IV. PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN 1 Tài khoản sử dụng.
2. Phương pháp hạch toán.
2.1. Hạch toán chi phísản xuất trong đơn vị xây lắp.
a. Hạch toán khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Trong các doanh nghiệp, kế toán căn cứ vào đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và giá trị vật liệu sử dụng cho công trình, hạng mục công trình để ghi sổ.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ sử dụng trực tiếp để sản xuất.
Tài khoản sử dụng: TK 621: - Tính chất: là Tài khoản chi phí. - Kết cấu tài khoản:
Bên Nợ: Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Bên Có:Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào giá thành sản phẩm sau khi đã ghi giảm các chi phí vật liệu không sử dụng hết.
Tài khoản này cuối kỳ không có số dư và được mở chi tiết theo đối tượng hạch toán chi phí.
Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn, nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Trình tự hạch toán:
Căn cứ vào các chứng từ về vật liệu chính, vật liệu phụ sử dụng trực tiếp vào sản xuất, kế toán ghi sổ:
+ Nếu nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất qua kho:
Nợ TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Có TK 152 – giá trị thực tế nguyên vật liệu xuất dùng (Có TK 1521 – vật liệu chính
Có TK 1522 – vật liệu phụ Có TK 1523 – nhiên liệu)
+ Nếu nguyên vật liệu sử dụng cho ngay không qua kho: Nợ TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nợ TK 133 – VAT thu hộ, hoặc được khấu trừ Có TK 111 – Tiền mặt
Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng Có TK 331 – Phải trả nhà cung cấp.
Nếu chi phí vật liệu ngay từ đầu không thể hạch toán chi tiết theo từng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất thì phải phân bổ theo phương pháp thích hợp: phân bổ chi phí nguyên vật liệu theo sản phẩm (công trình, hạng mục công trình), phân bổ chi phí nguyên vật liệu theo giờ công, giờ máy, phân bổ chi phí nguyên vật liệu phụ theo chi phí nguyên vật liệu chính... Kế toán ghi:
Nợ TK 621 (chi tiết theo đối tượng hạch toán chi phí) Có TK 152
Trường hợp vật liệu xuất kho sử dụng không hết, nhập lại kho:
Nợ TK 152 – giá trị thực tế vật liệu không sử dụng hết nhập lại kho Có TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Hoặc ghi bút đỏ: Nợ TK 621
Có TK 152
Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào bên Nợ TK 154 theo từng công trình hoặc hạng mục công trình.
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Phương pháp này có ưu điểm là bất cứ thời điểm nào kế toán cũng có thể xác định được số vật liệu tồn kho. Nhưng nhược điểm là khi xuất kho vật liệu phải lập chứng từ và theo dõi ghi sổ thường xuyên mỗi lần xuất làm cho khối lượng ghi chép tăng lên.
* Doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai định kỳ:
Những doanh nghiệp sản xuất có quy mô nhỏ, khối lượng ghi chép không nhiều. Chi phí nguyên vật liệu được phản ánh trên tài khoản tổng hợp 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, không ghi theo từng chứng từ một nguyên vật liệu và được ghi một lần vào thời điểm cuối kỳ hạch toán. Sau khi tiến hành kiểm kê và xác định được giá trị vật liệu tồn kho cuối kỳ.
TK 621 phải được hạch toán chi tiết theo nơi phát sinh chi phí, theo từng sản phẩm, nhóm sản phẩm.
Cuối kỳ hạch toán, căn cứ kết quả kiểm kê vật liệu tồn kho, kế toán xác định giá trị vật liệu sử dụng trong kỳ tính vào chi phí sản xuất.
Giá trị NVL sử dụng trong kỳ = Giá trị NVL tồn kho đầu kỳ + Giá trị NVL nhập kho trong kỳ - Giá trị NVL tồn kho cuối kỳ - Đầu kỳ kết chuyển giá thực tế vật liệu tồn kho
Có TK 152, 151 – Giá trị thực tế vật liệu tồn kho và vật liệu đang đi đường cuối kỳ
- Đối với vật liệu mua trong kỳ: Nợ TK 611 – Mua hàng
Nợ TK 133 – VAT trả hộ hoặc được khấu trừ (nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ)
Có TK 111, 112
Có TK 331 – Phải trả nhà cung cấp Có TK 311 – Nợ ngắn hạn phải trả.
- Cuối kỳ kế toán xác định giá trị vật liệu tồn cuối kỳ, kiểm kê, tính giá Nợ TK 151 – Giá trị vật liệu đi đường cuối kỳ
Nợ TK 152 – Giá trị thực tế nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ Có TK 611
- Nếu trong kỳ hàng mua được hưởng giảm giá, chiết khấu, hồi khấu, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112, 331
Có TK 611 – Giá trị hàng mua được giảm giám, chiết khấu, hồi khấu.
Có TK 133 – VAT của vật liệu trả lại người bán
- Phần còn lại trên tài khoản là giá trị nguyên vật liệu sử dụng trong kỳ: Nợ TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Có TK 611
- Cuối kỳ kết chuyển nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng trong kỳ: Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất
Có TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Áp dụng phương pháp này doanh nghiệp giảm được khối lượng ghi chép nhưng công việc kế toán thường dồn vào cuối kỳ.
b. Hạch toán khoản mục cphương pháp nhân công trực tiếp:
Tài khoản này được mở chi tiết theo nơi phát sinh chi phí, theo từng sản phẩm, từng nhóm sản phẩm.
- Tính chất: là tài khoản chi phí. - Kết cấu:
Bên Nợ: phản ánh chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm.
Bên Có: kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang hoặc bên Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất.
Tài khoản này cuối kỳ không có số dư. - Phương pháp hạch toán:
Chi phí nhân công trực tiếp phải trả cho công nhân sản xuất, kế toán ghi: Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 334 – Tiền lương phải trả công nhân viên
Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sản xuất vào bên Nợ TK 154 nếu đơn vị áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, TK 631 (nếu KKĐK).
c. Hạch toán khoản mục chi phí sử dụng máy thi công:
Chi phí sử dụng máy thi công là các khoản chi phí sử dụng máy để hoàn thành sản phẩm xây lắp, chi phí sử dụng máy thi công gồm có: chi phí nguyên vật liệu, khấu hao máy thi công, tiền lương công nhân điều khiển máy... Tuỳ theo hình thức sử dụng máy thi công để hạch toán.
+ Trường hợp đơn vị thi công có máy và tự tổ chức thi công bằng máy. Doanh nghiệp có thể tổ chức đội thi công cơ giới chuyên trách thi công khối lượng xây lắp, bằng máy trực thuộc doanh nghiệp.
- Nếu máy thi công chỉ phục vụ cho một công trình, hạng mục công trình, căn cứ vào các khoản chi phí sử dụng máy thi công để hạch toán vào các tài khoản chi phí phù hợp (TK 621, 622, 627).
Chi phí vật liệu phục vụ máy thi công:
Nợ TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - chi tiết chi phí sử dụng máy
Có TK 152 – nguyên vật liệu (theo phương pháp KKTX) Có TK 611 – Mua hàng (theo phương pháp KKĐK) Chi phí tiền lương:
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp – Chi tiết sử dụng máy Có TK 334
Chi phí sản xuất chung của tổ đội thi công cơ giới:
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung – chi tiết chi phí sử dụng máy
Có TK 152, 153 – Giá trị thực tế vật liệu, công cụ dụng cụ dùng chung
Có TK 214 – Khấu hao máy thi công
Có TK 334, 338 – Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương
Có TK 111, 112, 331 – Chi phí dịch vụ mua ngoài
Đối với vật liệu mua ngoài phục vụ máy thi công không qua kho cách hạch toán tương tự đối với hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp mua xuất thẳng cho sản xuất.
Cuối kỳ kết chuuyển:
Nợ TK 154 – chi tiết chuyển dụng máy (theo phương pháp KKTX) Nợ TK 631 - chi tiết chuyển dụng máy (theo phương pháp KKĐK)
Có TK 621, 627, 622
- Nếu máy thi công phục vụ cho nhiều công trình, hạng mục công trình không thể hạch toán chi tiết được vật liệu, nhân công, khấu hao, máy thi công...
cho từng công trình,hạng mục công trình thì thực tế phát sinh về sử dụng máy được tập hợp chung sau đó phân bổ theo tiêu thức thích hợp (số giờ máy, số ca máy...)
Tập hợp chuyển máy thi công:
Nợ TK 627 – Chi tiết chuyển sử dụng máy thi công Có TK 152, 153,214, 334, 338
Phân bổ chi phí sử dụng máy thi công:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dnag
Có TK 627 – Phân bổ chi phí sử dụng máy thi công chung
Nếu tổ đội thi công cơ giới là đơn vị hạch toán nội bộ có tính toán lỗ, lãi riêng thì có thể tiến hành phương thức bán lao vụ cho các bộ phận khác của doanh nghiệp.
+ Đơn vị thi công đi thuê máy: trường hợp này máy không thuộc tài sản của đơn vị xây lắp, có thể xảy ra các trường hợp sau:
- Đơn vị thuê máy theo khối lượng công việc, bên thuê máy chỉ phải trả tiền theo hợp đồng:
Nợ TK 627 – Chi tiết chi phí sử dụng máy thi công Có TK 111, 112 – Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng Có TK 331 – Nợ phải trả người bán.
- Nếu đơn vị thuê máy không kèm theo công nhân điều khiển và phục vụ máy thì bên đơn vị phải trả cho bên thuê tiền thuê theo hợp đồng, ngoài ra, đơn vị còn phải chi ra một số chi phí phát sinh: chi phí vật liệu, công trình nhân công ... đơn vị hạch toán toàn bộ chi phí sử dụng máy và phân bổ cho từng công trình.
Tập hợp chi phí trả cho bên cho thuê:
Nợ TK 627 – chi tiết chi phí sử dụng máy Nợ TK 113 – VAT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331 Tập hợp chi phí phát sinh tại đơn vị:
Có TK 152, 153, 214, 331, 334...
d. Hạch toán khoản mục chi phí sản xuất chung
TK sử dụng: TK 627.
Tài khoản này phản ánh những chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ ở các đội sản xuất của doanh nghiệp. Chi phí sản xuất chung được tập hợp vào bên Nợ TK 627 chi tiết theo yếu tố chi phí sau đó phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình theo tiêu thức thích hợp (theo tiền lương của công nhân sản xuất, theo chi phí sử dụng mát, theo nguyên vật liệu ...)
- Tính chất: là tào khoản chi phí. - Kết cấu:
Bên Nợ: phản ánh các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ.
Bên Có: phản ánh toàn bộ chi phí sản xuất chung được kết chuuyển vào bên Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang hoặc bên Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất.
Tài khoản này cuối kỳ không có số dư. - Trình tự hạch toán:
+ Khi phát sinh các chi phí về lương chính, lương phụ phải trả cho công nhân viên quản lý đội, các khoản trích theo lương (BHXH 15%, BHYT 2%, KPCĐ 2%) kế toán ghi:
Nợ TK 627 (6271) – Chi phí sản xuất chung
Có TK 334 – Tiền lương phải trả công nhân viên phân xưởng Có TK 338 – BHXH, BHYT, KPCĐ
+ Chi phí vật liệu:
Nợ TK 627 (6272) – Chi phí sản xuất chung Có TK 152 – Nguyên nhiên vật liệu
+ Chi phí công cụ dụng cụ dùng chung cho phân xưởng: Nợ TK 627 (6273) – Chi phí sản xuất chung
Có TK 153 – Công cụ dụng cụ nếu phân bổ 1 lần
Có TK 142 (1421) – Chi phí trả trước (giá trị công cụ dụng cụ nếu phân bổ 3 hay nhiều lần)
+ Trích khấu hao máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải và những TSCĐ khác thuộc phân xưởng sản xuất:
Nợ TK 627 (6274) – Chi phí sản xuất chung Có TK 214 – Khấu hao TSCĐ
Nếu đơn vị trích trước SCL TSCĐ, tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất, trích trước thiệt hại ngừng sản xuất theo kế hoạch, hàng tháng căn cứ vào kế hoạch trích trước chi phí tính ra số tiền trích trước:
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung Có TK 335 – Chi phí phải trả
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài như điện, nước, điện thoại, sửa chữa... Nợ TK 627 (6277) – Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 133 – VAT trả hộ hoặc được khấu trừ Có TK 111, 112, 331
Cuối kỳ tính toán phân bổ chi phí sản xuất chung và kết chuyển: * Nếu đơn vị áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên:
Nợ TK 154 – chi tiết cho từng công trình Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung * Nếu đơn vị áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ:
Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất
Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung