Bài học rút ra cho Quảng Bình về kinh nghiêm phát triển kinh tế tƣ nhân

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân ở Quảng Bình Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 38)

hoá, mở thêm hƣớng đi mới cho KTTN. Tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang xây dựng, đào tạo đội ngũ lao động chất lƣợng cao trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và KTTN của tỉnh nói riêng.

Hai là, về cải thiện môi trƣờng tâm lý, xã hội: Do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, đặc tính rụt rè của con ngƣời Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng cải thiện môi trƣờng tâm lý xã hội nhƣ: Làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền, tổ chức các hoạt động giao lƣu, học hỏi, chia sẽ kinh nghiệm...

Ba là, phát triển KTTN là một trong những nhiệm vụ quan trọng, vì vậy tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo nghiên cứu về phát triển KTTN. Từ đó có nhiều chƣơng trình nghiên cứu về KTTN đƣợc tiến hành. Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có mặt bằng sản xuất, hiện nay tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai xây dựng một số cụm công nghiệp vừa và nhỏ.

Bốn là, trong bối cảnh suy thoái kinh tế nói chung, tỉnh đã có những chính sách hỗ trợ kịp thời về thuế, tín dụng và triển khai nhiều giải pháp để phát triển các ngành kinh tế công, nông, lâm nghiệp, dịch vụ nên hoạt động SXKD của doanh nghiệp đã có những chuyển biến tích cực hơn. Đồng thời bên cạnh đó, tỉnh còn thực hiện nhiều chính sách nhằm thúc đẩy KTTN nhƣ: Đào tạo nhân lực, cải cách hành chính, tạo môi trƣờng thông thoáng cho hoạt động SXKD, phối hợp tôn vinh, khen thƣởng doanh nghiệp đạt thành tích tốt trong sản xuất, xây dựng thƣơng hiệu, tạo đƣợc sản phẩm và thƣơng hiệu tiêu biểu.

1.3.3 Bài học rút ra cho Quảng Bình về kinh nghiêm phát triển kinh tế tƣ nhân tƣ nhân

Qua tìm hiểu những kinh nghiệm về phát triển KTTN ở tỉnh Bình Định và Thừa Thiên Huế có thể rút ra một số kinh nghiệm trong việc phát triển KTTN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nhƣ sau:

Một là, Cần tiếp tục hoàn thiện môi trƣờng pháp lý, xây dựng cơ chế chính sách phù hợp đối với khu vực KTTN.

Để phát huy vai trò cũng nhƣ những đóng góp của KTTN với phát triển kinh tế - xã hội, các địa phƣơng đều xây dựng cho mình những cơ chế chính sách, giải pháp hỗ trợ một cách phù hợp đối với khu vực KTTN.

Hai là, thống nhất nhận thức, quan điểm, mục tiêu phát triển KTTN

Trong chƣơng trình phát triển kinh tế của mình các địa phƣơng đều xác định phát triển KTTN là nhiệm vụ quan trọng. Các địa phƣơng đều chủ trƣơng tiếp tục đẩy mạnh phát triển khu vực KTTN, chủ động hội nhập, phát triển kinh tế tri thức phát triển các tập đoàn kinh tế đủ sức giữ vững thị phần và cạnh tranh có hiệu quả.

Ba là, phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh của vùng

Hầu hết các doạnh nghiệp đều đặt trọng tâm ƣu tiên vào những thị trƣờng có dung lƣợng lớn, sức tiêu thụ cao nhằm khai thác tối đa các lợi thế cạnh tranh của mình nhƣ tài nguyên thiên nhiên, lao động rẻ...

CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ PHƢƠNG PHÁP LUẬN

Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Các vấn đề nghiên cứu đƣợc xem xét trên quan điểm phát triển và quan điểm lịch sử cụ thể. Các sự việc, hiện tƣợng đƣợc đặt trong mối liên hệ phổ biến có tác động ảnh hƣởng đến nhau trong quá trình chuyển biến và phát triển, từ đó rút ra những kết luận có tính chất quy luật, bản chất của từng vấn đề nghiên cứu.

2.2 PHƢƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU 2.2.1 Nguồn số liệu thực hiện đề tài 2.2.1 Nguồn số liệu thực hiện đề tài

Nguồn số liệu thực hiện đề tài đƣợc thu thập từ nhiều nguồn khác nhau nhằm đạt đƣợc mục đích nghiên cứu. Các nguồn số liệu chủ yếu sau:

Văn phòng UBND tỉnh: Các kế hoạch, báo cáo và các văn bản có liên quan. Cục thống kê tỉnh: Niên giám thống kê các năm 2005 - 2013, các báo cáo thống kê có liên quan.

Các sở, ban ngành tỉnh Quảng Bình: Các Nghị quyết, quyết định, kế hoạch, văn bản quản lý chỉ đạo, các báo cáo có liên quan.

Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Bình: Nghị quyết đại hội Đảng các cấp, các văn bản, báo cáo, số liệu có liên quan.

Các số liệu điều tra thu thập ở 80 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chọn điều tra mẫu.

2.2.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu là việc làm cần thiết trong nghiên cứu kinh tế, bao gồm thu thập số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp. Việc thu thập tốt các số liệu sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về lý luận và thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu và xử lý số liệu, từ đó có những đành giá chính xác về thực trạng của các vấn đề nghiên cứu và đề xuất các giải pháp hữu ích giúp cho đề tài nghiên cứu đƣợc hoàn thiện.

- Thu thập tài liệu thứ cấp: Tổng hợp số liệu về các cơ sở kinh tế tƣ nhân thuộc khu vực kinh tế tƣ nhân. Là những số liệu đã có sẵn, đƣợc tổng hợp từ trƣớc đã đƣợc công bố. Trong đề tài, số liệu thứ cấp bao gồm các số liệu về các cơ sở kinh

tế tƣ nhân, số lao động, số vốn và các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tƣ nhân, số liệu phục vụ đề tài đƣợc tiến hành thu thập trên sách báo, báo cáo tổng kết kinh doanh của các doanh nghiệp, Internet... Các số liệu này có vai trò quan trọng trong cung cấp thông tin cơ bản làm cơ sở phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.

- Thu thấp số liệu sơ cấp: điều tra chọn mẫu 80 doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tƣ nhân tại các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Quảng Bình. Là những tài liệu đƣợc thu thập trực tiếp thông qua các cuộc điều tra phỏng vấn bằng bảng hỏi đƣợc thiết kế trƣớc. Thu thập các số liệu này giúp chúng ta thấy đƣợc những thành tựu đã đạt đƣợc trong SXKD, tìm hiểu đƣợc nguyên nhân của những tồn tại để phân tích rỏ hiện tƣợng, qua đó đề xuất các giải pháp phát triển KTTN nói chung trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

2.2.3 Phƣơng pháp xử lý số liệu

Có hai dạng thông tin đề tài thu thập từ nghiên cứu tài liệu, số liệu thống kế gồm: thông tin định tính và thông tin định lƣợng. Do đó, đề tài có hai hƣớng xử lý thông tin nhƣ sau: Xử lý logic đối với thông tin định tính. Đây là việc đƣa ra những phán đoán về bản chất của sự kiện và Xử lý toán học đối với các thông tin định lƣợng. Đây là việc sử dụng phƣơng pháp thống kê toán học để xác định xu hƣớng, diễn biến của tập hợp số liệu thu thập đƣợc.

Xử lý thông tin định tính

Quy trình thực hiện xử lý thông tin định tính của đề tài đƣợc thực hiện bắt đầu từ việc thu thập qua các phƣơng pháp quan sát, phỏng vấn, thảo luận, nghiên cứu tài liệu…xây dựng giả thuyết và chứng minh cho giả thuyết đó từ những sự kiện rời rạc đã thu thập đƣợc. Bƣớc tiếp theo là xử lý logic đối với các thông tin định tính, tức là việc đƣa ra những phán đoán về bản chất các sự kiện đồng thời thể hiện những logic của các sự kiện, các phân hệ trong hệ thống các sự kiện đƣợc xem xét.

Xử lý thông tin định lƣợng

Thông tin định lƣợng thu thập đƣợc từ các tài liệu thống kê hoặc kết quả quan sát, thực nghiệm; sau đó sắp xếp chúng lại để làm bộc lộ ra các mối liên hệ và

xu thế của sự vật. Các số liệu có thể đƣợc trình bày dƣới nhiều dạng, từ thấp đến cao: Những con số rời rạc. Bảng số liệu. Biểu đồ. Đồ thị. Phân tích chỉ số

+ Chỉ số tăng trƣởng bình quần đƣợc tính bằng công thức: I = n 1 0 n a a  - 1 (% /năm)

Trong đó: I: tốc đô ̣ tăng trƣởng bình quân của các chỉ tiêu cần đánh giá

an: các chỉ tiêu cần đánh giá năm so sánh n ao: các chỉ tiêu cần đánh giá năm gốc

n: số năm

Ví dụ: Tốc đô ̣ tăng trƣởng bình quân của số lƣợng cơ sở đƣợc tính nhƣ sau Isl = n 1 0 n a a  - 1 (% /năm)

Trong đó Isl: tốc đô ̣ tăng trƣởng bình quân về số lƣợng cơ sở KTTN an: số lƣợng các cơ sở KTTN năm so sánh n

ao: số lƣợng các cơ sở KTTN năm gốc n: số năm

+ Hệ số tăng trƣởng của số lƣợng doanh nghiệp , vốn, tài sản, lao động của các cơ sở KTTN đƣợc tính bằng công thức: H = 0 n a a (lần)

Trong đó H: hê ̣ số tăng trƣởng của các chỉ tiêu cần so sánh

an: các chỉ tiêu cần so sánh năm n

ao: các chỉ tiêu cần so sánh năm gốc

Ví dụ: Hệ số tăng trƣởng của số lƣợng đƣơ ̣c tính nhƣ sau H = 0 n a a (lần)

Trong đó H: hê ̣ số tăng trƣởng của số lƣợng

an: số lƣợng năm n ao: số lƣợng năm gốc

- Nguồn vốn bình quân một DN = Tổng nguồn vốn

(%) Tổng số DN

- Lao động bình quân một DN = Tổng lao động (%) Tổng số DN

Tóm lại, để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu, đề tài có sử dụng cả hai dạng xử lý thông tin: định tính và định lƣợng, trong đó chủ yếu sử dụng dạng xử lý thông tin định lƣợng để sắp xếp các con số rời rạc liên quan đến phát triển từ đó xây dựng các bảng số liệu, xây dựng các biểu đồ và phân tích các chỉ số để tìm ra mối liên hệ và xu hƣớng chung của các nội dung nghiên cứu.

2.3 CÁC PHƢƠNG PHÁP CỤ THỂ 2.3.1 Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp 2.3.1 Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp

Thông qua việc điều tra, khảo sát, xử lý số liệu từ đó phân tích đánh giá sự phát triển của KTTN trên địa bàn tỉnh. Phƣơng pháp này phân tích, đánh giá những mặt tích cực và hạn chế của KTTN ở Quảng Bình trong những năm qua, những nguyên nhân chủ yếu ảnh hƣởng đến sự thành công và thất bại, trên cơ sở đó đề xuất những phƣơng hƣớng và giải pháp phát triển KTTN của Quảng Bình trong thời gian tới.

2.3.2 Phƣơng pháp chuyên gia, chuyên khảo

Thông qua việc tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, hoạch định chính sách, doanh nghiệp bao gồm: Lãnh đạo UBND tỉnh, các sở ban ngành liên quan, giám đốc các doanh nghiệp. Thông qua nghiên cứu các công trình có liên quan đã đƣợc công bố trên cơ sở đó tiếp thu, phân tích và vận dụng có chọn lọc vào việc thực hiện đề tài.

2.3.3 Phƣơng pháp điểu tra xã hội học

Luận văn sử dụng phƣơng pháp xã hội học thông qua việc điều tra, khảo sát thông qua phiếu hỏi. Cụ thể đã tiến hành điều tra khảo sát 80 doanh nghiệp tƣ nhân trên địa bàn tỉnh bằng cách sử dụng các bảng hỏi điều tra đã soạn sẵn theo mẫu từ

đó thu thập đƣợc các thông tin cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu của luận văn nhằm đánh giá sâu thực trạng vấn đề cần nghiên cứu, đƣa ra nhận định tình hình từ đó đề xuất phƣơng hƣớng giải pháp phát triển cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng. Nội dung của phiếu điều tra gồm các thông tin chung về doanh nghiệp; chủ doanh nghiệp; lao động tại doanh nghiệp; quy mô doanh nghiệp; môi trƣờng kinh doanh của doanh nghiệp và những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải. Đối tƣợng trả lời là Giám đốc các doanh nghiệp. Thời gian tiến hành kháo sát quý I/2014. Số mẫu điều tra đƣợc bố trí ở các huyện, thành phố trong toàn tỉnh nhƣ sau:

Địa bàn Số mẫu điều tra

1. Thành phố Đồng Hới 46

2. Huyện Lệ Thủy 5

3. Huyện Quảng Ninh 5

4. Huyện Bố Trạch 10

5. Huyện Quảng Trạch 10

6. Huyện Tuyên Hóa 2

7. Huyện Minh Hóa 2

CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƢ NHÂN Ơ QUẢNG BÌNH

3. 1 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƢ NHÂN Ở QUẢNG BÌNH NHÂN Ở QUẢNG BÌNH

3.1.1 Môi trƣờng kinh doanh

Quảng Bình là một tỉnh nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ, với diện tích tự nhiên 8.065 km2. Phía Bắc giáp với tỉnh Hà Tỉnh, phía Nam giáp với tỉnh Quảng Trị, phía Tây giáp với tỉnh Khăm Muộn của nƣớc bạn Lào và phía Đông giáp với Biển Đông. Có các trục giao thông huyết mạch: Quốc lộ 1A chạy dọc, Đƣờng Hồ Chí Minh 2 nhánh Tây và Đông, Quốc lộ 12A nối Việt Nam - Lào - Thái Lan; có cửa khẩu quốc tế Cha Lo, cảng biển Hòn La, sân bay Đồng Hới, có đƣờng sắt Bắc - Nam, có hệ thống đƣờng biển, đƣờng sông.

Về địa hình: Địa hình Quảng Bình hẹp và dốc từ phía Tây sang phía Đông. 85% Tổng diện tích tự nhiên là đồi núi. Toàn bộ diện tích đƣợc chia thành vùng sinh thái cơ bản: Vùng núi cao, vùng đồi và trung du, vùng đồng bằng, vùng cát ven biển.

Về khí hậu: Quảng Bình nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa và luôn bị tác động bởi khí hậu của phía Bắc và phía Nam và đƣợc chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa mƣa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm 2.000 - 2.300mm/năm. Thời gian mƣa tập trung vào các tháng 9, 10 và 11. Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 24oC - 25oC. Ba tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7 và 8.

Tài nguyên đất: Tài nguyên đất đƣợc chia thành hai hệ chính: Đất phù sa ở

vùng đồng bằng và hệ pheralit ở vùng đồi và núi với 15 loại và các nhóm chính nhƣ sau: nhóm đất cát, đất phù sa và nhóm đất đỏ vàng. Trong đó nhóm đất đỏ vàng chiếm hơn 80% diện tích tự nhiên, chủ yếu ở địa hình đồi núi phía Tây, đất cát chiếm 5,9% và đất phù sa chiếm 2,8% diện tích.

Tài nguyên biển và ven biển: Quảng Bình có bờ biển dài 116,04 km với 5 cửa sông, trong đó có hai cửa sông lớn, có cảng Nhật Lệ, cảng Gianh, cảng Hòn La.

Tài nguyên khoáng sản: Quảng Bình có nhiều loại khoáng sản nhƣ vàng, sắt, titan, pyrit, chì, kẽm... và một số khoáng sản phi kim loại nhƣ cao lanh, cát thạch anh, đá vôi, đá mable, đá granit... Trong đó, đá vôi và cao lanh có trữ lƣợng lớn, đủ điều kiện để phát triển công nghiệp xi măng và vật liệu xây dựng với quy mô lớn. Có suối nƣớc khoáng nóng 105oC. Trữ lƣợng vàng tại Quảng Bình có khả năng để phát triển công nghiệp khai thác và chế tác vàng.

Quảng Bình có 8 đơn vị hành chính cấp huyện gồm huyện Minh Hóa, huyện Tuyên Hóa, huyện Quảng Trạch, huyện Bố Trạch, huyện Quảng Ninh, huyện Lệ Thủy, thị xã Ba Đồn và thành phố Đồng Hới. Dân số trung bình năm 2013 là 863.350 ngƣời, mật độ dân số đạt 107 ngƣời/km2, dân cƣ chủ yếu tập trung ở khu vực thành thị và đồng bằng, mật độ dân số các huyện, thị xã thành phố nhƣ sau: Đồng Hới 737 ngƣời/km2; Ba Đồn 639 ngƣời/ km2 , Quảng Trạch 223 ngƣời/km2; Lệ Thủy 100 ngƣời/km2; Bố Trạch 86 ngƣời/km2; Quảng Ninh 75 ngƣời/km2; Tuyên Hóa 68 ngƣời/km2

và Minh Hóa 34 ngƣời/km2 . Dân cƣ phân bố không đều theo lãnh thổ, tập trung khá đông ở vùng duyên hải, dọc các tuyến giao thông quan trọng nhiều nhất ở thành phố Đồng Hới và các thị trấn của các huyện. Quảng Bình có 89% dân tộc Kinh, còn lại là các dân tộc thiểu số.

3.1.2 Cơ sở hạ tầng

Quảng Bình là đầu mối giao thông, nằm ở trung điểm và nơi hẹp nhất của Việt Nam với khoảng cách chƣa đến 50 km từ mép Biển Đông đến biên giới Việt -

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân ở Quảng Bình Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)