BÀI 22: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP I KIẾN THỨC CƠ BẢN

Một phần của tài liệu Đề cương TN môn địa khối 12 (Trang 28)

II CÂU HỎI ÔN LUYỆ N:

BÀI 22: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP I KIẾN THỨC CƠ BẢN

I- KIẾN THỨC CƠ BẢN

- Biết được đặc điểm cơ cấu ngành nông nghiệp ở nước ta và sự thay đổi cơ cấu trong từng phân ngành (trồng trọt, chăn nuôi)

- Hiểu được sự phát triển và phân bố sản xuất cây lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp, các vật nuôi chủ yếu.

II- CÂU HỎI ÔN LUYỆN :

Câu 1: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt (đơn vị: %)

Ngành trồng trọt 1990 2005

Cây lương thực 67,1 59,2

Cây rau đậu 7,0 8,3

Cây công nghiệp 13,5 23,7

Cây ăn quả 10,1 7,3

Cây khác 2,3 1,5

Hãy vẽ biểu đồ và nhận xét về cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp. Xu hướng chuyển dịch của ngành này.

Trả lời:

- Vẽ biểu đồ hình tròn: đúng nguyên tắc, điền đầy đủ số liệu, chú thích, tên, chú ý bán kinh BĐ năm 2005 lớn hơn năm 1990.

- Nhận xét:

+ Cơ cấu: Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, cây lương thực luôn chiếm tỉ trọng cao nhất, chiếm gần 2/3 giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Cây công nghiệp ngày càng có vai trò lớn trong giá trị sản lượng nông nghiệp.

+ Xu hướng chuyển dịch: Những cây có tỉ trọng tăng là cây công nghiệp, rau đậu, trong cây công nghiệp tăng nhanh nhất. Những cây có tỉ trọng giảm là cây lương thực, cây ăn quả và cây khác, trong cây lương thực giảm nhiều nhất. Sự chuyển dịch này theo hướng tích cực, góp phần chuyển nền nông nghiệp nước ta sang hướng sản xuất hàng hóa.

Câu 2: Vì sao nói việc đẩy mạnh sản suất cây công nghiệp và cây ăn quả góp phần phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta.

Trả lời:

- Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả: + Khí hậu nhiệt đới gió mùa với lượng nhiệt cao, độ ẩm lớn.

+ Nước ta có nhiều loại đất thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp: Đất Feralít ở miền núi và đất phù sa ở đồng bằng.

+ Nguồn lao động dồi dào có nhiều kinh nghiệm. + Mạng lưới công nghiệp chế biến ngày càng phát triển. + Nhu cầu thị trường còn rất lớn.

+ Được Đảng và nhà nước quan tâm.

- Việc phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả đem lại nhiều ý nghĩa to lớn: + Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến.

+ Cung cấp các mặt hàng cho xuất khẩu.

+ Góp phần giả quyết việc làm, phân bố lại dân cư và nguồn lao động. + Thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển ở những vùng còn nhiều khó khăn.

Câu 3: Cho bảng số liệu: Sản lượng cà phê nhân và khối lượng cà phê xuất khẩu qua các năm

Năm 1980 1985 1990 1995 2000 2005

Sản lượng 8,4 12,3 92,0 218,0 802,5 752,1

Khối lượng xuất khẩu 4,0 9,2 89,6 248,1 733,9 912,7

Hãy phân tích sự phát triển sản lượng và khối lượng cà phê xuất khẩu từ năm 1980 đến năm 2005.

Trả lời:

- Từ năm 1980 đến năm 2005, sản lượng cà phê tăng 89,5 lần. Giai đoạn 1995 – 2000, sản lượng cà phê tăng nhanh nhất, do việc mở rộng diện tích cà phê và do yếu tố thị trường.

- Từ năm 1980 đến năm 2005, khối lượng cà phê xuất khẩu tăng 228,2 lần. Các năm 1995, 2002, 2005 khối lượng cà phê xuất khẩu cao hơn sản lượng cà phê do cà phê tồn kho từ những năm trước, nhưng chủ yếu là do tác động xuất cà phê của Lào.

Bài 23 : THỰC HÀNH : PHÂN TÍCH SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH TRỒNG TRỌT

Câu 1: Cho bảng số liệu:

Giá trị sản xuất ngành trồng trọt ( theo giá so sánh năm 1994) (Đơn vị: tỷ đồng)

Năm Tổng số Lương thực Rau đậu Cây công nghiệp Cây ăn quả Cây khác 1990 1995 2000 2005 49604,0 66183,4 90858,2 107897,6 33289,6 42110,4 55163,1 63852,5 3477,0 4983,6 6332,4 8928,2 6692,3 12149,4 21782,0 25585,7 5028,5 5577,6 5150,9 7942,7 1716,6 1362,4 1474,8 1588,5

a/ Hãy tính tổng độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo từng nhóm cây trồng ( lấy năm 1990= 100%)

b/ Dựa vào bảng số liệu vừa tính, hãy vẽ trên cùng hệ trục toạ độ các đường biểu diễn tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của các nhóm cây trồng.

c/ Nhận xét về mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt, sự thay đổi trên phản ánh điều gì trong sản xuất lương thực, thực phẩm và trong việc phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới.

Trả lời

a/Xử lí số liệu ( lấy năm 1990= 100%)

Năm Tổng số Lương thực Rau đậu Cây công

nghiệp Cây ăn quả Cây khác 1990 1995 2000 2005 100 133,4 183,2 217,5 100 126,5 165,7 191,8 100 143,3 182,1 256,8 100 181,5 325,5 382,3 100 110,9 121,4 158,0 100 122,0 132,1 142,3 b/ Vẽ biểu đồ đường biểu diễn

Lưu ý: khoảng cách giữa các năm, chiều cao của trục, lựa chọn các ký hiệu thể hiện, chú giải, tên biểu đồ.

c/ Nhận xét:

+ Sản xuất nông nghiệp có xu hướng đa dạng hoá

+ Giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng liên tục qua các năm (1990_2005) trong đó đặc biệt là cây công nghiệp và rau đậu ( dẫn chứng)

+ Sản xuất cây công nghiệp tăng nhanh nhất, gắn liền với việc mở rộng diện tích các vùng chuyên canh cây công nghiệp, nhất là cây công nghiệp nhiệt đới.

Bài 24: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THUỶ SẢN VÀ LÂM NGHIỆP I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

- Biết được các thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thủy sản - Hiểu được đặc điểm phát triển và phân bố ngành thuỷa sản - Biết được các vấn đề chính trong phát triển và phân bố

II. CÂU HỎI ÔN LUYỆN

Câu 1: Hãy trình bày những thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thuỷ sản ở nước ta? Trả lời

a/ Thuận lợi: -Tự nhiên:

+ Có bờ biển dài 3260 Km vùng đặc quyền kinh tế rộng ( hơn 1triệu Km2) +Nguồn lợi hải sản khá phong phú ( tổng trữ lượng khoảng 3,9_4,0 triệu tấn)

+ Có nhiều ngư trường trong đó có 4 ngư trường trọng điểm: ngư trường Cà Mau-Kiên Giang, Ninh Thuận- Bình Thuận- Bà Rịa- Vũng Tàu, Hải Phòng-Quảng Ninh và ngư trường quần đảo Hoàng Sa- quần đảo Trường Sa.

+Dọc bờ biển có nhiều bãi triều, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn (  thuận lợi nuôi trồng thuỷ sản nước lợ)

+ Có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, các ô trũng vùng đồng bằng ( thuận lợi nuôi trồng nước ngọt)

-Kinh tế- xã hội:

+ Nhân dân có nhiều kinh nghiệm và truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản + Phương tiện tàu thuyền, các ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn.

+Dịch vụ và chế biến thuỷ sản được mở rộng + Thị trường tiêu thụ rộng lớn

+ Chính sách khuyến ngư của nhà nước b/ Khó khăn:

-Tự nhiên:

+Thiên tai ( bão…)

+ Một số vùng ven biển môi trường bị suy thoái, nguồn lợi bị suy giảm -Kinh tế-xã hội:

+Phương tiện đánh bắt chậm đổi mới

+ Hệ thống các cảng cá còn chưa đáp ứng được yêu cầu

+ Công nghệ chế biến, chất lượng thương phẩm còn nhiều hạn chế.

Câu 2: Hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành thuỷ sản nước ta? Trả lời

a/ Tình hình chung:

-Ngành thuỷ sản có bước phát triển đột phá ( sản lượng năm 1990: 890,6 nghìn tấn đến năm 2005: 3465,9 nghìn tấn)

- Nuôi trồng thuỷ sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao. b/ Khai thác thuỷ sản:

-Sản lượng khai thác liên tục tăng ( năm 1990: 728,5 nghìn tấn đến 2005: 1987,9 nghìn tấn)

-Các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản nhất là các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ

c/ Nuôi trồng thuỷ sản:

-Nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh do: + Tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản còn nhiều

Câu 3: Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản lại phát triển mạnh trong những năm gần đây có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời

* Ý nghĩa:

- Đảm bảo tốt hơn nguyên liệu cho các cơ sở công nghiệp chế biến, nhất là xuất khẩu - Điều chỉnh đáng kể đối với khai thác thuỷ sản

+ Hạot động nuôi thuỷ sản phát triển mạnh nhất là nuôi tôm ở Đồng bằng Sông Cửu Long và đang phát triển ở hầu hết các tỉnh duyên hải

+ Nghề nuôi cá nước ngọt cũng phát triển đặc biệt ở Đồng bằng Sông Cửu Long và Đồng bằng Sông Hồng

Câu 4: Ngành lâm nghiệp nước ta có vai trò gì đối với kinh tế và sinh thái? Trả lời

a/ Đối với kinh tế:

-Tạo nguồn sống cho đồng bào dân tộc ít người - Bảo vệ các hồ thuỷ điện, thuỷ lợi

-Tạo nguồn nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp

-Bảo vệ an toàn cho nhân dân cả ở vùng núi trung du và vùng hạ lưu b/ Đối với sinh thái:

-Chống xói mòn đất

-Bảo vệ các loài động, thực vật quý hiếm

-Điều hoà dòng chảy sông ngòi, chống lũ lụt và khô hạn -Đảm bảo cân bằng nước và cân bằng sinh thái lãnh thổ.

Bài 25: TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP I.KIẾN THỨC CƠ BẢN

- Phân tích được các nhân tố tác động đến tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta - Hiểu được các đặc điểm chủ yếu của vùng nông nghiệp nước ta.

- Biết được các xu hướng chính trong thay đổi tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trong các vùng.

II. CÂU HỎI ÔN LUYỆN .

Câu 1: Hãy trình bày các nhân tố tác động tới tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nước ta Trả lời

-Các nhân tố: tự nhiên, kinh tế, xã hội, kĩ thuật, lịch sử…

-Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tạo ra nền chung cho sự phân hoá lãnh thổ nông nghiệp

-Các nhân tố kinh tế, xã hội, kĩ thuật, lịch sử có tác động khác nhau:

+ Nền kinh tế tự cấp, tự túc sản xuất nhỏ, sự phân hoá nông nghiệp bị chi phối bởi các điều kiện tự nhiên

+ Nền sản xuất hàng hoá các nhân tố Kinh tế, xã hội tác động rất mạnh làm cho tổ chức lãnh thổ nông nghiệp chuyển biến

Câu 2: Hãy nêu những ý nghĩa của việc đẩy mạnh đa dạng hoá nông nghiệp, đa dạng hoá kinh tế nông thôn?

Trả lời

-Đa dạng hoá nông nghiệp, đa dạng hoá kinh tế nông thôn cho phép: + Khai thác hợp lí các điều kiện tự nhiên

+ Sử dụng tốt hơn nguồn lao động

+ Tạo thêm việc làm và nông sản hàng hoá

+ Giảm thiểu rủi ro khi thị trường biến động bất lợi + Tăng thêm sự phân hoá lãnh thổ nông nghiệp.

Bài 26: CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

- Hiểu được cơ cấu ngành công nghiệp nước ta, với sự đa dạng của nó. - Hiểu được sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp và gải thích sự phân hóa đó

- Phân tích cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế cũng như sự thay đổi của nó.

II. CÂU HỎI ÔN LUYỆN

Trả lời

-Trong cơ cấu ngành công nghiệp có sự chuyển dịch: + Tăng tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp chế biến

+ Giảm tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp khai thác và công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước do:

. Trong cơ cấu ngành công nghiệp nổi lên một số ngành công nghiệp trọng điểm, trong đó có nhóm ngành công nghiệp chế biến

. Trong cơ cấu ngành công nghiệp nước ta đang có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới.

Câu 2: Chứng minh rằng cơ cấu công nghiệp của nước ta có sự phân hoá về mặt lãnh thổ. Tại sao có sự phân hoá đó?

Trả lời

* Phương án 1:

- Đồng bằng Sông Hồng và vùng phụ cận: khu vực tập trung công nghiệp vào loại cao nhất trong cả nước

+ Trung tâm công nghiệp Hà Nội lan toả ra nhiều hướng dọc các tuyến giao thông quyết mạch. Đó là các hướng: Hải Phòng-Hạ Long-Cẩm Phả (cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng), Đáp Cầu- Bắc Giang (vật liệu xây dựng, phân háo học), Đông Anh- Thái Nguyên (cơ khí, luyện kim), Việt Trì- Lâm Thao (hoá chất, giấy), Hoà Bình- Sơn La (thuỷ điện), Nam Định- Ninh Bình-Thanh Hoá (dệt may, điện, vật liệu xây dựng)

-Đông Nam Bộ: nổi lên các trung tâm công nghiệp hàng đầu cả nước như: TP Hồ Chí Minh (lớn nhất cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp), Biên Hoà, Thủ Dầu Một, và Vũng Tàu. Hướng chuyên môn hoá rất đa dạng (thuỷ điện, luyện kim đen, luyện kim màu, cơ khí, điện tử, đóng tàu, ô tô, hoá chất, dệt may, thực phẩm...). Ngoài ra còn có một số ngành công nghiệp tương đối non trẻ nhưng phát triển mạnh như: khai thác dầu khí, sản xuất điện, phân đạm từ khí.

-Dọc Duyên hải miền trung: Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp quan trọng nhất, còn có một số TTCN khác như (Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang…) với các ngành (cơ khí, hoá chất, thực phẩm, đóng tàu, dệt may…)

-Những khu vực còn lại nhất là vùng núi công nghiệp phát triển chậm, phân tán rời rạc -Sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp ở nước ta chịu sự tác động của nhiều nhân tố: + Vị trí địa lí

+ Tài nguyên thiên nhiên + Dân cư và nguồn lao động + Cơ sở vật chất kỹ thuật + Vốn

* Phương án 2: ( Sử dụng tập Atlat Địa lí Việt Nam)

Cơ cấu công nghiệp nước ta có sự phân hoá về mặt lãnh thổ

a/ Vùng Đồng bằng Sông Hồng và vùng phụ cận: khu vực tập trung nhiều TTCN nhất cả nước: -TTCN Hà Nội lớn nhất vùng (cơ khí, thực phẩm, luyện kim đen, điện tử, ô tô, hoá chất, dệt may…)

- Từ TTCN Hà Nội toả ra các hướng:

+ Bắc: có TTCN Thái Nguyên (luyện kim đen, màu, cơ khí, xây dựng) + Đông Bắc: TTCN Bắc Ninh (thực phẩm, xây dựng)

+ Đông: TTCN Hải Dương, Hải Phòng, Hạ Long, Cẩm phả( cơ khí, dệt may, thực phẩm, luyện kim đen, đóng tàu, điện tử,…)

+ Đông Nam: TTCN Hưng Yên, Nam Định, Thanh Hoá ( cơ khí, thực phẩm, dệt may, xây dựng, sản xuất giấy xenlulô)

+Tây Nam: Hà Đông, Hoà Bình ( cơ khí, thực phẩm, dệt may, xây dựng, thuỷ điện) + Tây Bắc: TTCN Phú Yên, Việt Trì (hoá chất, cơ khí, thực phẩm,…)

b/ Vùng Đông Nam Bộ:

-Gồm : TTCN Tp Hồ Chí Minh lớn nhất nước ( cơ khí, luyện kim đen, màu, nhiệt điện, ô tô, thực phẩm, dệt may, điện tử, hoá chất…)

- Ngoài ra còn có các TTCN khác như:

+ TTCN Biên Hoà (Đồng Nai) (điện tử, hoá chất, cơ khí, dệt may,…)

+ TTCN Vũng Tàu ( Bà Rịa Vũng Tàu) ( cơ khí, luyện kim đen, nhiệt điện , đóng tàu, thực phẩm…)

+ TTCN Thủ Dầu Một ( Bình Dương) (điện tử, hoá chất, cơ khí, thực phẩm, dệt may…) c/ Duyên hải miền Trung:

-Đà nẵng là TTCN quan trọng nhất ( cơ khí, đóng tàu, hoá chất, dệt may…)

-Ngoài ra còn có các TTCN Quy Nhơn, Nha Trang, Vinh ( cơ khí, thực phẩm, xây dựng) d/ Đồng bằng Sông Cửu Long:

-TTCN cần Thơ quan trọng nhất ( luyện kim đen, cơ khí, nhiệt điện, thực phẩm, dệt may, hoá chất, …)

-TTCN Cà Mau ( nhiệt điện, thực phẩm, hoá chất)

-Các vùng còn lại nhất là vùng núi công nghiệp phát triển châm, phân tán.

Câu 3: Hãy nêu nhận xét về cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta? Trả lời

-Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế đã có những thay đổi sâu sắc

-Các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động công nghiệp ngày càng được mở rộng. -Xu hướng chung:

+ Giảm tỉ trọng khu vực nhà nước

+ Tăng tỉ trọng khu vực ngoài nhà nước đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Bài 27: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM 1. Công nghiệp năng lượng:

Một phần của tài liệu Đề cương TN môn địa khối 12 (Trang 28)