên tắc 4 đúng và hiệu quả, vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật được hướng dẫn thu gom vào các bể, các lò đốt để tiêu hủy với sự tài trợ của Công ty Cổ phần BVTV An Giang, như vậy môi trường sản xuất đã trong sạch hơn. Sản xuất hạt giống muốn đảm bảo độ đúng giống cần phải được khử lẫn 2 đợt trước thu hoạch, quá trình khử lẫn được chỉ đạo tập thể và làm triệt để, kỹ càng, đảm bảo giống được thu hoạch đạt yêu cầu các chỉ tiêu về kiểm định đồng ruộng trước thu hoạch, hạt giống cũng được chỉ đạo thu hoạch tập trung bằng máy gặt đập liên hợp.

Trên địa bàn xã Vũ Hòa, việc triển khai dự án cũng được tỉnh và huyện đặc biệt quan tâm. Dự án cánh đồng mẫu lớn năm 2013 với tên gọi “Cánh đồng trạm bơm Lò Ngói” được quy hoạch thuộc thôn 1 và thôn 2 xã Vũ Hoà với diện

37

tích trên 54,7ha nằm ở phía đông bắc xã trên trục đường đi từ xã Vũ Hoà sang Vũ Trung. Địa hình tương đối bằng phẳng, thành phần cơ gới đất thịt nhẹ. Tổng

số hộ của vùng là 603 hộ. Diện tích mỗi hộ là 880 m2 [33]. Dự án đề ra những

mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể bao gồm:

- Tạo vùng sản xuất hàng hoá tập trung gắn liền với tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao giá trị sản lượng trên đơn vị diện tích canh tác, kết hợp xây dựng mô hình sản xuất hàng hoá với xây dựng nông thôn mới nhằm khai thác cơ sở vật chất, tiềm năng của đất đai, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

- Đưa cơ khí hoá vào từng công đoạn trong sản xuất như: Làm đất, Gieo

mạ khay, cấy máy, gặt máy... từ đó thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp.

- Quy hoạch hệ thống mương máng , hệ thống giao thông vùng sản xuất

- Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp làm các khâu dịch vụ cung cấp các vật tư

đầu vào cho sản xuất như: Giống , phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... Kết hợp với các doanh nghiệp để thu mua các sản phẩm đầu ra cho sản phẩm.

- Tổ chức cho các hộ nông dân sản xuất trên cánh đồng mẫu, tập huấn kỹ

thuật và chuyển giao công nghệ về cách sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ... ghi nhật ký sổ, từ đó tính hiệu quả kinh tế so với các mô hình thông thường.

- Tạo ra mô hình sản xuất hàng hoá tập trung gắn với tiêu thụ sản phẩm để

nhân ra diện rộng.

- Quy hoạch vùng sản xuất lúa xuân, lúa mùa và cây vụ đông nhằm tạo ra

năng suất, cao trên đơn vị diện tích, làm tiền đề mở rộng vùng sản xuất hàng hóa cho những năm tiếp theo trong toàn xã, tạo ra công thức luân canh ổn định, bền vững góp phần xây dựng nông thôn mới

38

Một phần của tài liệu Luận văn ThS. Kinh tế Mô hình Cánh đồng mẫu lớn ở Việt Nam hiện nay (Trang 41)