Hạch toán khoản mục thiệt hại trong sản xuất xây lắp.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG ĐƠN VỊ XÂY LẮP (Trang 36 - 38)

IV. PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN 1 Tài khoản sử dụng.

2.2.Hạch toán khoản mục thiệt hại trong sản xuất xây lắp.

2. Phương pháp hạch toán.

2.2.Hạch toán khoản mục thiệt hại trong sản xuất xây lắp.

Thiệt hại trong sản xuất xây lắp do sản phẩm không thoả mãn các tiêu chuẩn chất lượng và đặc điểm kỹ thuật của sản xuất. Đặc biệt, do đặc điểm của ngành, chủ yếu là thiệt hại về ngừng sản xuất vì những nguyên nhân chủ quan (vật liệu sử dụng không đúng chủng loại, xây lắp không theo thiết kế...) hoặc khách quan (mưa gió, thiếu vật liệu, máy hỏng...) các doanh nghiệp vẫn phải bỏ ra một số khoản chi phí để duy trì hoạt động như tiền công lao động, khấu hao máy móc, chi phí bảo dưỡng... Với những khoản chi phí về ngừng sản xuất dự kiến kế toán theo dõi ở TK 335 – Chi phí phải trả và được tính vào giá thành sản phẩm. Trường hợp ngừng sản

xuất bất thường, do không được chấp nhận nên mọi thiệt hại phải theo dõi riêng. Mọi chi phí về thiệt hại cuối kỳ, sau khi trừ phần thu hồi (nếu có do bồi thường), giá trị thiệt hại thực sẽ trừ vào thu nhập như khoản chi phí thời kỳ. Cách hạch toán như sau:

* Đối với thiệt hại về ngừng sản xuất trong kế hoạch: Kế toán tập hợp chi phí:

Trích trước vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ: Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Có TK 335 – Trích trước chi phí về ngừng sản xuất trong kế hoạch

Tập hợp chi phí trích trước:

Nợ TK 335 – Chi phí thực tế phát sinh khi ngừng sản xuất Có TK 152, 153, 214, 334...

Cuối kỳ kết chuyển vào TK 154 (phương pháp kê khai thường xuyên) hoặc TK 631 (phương pháp kiểm kê định kỳ) để tính giá thành sản phẩm trong kỳ.

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất

Có TK 627 – Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ

* Đối với thiệt hại về ngừng sản xuất ngoài kế hoạch tiến hành ghi giảm chi phí. Có thể xảy ra các trường hợp sau:

+ Nếu thiệt hại do chủ đầu tư gây ra (thay đổi thiết kế) thì số thiệt hại do đơn vị chủ đầu tư chịu trách nhiệm bồi thường ghi:

Nợ TK 131 – Số bồi thường thiệt hại phải thu chủ đầu tư Có TK 154 (phương pháp KKTX)

Có TK 631 (phương pháp KKĐK)

+ Nếu thiệt hại do cá nhân gây ra chịu trách nhiệm bồi thường vật chất, kế toán ghi:

Nợ TK 334 – trừ vào lương (trừ1 lần) Nợ TK 138 (1388) – Số phải thu khác

Có TK 154 (phương pháp KKTX) Có TK 631 (phương pháp KKĐK)

+ Nệu thiệt hại do doanh nghiệp gây ra như sử dụng không đúng chủng loại vật liệu, xây lắp không đúng thiết kế...

Nợ TK 821 – Trích vào chi phí bất thường Có TK 154 (phương pháp KKTX) Có TK 631 (phương pháp KKĐK)

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG ĐƠN VỊ XÂY LẮP (Trang 36 - 38)