Tuyến trùng ký sinh côn trùng (Nematode) 1 Đặc điểm tuyến trùng ký sinh côn trùng

Một phần của tài liệu Công nghệ vi sinh trong sản xuất nông nghiệp và xữ lý mô trường (Trang 72)

1. Đặc điểm tuyến trùng ký sinh côn trùng

Theo Poinar, 1975 có khoảng 1000 loài của 19 bộ côn trùng là ký chủ của tuyến trùng. Tuyến trùng ký sinh côn trùng có kích th−ớc cơ thể rất khác nhau nh− loài có thân dài tới 30cm thuộc họ Mermithidae, loài có thân ngắn nhất đạt 0,2mm thuộc giống Neoaplectana. Có 3 nhóm tuyến trùng lớn là :

- Tuyến trùng sống trong ống tiêu hoá của côn trùng; - Tuyến trùng bán ký sinh;

- Tuyến trùng ký sinh bắt buộc.

2. Một số tuyến trùng ký sinh côn trùng

+ Tuyến trùng bán ký sinh là loại côn trùng sống ký sinh và hoại sinh. ấu trùng tuyến trùng có thể xâm nhập vào cơ thể qua đ−ờng lỗ thở hoặc đ−ờng miệng hoặc theo thức ăn. Cùng với vi khuẩn tuyến trùng phát triển thế hệ đầu tiên gây chết côn trùng và sử dụng xác chết của vật chủ làm thức ăn. Tuyến trùng chỉ có một họ Steinernematidae gồm có hai giống : Steinernema và

Neoaplectane.

+ Tuyến trùng ký sinh bắt buộc không gây chết vật chủ:

Chu kỳ phát triển của tuyến trùng trùng với chu kỳ phát triển của ký chủ trứng của tuyến trùng qua thực quản vào ruột giữa của côn trùng và phát triển, ở đó ấu trùng tuổi 1 xuất hiện và chuyển xuống ruột sau để tiếp tục phát triển. Tuyến trùng cái đẻ trứng, trứng đ−ợc thải ra ngoài cùng với phân của vật chủ

+ Tuyến trùng ký sinh bắt buộc và gây chết ký chủ:

Nhóm này gồm tuyến trùng ký sinh trong khoang cơ thể côn trùng, ở đó tuyến trùng hoàn thành toàn bộ chu kỳ phát triển. Chúng sử dụng vật chủ làm nguồn dinh d−ỡng cho bản thân chúng và gây chết ký chủ. Tuyến trùng nhóm này thuộc các họ Mermithidae và Tetradonematidae.

Tuyến trùng họ Mermithidae có chu kỳ phát triển dài một năm, gồm 5 giai đoạn: phát triển phôi, tr−ớc ký sinh, ký sinh, sau ký sinh và tr−ởng thành. Tuyến trùng họ này ký sinh ở nhện và nhuyễn thể. Có ý nghĩa nhất trong phòng chống côn trùng hại là 2 giống: Mermis và

Hexamermis. Loài Mermis elegans ký sinh bộ cánh thẳng. M. terricola ký sinh ấu trùng bộ cánh

vảy. Loài Hexamermis albicans ký sinh nhiều sâu hại.

3. Sử dụng tuyến trùng trừ côn trùng hại

Thí nghiệm ngoài đồng đầu tiên từ những năm 1930 dùng tuyến trùng loài Neoaplectana

glaseri để trừ bọ hung Nhật Bản Popillia japonica. Sau thí nghiệm mật độ ấu trùng bọ hung giảm

từ 40 - 60%. Thí nghiệm sử dụng dòng dd-136 của tuyến trùng Neoaplectana carpocapsae để trừ sâu đục quả táo tây, sâu xanh Heliothis virescens cho hiệu quả diệt sâu non là 60%, nh−ng hiệu quả lại không rõ ràng đối với một số sâu khác. Dùng N. carpocapsae trừ ruồi Delia platura trên thuốc lá cho hiệu quả bằng dùng thuốc hoá học. Sử dụng N. carpocapsae trừ ruồi hại bắp cải

Delia brassicae cho hiệu quả không bằng dùng thuốc hoá học. Sử dụng N. carpocapsae trừ sâu

xanh hại ngô Heliothis zea cho hiệu quả diệt sâu cao nh−ng không ngăn chặn đ−ợc tác hại do sâu gây ra. Tuyến trùng có thể sử dụng cùng với một số thuốc hoá học (trừ nấm, trừ cỏ,...) và với chế phẩm sinh học khác.

Ngoài các vi sinh vật nêu trên ng−ời ta cũng quan tâm đến Ricketxia, một loại vi sinh vật có kích th−ớc nhỏ gần nh− virus phát triển bên trong tế bào. Thành tế bào Ricketxia giống với thành tế bào vi khuẩn điển hình. Tế bào Ricketxia chứa cả ARN và ADN. Trong côn trùng, các loài Ricketxia chỉ sinh tr−ởng và phát triển ở trong dịch tế bào, nh−ng trong cơ thể nhện nhỏ các Ricketxia có thể sống ở trong nhân tế bào.

Các loài Ricketxia có ý nghĩa trong BPSH thuộc 2 giống: Enterella, Rickettsiella.

Các loài Enterella chỉ sống ở bên trong tế bào biểu mô ruột của vật chủ.Các loài Rickettsiella chủ yếu ký sinh trong thể mỡ và tế bào máu và có thể gây ra sự nhiễm trùng chung. Các loài

Rickettsiella tìm thấy ký sinh ở côn trùng cánh cứng, hai cánh, cánh thẳng. Thí dụ R. popilliae ký

sinh Popollia japonica và R. melolonthae ký sinh M. melolontha.

Sự lây nhiễm bệnh do Ricketxia xảy ra theo h−ớng ngang (truyền giữa các cá thể cùng loài với nhau) và h−ớng dọc (truyền từ đời này cho đời sau qua trứng). Các loài Ricketxia là nhóm tác nhân sinh học có tiềm năng để trừ côn trùng hại.

Một phần của tài liệu Công nghệ vi sinh trong sản xuất nông nghiệp và xữ lý mô trường (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)