Hộ kinh doanh cá thể: Theo điều 49, điều 50 Nghị định số 43/2010/NĐ – CP ngày 15/4/2010 của Thủ tƣớng Chính Phủ về đăng ký doanh nghiệp thì Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm ngƣời hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ đƣợc đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mƣời lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh; Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ; các hộ gia đình có quyền thành lập hộ kinh doanh và có nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh theo quy định [3].
Doanh nghiệp tư nhân: Theo điều 141, Luật doanh nghiệp năm 2005 thì DNTN là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tƣ nhân không đƣợc phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Mỗi cá nhân chỉ đƣợc quyền thành lập một doanh nghiệp tƣ nhân [23].
Công ty trách nhiệm hữu hạn: Theo điều 38, điều 63, Luât doanh nghiệp 2005 thì Công ty TNHH là một loại hình doanh nghiệp, trong đó các thành viên cùng góp vốn, cùng chia nhau lợi nhuận, cùng chia lỗ tƣơng ứng với phần vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi vốn góp. Công
ty TNHH bao gồm Công ty TNHH một thành viên và Công ty TNHH từ hai thành viên trở lên nhƣng không quá 50 thành viên [23].
Công ty Cổ phần: Theo điều 77, Luật doanh nghiệp 2005 thì Công ty Cổ phần là doanh nghiệp có vốn điều lệ đƣợc chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lƣợng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lƣợng tối đa; Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Công ty Cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn. Cổ đông có quyền tự do chuyển nhƣợng cổ phần của mình cho ngƣời khác, trừ trƣờng hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật này [23].