I- KIẾN THỨC CƠ BẢN
BÀI 36: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HÔI NAM TRUNG BỘ I KIẾN THỨC CƠ BẢN
I KIẾN THỨC CƠ BẢN
- Duyên hải nam Trung Bộ gồm 8 tỉnh, thành phố, diện tích gần 44,4 nghìn km2 , dân số 8,9 triệu người ( 2006 ) trong đó có hai quần đảo: Trường sa và Hoàng sa
- Là vùng lãnh thổ dài, hẹp ngang, ven biển có nhiều ngư trường lớn, nhiều bãi biển đẹp. Tuy nhiên có nhiều khó khăn.
- Thế mạnh là phát triển kinh tế tổng hợp biển, công nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng.
II CÂU HỎI ÔN LUYỆN
Câu 1: Hãy phân tích những thuận lợi, khó khăn trong phát triển kinh tế ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
Trả lời
a. Thuận lợi:
* Điều kiện tự nhiên
- Phía tây giáp núi, phía đông giáp biển, Bắc giáp dãy Bạch Mã, phía Nam giáp Đông Nam Bộ. - Có nhiều đồng bằng nhưng chủ yếu là đồng bằng nhỏ, hẹp. Đất kém màu mỡ, phù sa
- Vùng biển có nhiều bãi cá, tôm là tiềm năng lớn thuận lợi cho ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản.
- Khoáng sản: chủ yếu gồm cát thủy tinh ( Khánh Hòa), vàng ở Bồng Miêu ( Quảng Nam ), dầu khí thềm lục địa.
- Khí hậu : mang tính chất đông trường sơn, ít chịu ảnh hưởng mùa đông lạnh - Diện tích rừng chiếm 1,7 triệu ha, chiếm 14 % diện tích cả nước. Giàu lâm sản, gỗ. *. Kinh tế xã hội
- Dân số : 8,76 triệu dân
- Vùng có nhiều dân tộc ít người
- Có nhiều di sản văn hóa thế giới: Di tích Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An. b. Khó khăn:
- Thời tiết khắc nghiệt, nhiều thiên tai, bão … - Hạn hán kéo dài
- Tài nguyên khoáng sản nghèo nàn. - Cơ sở hạ tầng kỹ thuật kém phát triển
Câu 2: Vấn đề lương thực – thực phẩm trong vùng cần được giải quyết bằng cách nào? Khả năng giải quyết vấn đề này.
Trả lời
- Tăng cường khai thác các thế mạnh về các đồng bằng, để. trồng lúa, cây công nghiệp ngắn ngày, cây rau, đậu.
- Đẩy mạnh chăn nuôi gia súc ở các vùng đồi ở phía tây như: bò, dê … - Phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản ở vùng biển
Khả năng giải quyết vấn đề lương thực – thực phẩm tại chỗ là rất lớn. Vấn đề lương thực- thực phẩm của vùng hoàn toàn có thể giải quyết nhất là trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa như hiện nay.
Câu 3: Tại sao việc tăng cường kết cấu hạ tầng giao thông vận tải có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng.
Trả lời:
Vì: - Cho phép khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên để hình thành cơ cấu vùng kinh tế. - Thúc đẩy mối quan hệ kinh tế giữa các vùng trong và ngoài nước.
- Phát triển giao thông đường bộ nhằm khai thác tốt tiềm năng của vùng
- Cho phép khai thác các thế mạnh về biển: Phát triển cảng nước sâu, hình thành các khu công nghiệp, các khu chế xuất và khu kinh tế mở.