* Bối cảnh kinh tế xã hội trong nước
Sau gần 30 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng hàng năm khá cao, giải quyết đƣợc nhiều công ăn việc làm cho ngƣời dân, đời sống nhân dân ngày càng đƣợc cải thiện, đặc biệt Việt Nam đã thoát khỏi danh sách các nƣớc kém phát triển của thế giới, đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế của đất nƣớc, từng bƣớc xây dựng cơ sở vật chất ngày càng hiện đại. Đảng và Nhà nƣớc ta chủ trƣơng tích cực hội nhập kinh tế quốc tế để tranh thủ đƣợc nguồn vốn, khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý của các nƣớc phát triển. Việt Nam đã không ngừng mở rộng quan hệ với các nƣớc, đến nay nƣớc ta đã có quan hệ với trên 178 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Vai trò, vị thế của nƣớc ta ngay càng đƣợc tƣng lên trên chính trƣờng thế giới. Đây chính là thành quả to lớn mà Đảng và Nhà nƣớc ta đạt trong công cuộc đổi mới.
Mặc dù đã đạt đƣợc những thành công to lớn, song nền kinh tế Việt Nam còn có những hạn chế nhất định. Tuy tốc độ tăng trƣởng GDP của Việt Nam khóa cao nhƣng sự tăng này vẫn chƣa ổn định, chƣa thật vững chắc. Hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp, đặc biệt là khả năng thâm nhập vào thị trƣờng ngoại của Việt Nam chƣa cao, khả năng huy động vốn chƣa cao.
Mặt khác, Việt Nam hiện nay đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO), điều này có nghĩa là hàng hóa của Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, quyết liệt với hàng hóa của các nƣớc khác. Việc tham gia vào thị trƣờng quốc tế đem đến cho kinh tế Việt Nam những cơ hội cũng nhƣ những thách thức to lớn. Khi tham gia vào thị trƣờng này DN nƣớc ngoài có rất nhiều điểm mạnh nhƣ: có thị trƣờng phát triển, có kinh nghiệm trong cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trƣờng, có sản phẩm đa dạng, chi phí sản xuất thấp, có cơ chế thanh toán thuận lợi, tất cả các mặt này chính là điểm hạn chế của các DN trong nƣớc.
Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn, hạn chế đó, các DN Việt Nam lại có lợi thế trong các mặt hàng truyền thống có chi phí nhân công rẻ.
* Bối cảnh của tỉnh Quảng Bình
Trải qua gần 30 năm thực hiện đƣờng lối đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội kể từ Ðại hội VI của Đảng (năm 1986), gần 25 năm tái lập tỉnh từ tỉnh Bình Trị Thiên hợp nhất (1989), Quảng Bình đã đạt đƣợc những thành tựu đáng ghi nhận. Đó là một quá trình vận động, chuyển biến không ngừng, với những bƣớc đi vững chắc từ điểm xuất phát thấp để từng bƣớc ổn định, hội nhập vào kinh tế thị trƣờng, vƣơn lên phát triển cùng với các địa phƣơng trong cả nƣớc. Thực hiện chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình, từ 1989 đến nay, thông qua gần 5 kỳ kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm 1991-1995, 1996-2000, 2001-2005, 2006-2010, 2010-2015 với các chƣơng trình, kế hoạch cụ thể, tỉnh đã tập trung mọi nguồn lực để phát triển kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhờ triển khai đồng bộ các chƣơng trình mục tiêu phát triển kinh tế toàn diện nên kinh tế của tỉnh có bƣớc tăng trƣởng liên tục và tƣơng đối ổn định. Bình quân giai đoạn 2001-2005 đạt 8,5%-9% mỗi năm; giai đoạn 2006-2010 là 10,7% mỗi năm; năm 2013 trong điều kiện suy thoái kinh tế và ảnh hƣởng thiên tai nặng nề vẫn giữ đƣợc tốc độ tăng trƣởng đạt 7,1%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ theo hƣớng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, xu hƣớng tất yếu của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu GDP từ 29,7% năm 2005 đã giảm liên tục còn 20,5% năm 2013. Khu vực công nghiệp và xây dựng đã dần khẳng định đƣợc vai trò của mình với tỷ trọng tăng từ 32,1% năm 2005 lên 36,3% năm 2013, từng bƣớc khẳng định là ngành kinh tế trọng tâm tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tỷ trọng khu vực dịch vụ từ 38,2% của năm 2005 tăng lên 43,2% năm 2013, trong đó du lịch ngày càng khẳng định là một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, kinh tế Quảng Bình vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định đó là quy mô nền kinh tế còn nhỏ bé, thu nhập thấp, cơ cấu sản xuất trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng vùng chƣa chuyển dịch theo kịp sự biến động nhanh của nhu cầu thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. Kết cấu kinh tế
hạ tầng kinh tế, xã hội còn yếu chƣa đáp ứng với yêu cầu phát triển, trình độ công nghệ lạc hậu, năng lực tiếp cận công nghệ còn hạn chế.