Đánh giá hoạt động huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Nông

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Gò Công Tây - Tiền Giang (Trang 50)

nghiệp và Phát triển Nông thôn Gò Công Tây – Tiền Giang

Nhìn chung, từ những phân tích trên, ta thấy hoạt động huy động vốn của

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Gò Công Tây – Tiền

Giang trong 3 năm qua (2011 – 2013) đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ bên cạnh đó cũng tồn tại những hạn chế, khó khăn cần khắc phục để thu hút nguồn vốn huy động lớn hơn.

2.2.4.1Nhng thành tu đạt được

- Tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh tăng liên tục qua các năm, năm sau cao hơn năm trước đảm bảo tính ổn định và vững chắc (năm 2011: 566.832 triệu đồng, năm 2012: 641.550 triệu đồng, năm 2013: 713.397 triệu đồng).

- Các hình thức tiết kiệm ngày càng phong phú, đa dạng cả về thời gian, lãi suất và loại tiền. Bên cạnh đó, công nghệ ngày càng tiên tiến, hiện đại nên đã khai thác tối đa nguồn vốn huy động cả về nội tệ lẫn ngoại tệ, không kì hạn và có kì hạn.

- Thu hút được một lượng lớn vốn từ dân cư trên địa bàn huyện Gò Công Tây. Nguồn vốn này có tính chất ổn định và lâu dài giữ vị trí quan trọng đối với

hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông

thôn Gò Công Tây – Tiền Giang.

- Chi nhánh đã đưa ra nhiều mức lãi suất hấp dẫn cho từng kì hạn. Bên cạnh đó, Chi nhánh đã không ngừng theo dõi và nắm bắt những diễn biến trên thị trường và có sựđiều chỉnh kịp thời lãi suất huy động đáp ứng yêu cầu cạnh tranh.

- Thái độ và phong thái phục vụ khách hàng của đội ngũ cán bộ, nhân viên ngày càng được nâng cao. Những hạn chế trong thời kỳ bao cấp đã được khắc phục. Ngày nay, tác phong giao dịch ngày càng hoàn thiện, thái độ văn minh, lịch sự, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng. Chính những thay đổi này đã tạo nên sự mến mộ, niềm tin, uy tín của Ngân hàng cho khách hàng.

 

Với những cố gắng, nổ lực hết mình trong quá trình hoạt động kinh doanh qua những năm qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nói

chung, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Gò Công Tây –

Tiền Giang nói riêng đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường, tạo được mối quan hệ thân thiết với các khách hàng lớn có uy tín qua đó mở rộng thị phần kinh doanh, đưa hình ảnh của Ngân hàng tiến xa hơn trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

2.2.4.2Nhng hn chế và nguyên nhân

a) Những hạn chế:

Mặc dù trong những năm qua Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

triển Nông thôn Gò Công Tây – Tiền Giang đã đạt được những thành tích đáng khích lệ, tuy nhiên cũng tồn tại những hạn chế cần khắc phục:

- Chính sách, biện pháp, hình thức huy động vốn chủ yếu vẫn là tiết kiệm dân cư tuy đã cải tiến nhưng vẫn chưa thật sự phù hợp, linh hoạt với tình hình thực tế trong cơ cấu thị trường nên chưa huy động được hết các nguồn tiền nhàn rỗi của dân cư, chủ yếu là nguồn vốn trung và dài hạn, người dân vẫn chủ trương đi tìm các nguồn đầu tư khác nhằm sinh lợi nhiều hơn.

- Cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý về đối tượng, kì hạn lẫn loại tiền. Trong tổng nguồn vốn huy động theo đối tượng, nguồn vốn từ dân cư chiếm tỷ trọng lớn trong khi nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế thì chiếm tỷ trọng nhỏ. Trong tổng nguồn vốn huy động chủ yếu là vốn ngắn hạn, vốn trung và dài hạn còn thấp. Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn. Đây là xu hướng chung nhưng trong thời kì hội nhập WTO khách hàng có nhu cầu sử dụng ngoại tệ cao trong các hợp đồng ngoại thương. Chính vì vậy, nguồn ngoại tệ không dồi dào sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu phát sinh đột xuất của khách hàng. Đây là một điều bất lợi trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt giữa các Ngân hàng.

- Chính sách khách hàng, công tác tuyên truyền quảng cáo chưa được chú

trọng. Hoạt động tiếp thị huy động vốn của Chi nhánh còn chưa được quan tâm thực hiện. Mỗi đợt huy động vốn được triển khai thì chủ yếu là lượng khách hàng cũ, truyền thống của Chi nhánh tham gia là chủ yếu, nhiều khách hàng mới, khách hàng tiềm năng vẫn chưa biết đến. Nguyên nhân là do các thông tin dịch vụ, sản phẩm

 

mới chưa được đưa đến với họ. Chi nhánh chưa khai thác hết các kênh truyền thông tin hiện có nhằm phục vục cho lợi ích của mình và khách hàng.

- Mặc dù Chi nhánh đã áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào các hoạt động kinh doanh tuy nhiên vẫn có nhiều hạn chế: dịch vụ rút tiền còn áp dụng trên phạm vi nhỏ, các phòng giao dịch vẫn còn hoạt động hơn một nữa là thủ công.

b) Nguyên nhân:

- Hình thức huy động vốn chưa đa dạng. Ngoài những sản phẩm huy động

vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Chi nhánh

chưa phát triển sản phẩm riêng biệt nào.

- Chính sách lãi suất của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

Nông thôn Gò Công Tây – Tiền Giang còn phụ thuộc vào Ngân hàng Nông nghiệp

và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Vì vậy, nhiều thời điểm lãi suất huy động không được điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với xu hướng chung của thị trường.

- Hoạt động marketing của Chi nhánh Gò Công Tây còn yếu kém. Chi nhánh

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Gò Công Tây chưa có phòng

marketing hoạt động độc lập nên việc nghiên cứu, phân tích thị trường, phân khúc khách hàng chưa được thực hiện chuyên nghiệp, chuyên sâu và thiếu tính sáng tạo.

- Mạng lưới, điểm giao dịch của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Gò Công Tây còn ít và tập trung chủ yếu ở thị trấn Vĩnh Bình.

- Hệ thống quản trị mạng của Chi nhánh còn gặp nhiều sự cố tuy đã áp dụng khoa học – kĩ thuật hiện đại. Lỗi đường truyền và máy tính thỉnh thoảng lại gây ra sự chậm trễ trong việc xử lý các giao dịch, phần nào cản trở đến hoạt động huy động vốn của Chi nhánh.

Tóm tắt chương 2

Trong chương 2, tác giảđã giới thiệu sơ lược về Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Gò Công Tây – Tiền Giang về quá trình hình thành và phát triển, chức năng, lĩnh vực hoạt động cùng cơ cấu tổ chức. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã phân tích thực trạng tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong 3 năm gần nhất 2011 - 2013. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã phân tích thực trạng và đánh giá hoạt động huy động vốn của Chi nhánh từđó làm cơ sở đểđề xuất

các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông

 

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GÒ CÔNG TÂY – TIỀN GIANG

3.1 NHỮNG TRIỂN VỌNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CHI

NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

GÒ CÔNG TÂY – TIỀN GIANG TRONG THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Gò Công Tây - Tiền Giang (Trang 50)