III. ĐẶC ĐIỂM HẠCH TOÁN CHI PHÍSẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG
3. Đối tượng và phương pháp tính giá thành trong các doanh nghiệp xây lắp.
3.1. Đối tượng tính giá thành:
Đối tượng tính giá thành là các công trình, hạng mục công trình, các giai đoạn công việc đã hoàn thành, các khối lượng xây lắp có tính dựtoán riêng đã hoàn thành. Từ đó xác định phương pháp tính giá thành thích hợp.
3.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp:
Sản phẩm xây dựng cơ bản có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài và mang tính đơn chiếc, có kết cấu phức tạp. Do đó, mỗi công trình cần phải có thiết kế, dự toán riêng. Giá thành của sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí tính bằng tiền để hoàn thành một khối lượng sản phẩm xây lắp nhất định.
Hiện nay, trong các xí nghiệp xây dựng cơ bản đang áp dụng các phương pháp sau:
a. Phương pháp tính giá thành trực tiếp:
Phương pháp này được áp dụng rộng rãi trong các đơn vị xây lắp do sản phẩm là đơn chiếc. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành thường là các công trình, hạng mục công trình nên tổng chi phí từ khi khởi công đến khi hoàn
thành đã được tập hợp riêng cho từng công trình hoặc hạng mục công trình chính là giá thành. Còn nếu đối tượng tập hợp chi phí là nhóm hạng mục công trình thì căn cứ vào tổng chi phí của cả nhóm và hệ số kinh tế đã quy định sẵn cho từng hạng mục công trình để tính giá thành.
b. Phương pháp tổng cộng chi phí:
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp giới hạn tập hợp chi phí là các giai đoạn của quá trình xây lắp. Đối tượng tính giá thành là các công trình xây lắp hoàn chỉnh. Để tính giá thành của hạng mục công trình đó, ta phải tổng cộng chi phí của các giai đoạn công việc của hạng mục công trình.
c.Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng:
Các doanh nghiệp xây lắp thi công theo đơn đặt hàng sử dụng phương pháp này. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng. Do vậy, phương pháp tính giá thành cũng theo đơn đặt hàng. Giá thành thực tế của đơn đặt hàng là toàn bộ chi phí thực tế tập hợp riêng cho từng đơn đặt hàng từ khi khởi công đến khi hoàn thành của đơn đặt hàng đó.
d. Phương pháp tính giá thành theo định mức:
Đặc trưng của phương pháp này là kiểm tra kịp thời mọi chênh lệch so với định mức và dự toán trong quá trình sản xuất theo từng khoản mục chi phí, theo từng đối tượng sử dụng. Giá thành thực tế của SP = Giá thành định mức tính trước ± Chênh lệch do đổi định mức ± Chênh lệch so với định mức
Việc áp dụng các phương pháp tính giá thành nào thì thích hợp thì phụ thuộc vào tình hình thực tế của từng đơn vị như về tổ chức và quản lý sản xuất, trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật.