Tình hình hoạt động của công ty trong những năm vừa qua

Một phần của tài liệu Kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại công ty liên doanh điều hành Hoàng Long (Trang 39)

Khu vực phát triển Mỏ Tê Giác Trắng được chính thức phê duyệt bởi công ty Dầu khí Việt Nam ngày 25 tháng 5 năm 2009. Sau đó, Bộ Công thương đã phê duyệt Kế hoạch phát triển sớm Mỏ Tê Giác Trắng ngày 14 tháng 9 năm 2009, và hoạt động phát triển mỏ cũng bắt đầu, Công ty có dòng dầu đầu tiên trong tháng 8 năm 2011 .

Từ Mỏ Tê Giác Trắng nằm giữa ranh giới của Lô 16-1 và Lô 15-2/01, Thỏa thuận Hợp nhất Mỏ (UA) được ký kết giữa Lô 16-1 và Lô 15-2/01 (tổ hợp giữa PVEP và Talisman một công ty được thành lập theo luật Alberta, Canada và có trụ sở tại Alberta, Canada) vào ngày 30 tháng 10 năm 2012. Theo UA, các bên thống nhất để tạo ra các đơn vị diện tích và để cùng nhau phát triển vùng trùng lấn với tỷ trọng tương ứng như sau:

Tỷ lệ dầu thô

Bên Nhà thầu Tỷ lệ tổ hợp 16-1 Tỷ lệ tổ hợp 15-2/01 Tỷ lệ theo UA

PVEP 41.0% 40.26610% SOCO 28.5% 27.98985% PTTEP - HL 28.5% 27.98985% OPECO 2.0% 1.96420% Talisman 40.0% 1.07400% PVEP 60.0% 0.71600% Tổng 100.0% 100.0% 100.0% Bảng 2.2. Tỷ lệ dầu thô Nguồn: Hợp đồng Dầu Khí Tỷ lệ khí thiên nhiên Bên Nhà thầu Tỷ lệ tổ hợp 16-1 Tỷ lệ tổ hợp 15-2/01 Tỷ lệ theo UA PVEP 41.0% 40.11030% SOCO 28.5% 27.88155% PTTEP – HL 28.5% 27.88155% OPECO 2.0% 1.95660% Talisman 40.0% 1.30200% PVEP 60.0% 0.86800% Tổng 100.0% 100.0% 100.0% Bảng 2.3. Tỷ lệ khí thiên nhiên Nguồn: Hợp đồng Dầu Khí

Tháng 6/2012, Công ty Liên doanh Điều hành Hoàng Long (HLJOC) và Công ty Liên doanh Điều hành Thăng Long (TLJOC) đã tiến hành ký kết thoả thuận kết nối mỏ (TIA), thoả thuận khung về phân bổ, đo lường (FAMA) phục vụ cho công tác kết nối giữa các mỏ: Hải Sư Trắng, Hải Sư Đen (TLJOC) với mỏ Tê Giác Trắng (HLJOC).

Ngày 06 tháng 7 năm 2012, dòng dầu khí đầu tiên từ Giàn Đầu Giếng H4 (WHP-H4) thuộc Mỏ Tê Giác Trắng (TGT) đã bắt đầu được khai thác. WHP- H4 được đặt tại ở phía Nam Mỏ TGT của Lô 16-1, trong bồn trũng Cửu Long, cách Vũng tàu 100km về phía Đông Nam, ngoài khơi thềm lục địa Việt Nam, cách Mỏ Bạch Hổ 20km và cách Mỏ Rạng Đông 35km. Đây là sự kiện đánh dấu một thành công tiếp theo trong hợp tác đầu tư trong lĩnh vực dầu khí của các Bên Đối tác tham gia Đề án gồm: Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP- Việt Nam - 41% cổ phần), SOCO Vietnam Ltd. (Vương Quốc Anh- 28.5%), PTTEP Hoang Long Co. Ltd. (Vương Quốc Thái Lan – 28.5%), và Công ty OPECO Vietnam Ltd (Hoa Kỳ – 2.0%). Công ty Liên doanh Điều hành Hoàng Long (HLJOC), doanh nghiệp thay mặt cho các Bên Đối tác, được thành lập năm 1999 để điều hành Đề án.

Trong năm 2013, 2 Mỏ Cá Ngừ Vàng (CNV) và Tê Giác Trắng (TGT) đã đạt kế hoạch sản lượng khai thác dầu khí lần lượt vào ngày 28 tháng 10 và 06 tháng 12.

Tính đến cuối năm, sản lượng khai thác ở Mỏ TGT đã vượt chỉ tiêu sản lượng khai thác dầu thô là 107% và khí gas đồng hành cũng là 107%; đồng thời sản lượng khai thác ở Mỏ CNV cũng vượt chỉ tiêu khai thác đối với dầu là 120% và khí gas đồng hành là 139%.

Hai Mỏ CNV và TGT năm 2013 đã được vận hành an toàn tối đa với tổng 936.674 Giờ không xảy ra tai nạn sự cố mất thời gian lao động.

2.1.6. Chiến lƣợc phƣơng hƣớng phát triển của công ty trong tƣơng lai 2.1.6.1. Doanh thu dầu khí

Năm 2013 1.792 triệu USD

Kế hoạch năm 2014 1.706 triệu USD

2.1.6.2. Kế hoạch khoan năm 2014 và các công việc liên quan đến Địa chất Công nghệ mỏ

• Cập nhật bản đồ tầng chứa, mô hình địa chất, khai thác cho tòan mỏ Tê Giác Trắng (TGT). Xây dựng mô hình Bề mặt đánh giá ảnh hưởng áp lực ngược lên quá trình khai thác.

• Hoàn thành 01 giếng 2013, chuyển 3.5 giếng sang 2014.

• Chính xác hóa cấu trúc khu vực H5, chọn vị trí, thi công giếng TGT-10X/10XST1, kết quả thành công phát hiện dầu thương mại với lưu lượng thử giếng 27 ngàn thùng dầu qui đổi. Tiến hành đánh giá HIIP/Reserves, tổ chức workshop với Partners/PVN lần thứ I vào tháng 11. Hoàn thành báo cáo RAR vào ngày 03 tháng 12, đệ trình các Bên Nhà thầu và PVN phê duyệt.

• Quản lý an tòan năng lượng mỏ, khai thác hợp lý, khảo sát , bắn vỉa đảm bảo sản lượng khai thác năm 2013 dự kiến 107% kế họach, kế hoạch xuất bán dầu. Mỏ đang khai thác ổn định 42-43K BOPD.

• Thực hiện các nghiên cứu cho kế họach phát triển TGT: thẩm lượng mở rộng, điều kiện bơm ép nước, nâng cao hệ số thu hồi dầu (pha 1).

2.1.6.3. Kế hoạch phát triển dự án

• Hoàn thành cải hoán giàn H1 và tàu FPSO để kết nối mỏ HST/HSD vào mỏ TGT trước tiến độ. Góp phần rất lớn giúp TLJOC đạt được tiến độ First Oil mỏ HST và HSD.

• Hoàn thành công tác kết thúc dự án TGT (Giai đoạn 1 và 2). Báo cáo tổng kết dự án đã được đệ trình các Bên tham gia dự án và Tập đoàn Dầu Khí Quốc gia Việt Nam (PVN).

• Bảo vệ thành công Kế hoạch Thu dọn mỏ TGT và được Bộ Công Thương phê duyệt.

• Bảo vệ thành công Báo cáo Phát triển Toàn mỏ Cá Ngừ Vàng (CNV FFDP) và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

• Hoàn thành dự án cải hoán bến cập tàu (boat landing) cho giàn đầu giếng H1 phục vụ công tác vận hành khai thác mỏ TGT.

• Hoàn thành dự án cải hoán cụm bơm hóa phẩm giàn TGT-H4-WHP.

• Kết thúc đàm phán thỏa thuận thu gom và mua bán khí đồng hành (AGGSA) và đã tiến hành ký kết

• Hoàn thành nghiên cứu lựa chọn phương án phát triển mỏ H5. Đã tiến hành khảo sát địa chất công trình và nghiên cứu đặc tính chất lưu để phục vụ cho thiết kế.

• Đang triển khai và chuẩn bị cho công tác thiết kế, mua sắm cho dự án H5 một cách tích cực nhất để đảm bảo đạt tiến độ First Oil vào quý 4/2015

2.1.6.4. Kế hoạch khai thác mỏ TGT

• Tối ưu chế độ khai thác vận hành, đảm bảo thời gian làm việc tối đa.

• Tiến hành đo kiểm tra khai thác cho tất cả các giếng nhằm theo dõi động thái của vỉa

• Bắn mìn bổ sung một số giếng để duy trì sản lượng khai thác ở mức 42 ngàn thùng/ngày đêm mặc dù không khoan bổ sung giếng mới theo kế hoạch ban đầu.

• Nâng cao hệ số thu hồi bằng việc sử dụng công nghệ mới (implosion) cũng như bắn lại một số tang sản phẩm có hệ số khai thác (PI) thấp

• Hoàn thành việc thử công suất xử lý của tàu FPSO lên 60,000 thùng/ngày đêm. • Tiến hành hoàn cải cầu tàu của giàn đầu giếng H1.

• Tiến hành nghiên cứu, thử nghiệm tối đa hóa thu hồi lỏng trên tàu FPSO.

2.1.6.5. Kế hoạch về hành chính, nguồn nhân lực, công nghệ thông tin

• Hỗ trơ các hoạt động khai thác và khoan tại hai Mỏ Tê Giác Trắng trên phương diện hành chính, nhân sự, và công nghệ thông tin.

• Tổ chức thực hiện Chính sách Nhân viên mới, cập nhật các chính sách. Quản lý tốt nguồn nhân lực.

• Quản lý văn phòng an toàn hiệu quả chi phí. Triển khai 100% các phúc lợi nhân viên, và tổ chức các sự kiện công ty.

• Đảm bảo hệ thống ICT văn phòng, các công trình biển, chiến dịch khoan.

• Tổ chức 12 hoạt động từ thiện vì cộng đồng với giá trị giải ngân và cam kết trên 4,6 Tỷ Đồng.

• Quản trị hình ảnh HLHVJOC’s thông qua các liên hệ cộng đồng, phương tiên thông tin đại chúng,và trang http://www.hlhvjoc.com.vn

• KPI và yêu cầu nhiệm vụ: Hoàn thành 100% mục tiêu công việc cam kết với PVEP về chi phí G&A. Thực hiện tốt công tác báo cáo và tham gia các hoạt động phối hợp đào tạo, sự kiện với PVEP.

2.1.6.6. Kế hoạch về Tài chính, Kế toán

• Duy trì công tác quản lý tài chính một cách hiệu quả, đảm bảo tiết kiệm chi phí theo như chỉ đạo của Tập đoàn Dầu Khí Quốc gia Việt Nam và Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí. Xử lý dứt điểm các khuyến cáo của kiểm toán Partners và PVN, đảm bảo không có chi phí bị treo/loại trong đợt kiểm toán năm 2013.

• Cập nhật và hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính theo biểu mẫu chung của PVEP và các báo cáo quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý của Công ty cũng như các Bên Nhà thầu (Partners) trong giai đoạn Khai thác.

• Hoàn thiện hệ thống báo cáo sử dụng chung với Thăng Long JOC, tính toán và phân bổ các chi phí sử dụng chung một cách kịp thời.

• Xử lý phát sinh về thuế liên quan đến Thỏa thuận Tie-in với Thăng Long JOC. • Tuân thủ tốt các quy định về thuế đối với hoạt động của Công ty. Thường xuyên tổ chức các buổi đào tạo/cập nhật nội bộ liên quan đến các chính sách, qui định của Nhà nước về quản lý tài chính, thuế, ngoại hối …

• Kiện toàn hệ thống kiểm soát nội bộ, các quy trình quản lý như Hệ thống quản lý vật tư, Quy trình theo dõi ghi nhận doanh thu, thuế trên tiền bán dầu/khí của các Bên Nhà thầu.

• Phối hợp chặt chẽ với PVEP để hoàn thiện hệ thống báo cáo nội bộ.

2.2. Giới thiệu về bộ máy kế toán và kế toán thuế của Công ty Liên doanh Điều hành Hoàng Long

2.2.1. Sơ lƣợc về bộ máy kế toán của công ty

Vì công ty được thành lập từ các bên nhà thầu nên bộ máy kế toán của công ty cũng có sự khác biệt. Các nhà thầu đều cử ra các đại diện của mình tại phòng Tài chính - Kế toán có vai trò như các trưởng phòng. Dưới trưởng phòng có các phó phòng và các chuyên viên, kế toán viên được bổ nhiệm từ phía nhà đầu tư trong nước, mỗi người đảm nhiệm một mảng kế toán khác nhau. Bộ máy kế toán của công ty Hoàng Long gồm khoảng 20 người, sơ đồ bộ máy kế toán công ty như sau:

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy kế toán công ty Hoàng Long

2.2.2. Tình hình kế toán thuế tại Công ty Liên doanh Điều hành Hoàng Long

Những đăc thù dưới đây được quy định trong HĐDK của nhà điều hành ảnh hưởng đến chính sách kế toán của HLJOC.

HLJOC là một công ty có mục đích đặc biệt, phi lợi nhuận, trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân theo luật Việt Nam, là đối tượng điều chỉnh của Luật Đầu Tư, nghị

Trưởng phòng Tài chính & Kế toán

Phó phòng Tài chính & Kế toán

Các chuyên viên kế toán

HLJOC chỉ là một đại lý của các Bên Nhà Thầu và sẽ không có bất kỳ thẩm quyền độc lập nào để ràng buộc các Bên Nhà Thầu, trừ phi được ủy quyền theo cụ thể theo HĐDK.

Thông qua việc ký kết HĐDK và việc cấp Giấy phép Đầu tư các Bên Nhà thầu sẽ có độc quyền trong thời hạn của HĐDK để thăm dò, phát triển, khai thác dầu khí trong diện tích HĐDK và tiến hành tất cả các hoạt động khác liên kết với tất cả hoạt động đó mà liên quan đến hoạt động dầu khí. Mỗi Bên Nhà thầu sẽ có quyền lấy, nhận, xuất khẩu và bán hoặc định đoạt bằng cách khác đối với Dầu Khí Thu hồi Chi phí và phần Dầu Lãi và Khí Lãi được chia của mình ra ngoài Việt Nam, giữ lại ở nước ngoài những doanh thu từ việc bán đó và chuyển ra nước ngoài tất cả vốn, vốn vay gốc, lợi nhuận và các khoản thu nhập hoặc chi phí khác phát sinh từ hoạt động dầu khí và thực hiện các hoạt động thích hợp cho bất kỳ điều gì kể trên.

Mỗi bên Nhà thầu sẽ chịu trách nhiệm thanh toán các phần chia tương ứng với tỷ lệ tham gia hợp đồng của mình trong các khoản thuế tài nguyên tạm thời phải trả trên cơ sở hàng tháng và quyết toán các khoản thuế tài nguyên thực tế phải trả khi kết thúc quý tương ứng. Mỗi bên Nhà thầu sẽ thanh toán thuế tài nguyên cho Chính phủ bằng tiền mặt, (trừ khoản thuế xuất khẩu áp dụng cho thuế tài nguyên và bất kỳ các lệ phí, thuế hải quan, thuế khác và các phí tổn áp dụng nào khác) dựa trên giá thị trường phát sinh từ các tính toán của Nhà điều hành, trừ phi Chính phủ, bằng văn bản thông báo không ít hơn 03 tháng trước khi bắt đầu mỗi Năm Dương lịch, lựa chọn lấy và thu bằng hiện vật tại điểm giao nhận.

Mỗi Bên Nhà thầu sẽ phải nộp thuế xuất khẩu với thuế xuất 4% theo giá trị thị trường của dầu thô được lấy và xuất khẩu ra ngoài Việt Nam.

Công ty hoạt động dựa trên Pháp luật Việt Nam và bị chi phối bởi Hợp đồng dầu khí ký kết giữa các bên nhà thầu, theo đó, nguyên tắc kế toán phải phù hợp với nguyên tắc Kế toán Việt Nam và nguyên tắc Kế toán Quốc tế.

2.2.3. Đặc điểm tổ chức công tác thuế tại công ty. 2.2.3.1. Hình thức kế toán: 2.2.3.1. Hình thức kế toán:

- Niên độ kế toán áp dụng: từ ngày 1/1/N – 31/12/N - Hình thức sổ kế toán: Chứng từ kế toán.

- Giao dịch phát sinh bằng ngoại tệ được chuyển đổi theo tỷ giá tại ngày giao dịch. Tài sản và công nợ tiền tệ có gốc ngoại tệ được đánh giá lại theo tỷ lệ giá hiện hành vào ngày ghi trên bảng cân đối kế toán. Các khoản lãi, lỗ do chênh lệch tỷ giá sẽ được ghi nhận giảm hay tăng chi phí hoạt động dầu khí.

- Số liệu kế toán được ghi chép trên cơ sở dồn tích.

- Báo cáo tài chính được thể hiện bằng USD và theo cơ sở dồn tích của kế toán. Ngoài ra, theo quy định của HĐDK, Công ty phải cung cấp một báo cáo theo cở sở tiền của chi phí hoạt động dầu khí cho PetroVietnam. Báo cáo này là cơ sở để PetroVietnam kiểm toán và phê duyệt chi phí có thể được thu hồi để tính Chi phí Dầu thô Thu hồi và Chi phí Khí Thiên nhiên Thu hồi.

- Chế độ kế toán áp dụng: Chưa có chế độ kế toán cho ngành thăm dò và khai thác dầu khí.

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: phương pháp bình quân gia quyền

- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: ghi nhận theo giá gốc được quy định cụ thể cho từng loại vật tư, hàng hóa.

2.2.3.2. Tài khoản kế toán:

Công ty có hệ thống tài khoản tự lập riêng, dựa trên hệ thống tài khoản kế toán Việt Nam và Quốc tế, dưới sự phê duyệt của Bộ Tài chính. Ví dụ: TK 15201 – Vật tư nhập kho, TK 13101 – Phải thu khách hàng, TK 3000X – Phải trả khách hàng X, TK 13302 – Thuế GTGT đầu vào nhà thầu nước ngoài, TK 30008 – Thuế GTGT đầu ra, TK 8XXXX - Chi phí được thu hồi, …

2.3. Thực trạng kế toán thuế GTGT tại Công ty Liên doanh Điều hành Hoàng Long. Long.

2.3.1. Tình hình kế toán thuế GTGT tại công ty

Thuế GTGT được kê khai và nộp vào NSNN theo tháng.

HLJOC với tư cách nhà điều hành dự án, nên các tài sản khi mua sắm mới không được vốn hóa và được tính luôn vào chi phí trong kỳ, phản ánh vào báo cáo chi phí. Do đó, HLJOC cũng không theo dõi, tính toán khấu hao tài sản. Tuy nhiên, Công ty phải quản lý số lượng, giá trị các tài sản này và thực hiện kiểm kê tài sản hằng năm. Thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định do đó cũng không hạch toán.

Hiện nay vấn đề chia sẻ chi phí giữa Hoàng Long JOC với Thăng Long JOC là vấn đề chi phối nhiều đến công tác thuế hiện tại của công ty Hoàng Long, đặc biệt là thuế GTGT và thuế TNDN. Vì diện tích khai thác của hai công ty có vùng trùng lấn nên Tập

Một phần của tài liệu Kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại công ty liên doanh điều hành Hoàng Long (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)