SO SÁNH VỀ CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM VÀ CHĂN NUÔI GIA SÚC LỚN GIỮA VÙNG TÂY NGUYÊN VỚI TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

Một phần của tài liệu Đề cương TN môn địa khối 12 (Trang 53)

I- KIẾN THỨC CƠ BẢN

SO SÁNH VỀ CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM VÀ CHĂN NUÔI GIA SÚC LỚN GIỮA VÙNG TÂY NGUYÊN VỚI TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

VÙNG TÂY NGUYÊN VỚI TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

Câu 1:Cho bảng số liệu : ( Đơn vị: nghìn ha )

Diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm, năm 2005

Cả nước Trung du và miền núi Bắc Bộ Tây Nguyên

Cây công nghiệp lâu Năm 1633,6 91,0 634,3

Cà phê 497,4 3,3 445,4

Chè 122,5 80,0 27,0

Cao su 482,7 - 109,4

Các cây khác 531,0 7,7 52,5

a. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích cây công nghiệp lâu năm cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên năm 2005.

b. Dựa vào kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích về sự giống nhau và khác nhau trong sản xuất cây công nghiệp lâu năm giữa hai vùng.

Trả lời

1. Vẽ biểu đồ.

a. Xử lý số liệu( Đơn vị : % )

Cơ cấu diện tích cây công nghiệp lâu năm, năm 2005 Cả nước Trung du và miền núi

Bắc Bộ Tây Nguyên

Cây công nghiệp lâu Năm 100 100 100 Cà phê 30,4 3,6 70,2 Chè 7,5 87,9 4,3 Cao su 29,5 - 17,2 Các cây khác 32,6 8,5 8,3 b. Vẽ biểu đồ.

- Biểu đồ thích hợp là biểu đồ hình tròn: có 3 hình tròn thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích cây công nghiệp lâu năm của cả nước, Trung du và miền núi bắc Bộ, Tây Nguyên.

- Để tính được quy mô, học sinh cần tính bán kính của ba hình tròn:

+ Lấy bán kính biểu đồ hình tròn của vùng Trung du và miền núi bắc Bộ là 1 đơn vị ( R1 = 1cm) thì bán kính biểu đồ hình tròn của Tây Nguyên sẽ là R2= 634,3 : 91,0 = 69,7. Sau đó căn bậc hai số 69,7 . Ta được R2 = 2,6 cm.

+ Bán kính biểu đồ hình tròn cả nước sẽ là R3 = 1633,6 : 91,0 = 17,95. Sau đó căn bậc hai số 17,95. Ta được R3 = 4,2 cm.

- Yêu cầu: có tên biểu đồ, có kí hiệu, chú thích cho từng loại cây công nghiệp, ghi số liệu vào mỗi

phần của biểu đồ

c. Nhận xét và giải thích * Giống nhau:

- Về quy mô:

+ Cả hai đều là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn cả nước ( về diện tích và sản lượng) + Trồng chủ yếu cà phê, chè với quy mô lớn.

+ Khí hậu có sự phân hóa da dạng => trồng được cả cây nhiệt đới và cây cận nhiệt. - Về hướng chuyên môn hóa:

+ Đều tập trung vào cây công nghiệp lâu năm + Đạt hiệu quả kinh tế cao

- Về điều kiện phát triển:

+ Điều kiên tự nhiên ( đất, nước, khí hậu … ).

+ Dân cư: có kinh nghiệm trong trồng trọng và chế biến sản phẩm cây công nghiệp.

* Khác nhau:

- Về vị trí vai trò từng vùng ( Tây Nguyên lớn thứ hai, Trung du và miền núi Bắc Bộ đứng thứ 3 cả nước).

- Về hướng chuyên môn hóa:

+ Trung du miền núi Bắc Bộ: trồng chè, quế, sơn, hồi, thuốc lá, đậu tương … + Tây Nguyên: Cà phê, chè, cao su, dâu tằm, bông vải …

- Về điều kiện phát triển: ( địa hình, khí hậu, đất đai, kinh tế-xã hội ) rất khác nhau giữa hai vùng.

Câu 2: Cho bảng số liệu: Số lượng trâu và bò, năm 2005 (Đơn vị : nghìn con)

Cả nước Trung du và miền núi Bắc Bộ Tây Nguyên

Trâu 2922,2 1679,5 71,9

Bò 5540,7 899,8 616,9

1. Hãy tính tỉ trọng trâu, bò của Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên trong tổng đàn trâu bò của cả nước.

2. Dựa vào bản đồ Nông nghiệp chung hoặc Atlat Địa lí Việt Nam) và kiến thức đã học, hãy cho biết:

- Tại sao hai vùng trên đều có thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn ?

- Thế mạnh này được thể hiện như thế nào trong tỉ trọng của hai vùng so với cả nước ?

Tại sao ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, trâu được nuôi nhiều hơn bò, còn ở Tây Nguyên thì ngược lại ?

Trả lời

1. Hãy tính tỉ trọng trâu, bò của Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên trong tổng đàn trâu bò của cả nước.

a. Xử lý số liệu.

- Tỉ trọng của trâu, bò trong tổng đàn trâu, bò của cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên ( đơn vị : % )

Cả nước Trung du và miền núi

Bắc Bộ Tây Nguyên

Trâu 34,5 65,1 10,4

Bò 65,5 34,9 89,6

- Tỉ trọng của đàn trâu, bò vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên so với tổng đàn trâu, bò cả nước ( đơn vị : % )

Cả nước Trung du và miền núi

Bắc Bộ Tây Nguyên

Trâu 100 57,5 2,46

Bò 100 16,2 11,1

b. Nhận xét và giải thích.

- Đây là hai vùng có nhiều đồng cỏ xanh tốt quanh năm, khí hậu mát mẽ thuận lợi cho chăn nuôi trâu, bò.

- Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng nuôi trâu , bò lớn nhất cả nước, chiếm 57,5 % tổng đàn trâu, bò cả nước. Đàn bò chiếm tỉ lệ khá cao 12,6 % tổng đàn bò cả nước. Tây nguyên cũng là vùng nuôi nhiều bò, chiếm 11,1 % tổng đàn bò cả nước. Trâu chiếm 2,46 % tổng đàn trâu cả nước, không đáng kể.

- Giải thích: Trung du và miền núi Bắc Bộ trâu được nuôi nhiều hơn bò vì đây là vùng có khí hậu

lạnh, đặc biệt là có mùa đông rất lạnh, ưu điểm là trâu chịu rét giỏi hơn bò. Tây Nguyên có khí hậu nóng, mùa khô kéo dài nên thích hợp với bò hơn.

Câu 3: Dựa vào bản đồ Nông nghiệp chung hoặc Atlat Địa lí Việt Nam) và kiến thức đã học, hãy cho biết:

Trả lời

- Hai vùng đều có thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn là do:

+ Cả hai vùng đều có đồng cỏ thuận lợi cho chăn nuôi như Môc Châu, Đơn Dương, Đức Trọng … Bên cạnh dó, nguồn thực phẩm cho chăn nuôi ngày càng được tăng cường và đảm bảo do ngành trồng tròng có bước phát triển vững chắc.

+ Khí hậu:

Trung du và miền núi Bắc Bộ: nhiệt đơi, có một mùa đông lạnh, ẩm thích hợp với điều kiện sinh thái trâu bò.

Tây Nguyên: Nhiệt đới cận xích đạo khô, nóng phù hợp với điều kiện sinh thái của bò. + Nhu cầu từ các vùng phụ cận về sản phẩm chăn nuôi rất lớn.

+ Dân cư có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi .

- Tổng số đàn trâu, bò của hai vùng chiếm tỉ lệ lớn so với cả nước + Trâu : chiếm 60 % so với cả nước

+ Bò : chiếm 27,3 % so với cả nước

- Tại sao ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, trâu được nuôi nhiều hơn bò, còn ở Tây Nguyên thì ngược lại ?

Giải thích: Trung du và miền núi Bắc Bộ trâu được nuôi nhiều hơn bò vì đây là vùng có khí hậu

lạnh, đặc biệt là có mùa đông rất lạnh, ưu điểm là trâu chịu rét giỏi hơn bò. Tây Nguyên có khí hậu nóng, mùa khô kéo dài nên thích hợp với bò hơn.

Một phần của tài liệu Đề cương TN môn địa khối 12 (Trang 53)