1. Khu hệ vi sinh vật trong n−ớc thải
Mỗi loại n−ớc thải có hệ vi sinh vật đặc tr−ng. N−ớc thải sinh hoạt do chứa nhiều chất hữu cơ giàu dinh d−ỡng dễ phân giải nên chứa nhiều vi khuẩn, thông th−ờng từ vài triệu đến vài chục triệu tế bào trong 1ml.
- Vi khuẩn gây thối: Pseudomonas fluorecens, P. aeruginosa, Proteus vulgaris, Bac. cereus,
Bac. subtilis, Enterobacter cloacae...
- Đại diện cho nhóm vi khuẩn phân giải đ−ờng, Cellulose, urea: Bac. cellosae, Bac.
mesentericus, Clostridium, Micrococcus urea, Cytophaga sp...
- Các vi khuẩn gây bệnh đ−ờng ruột: Nhóm Coliform, là vi sinh vật chỉ thị cho mức độ ô nhiễm phân trong n−ớc ở mức độ cao, có thể dao động từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn tế bào/ml n−ớc thải.
Trong n−ớc thải hữu cơ vi sinh vật hình ống giữ vai trò quan trọng, phải kể đến vi khuẩn
Sphaerptilus natans, th−ờng hay bị nhầm với nấm n−ớc thải, nó phủ lên bề mặt tế bào một lớp n−ớc cực bẩn, th−ờng tạo thành các sợi hoặc các búi, khi bị vỡ ra sẽ trôi nổi đầy trên mặt n−ớc. Nhóm này th−ờng phát triển mạnh ở n−ớc nhiều oxygen. Ngoài ra vi khuẩn Sphaerptilus natans th−ờng thấy ở các nhà máy thải ra nhiều xenlulo và nhà máy chế biến thực phẩm. Bên cạnh vi khuẩn, ng−ời ta còn gặp nhiều loại nấm, nhất là nấm men Saccharomyces, Candida,
Cryptococcus, Rhodotorula, Leptomitus lacteus, Fusarium aquaeducteum...
Ngoài ra còn có vi khuẩn oxy hóa l−u huỳnh nh−: Thiobacllus, Thiothrix, Beggiatoa; vi
khuẩn phản nitrat hóa: Thiobacillus denitrificans, Micrococcus denitrificans.
Trong n−ớc thải chứa dầu ng−ời ta tìm thấy vi khuẩn phân giải hydrocarbon: Pseudomonas,
Nocardia...
Trong n−ớc thải còn có tập đoàn tảo khá phong phú, chúng thuộc tảo silic: Bacillariophyta, tảo lục: Chlorophyta, tảo giáp: Pyrrophyta.
2. Các tác nhân gây bệnh trong n−ớc thải
Ngoài những nhóm sinh lý khác nhau của vi sinh vật có trong n−ớc thải nh− đã nói ở trên, ng−ời ta còn đặc biệt quan tâm đến sự có mặt của các vi sinh vật gây bệnh, đặc biệt ở những vùng có hệ thống vệ sinh ch−a hợp lý.
Các vi sinh vật gây bệnh th−ờng không sống lâu trong n−ớc thải vì đây không phải là môi tr−ờng thích hợp, nh−ng chúng tồn tại trong một thời gian nhất định tuỳ từng loài để gây bệnh truyền nhiễm cho ng−ời và động, thực vật. Trong số những vi sinh vật gây bệnh nguy hiểm phải kể đến một số sau:
+ Vi khuẩn gây bệnh th−ơng hàn (Salmonella dyenteria), vi khuẩn này sống đ−ợc trong n−ớc tuỳ thuộc vào chất dinh d−ỡng và nhiệt độ của nguồn n−ớc. Thông th−ờng sống đ−ợc trong vòng 20 - 25 ngày vào mùa hè và 60 - 70 ngày vào mùa đông.
+ Vi khuẩn gây bệnh kiết lỵ (Shigella), sống tối đa 10 - 15 ngày ở nhiệt độ 20 - 22oC trong n−ớc thải, ở nhiệt độ càng thấp chúng càng sống lâu hơn.
+ Xoắn khuẩn (Leptospira), gây nên những chứng bệnh s−ng gan, s−ng thận và tê liệt hệ thần kinh trung −ơng. Chúng có thể sống 30 - 33 ngày trong n−ớc thải ở nhiệt độ 25oC.
+ Vi khuẩn đ−ờng ruột (E. colli), có thể sống trong n−ớc bẩn 9 - 14 ngày ở nhiệt độ 20 - 22oC.
+ Vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis), sống tối đa đ−ợc 3 tuần trong n−ớc thải ở nhiệt độ 20 - 25oC.
+ Phẩy khuẩn tả (Vibrio cholera), sống tối đa 13 - 15 ngày trong n−ớc thải. + Các virus (Adenovirus, Echo, Coxsackie), sống tối đa 15 ngày.
Các vi khuẩn gây bệnh trên phân tán chậm trong đất khô, trong n−ớc phân tán theo chiều ngang cũng ít (khoảng 1m), trong khi đó ảnh h−ởng theo chiều sâu khá nhiều (khoảng 3m).