0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Về mối quan tâm, nhận thức và hiểu biết của nhân viê ny tế về

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT NHẬN THỨC VÀ HIỂU BIẾT CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ, NGƯỜI NHÀ BỆNH NHÂN VỀ ĐAU VÀ CÁC BIỆN PHÁP GIẢM ĐAU SAU PHẪU THUẬT (Trang 49 -49 )

các biện pháp giảm đau cho bệnh nhi sau phẫu thuật

4.3.1. Về mối quan tâm, nhận thức của nhân viên y tế về tầm quan trọng của việc kiểm soát đau sau phẫu thuật

Trong 2 năm vừa qua, có 32 nhân viên y tế (chiếm 72,7% đối tƣợng điều tra) tham gia hội thảo/lớp học về quản lý đau và sử dụng thuốc giảm đau để kiểm soát đau sau phẫu thuật. Đó có thể là lý do khiến các nhân viên y tế này đã nhận thức đúng đƣợc lợi ích của việc giảm đau sau mổ, đó là: cải thiện chất lƣợng cuộc sống (93,2%), chóng lành bệnh (90,9%), chóng đƣợc ra viện (79,5%), đây cũng chính là mục tiêu của giảm đau sau phẫu thuật. Nhân viên y tế nhận thức đƣợc các mục tiêu này có thể sẽ quan tâm đến điều trị đau sau mổ hơn.

Các tổ chức đều khuyến nghị rằng bệnh nhân và gia đình nên đƣợc cung cấp thông tin và lời khuyên rõ ràng đến việc đánh giá đau và quản lý thuốc giảm đau [26], [32]. Theo khảo sát của chúng tôi, 79,6% nhân viên y tế thƣờng xuyên thông tin cho ngƣời nhà bệnh nhân về kế hoạch điều trị đau sau phẫu thuật (kết quả bảng 3.9).

4.3.2. Về hiểu biết của nhân viên y tế đối với các phương pháp đánh giá đau cho trẻ

Để quản lý đau sau mổ hiệu quả, mức độ đau phải đƣợc đánh giá một cách thích hợp. Các mục tiêu của đánh giá đau là để xác định mức độ đau, trên cơ sở đó giúp lựa chọn thuốc giảm đau cho phù hợp, ngoài ra đánh giá đau đúng còn để xác

định tính hiệu quả của điều trị đau. Tuy nhiên, đánh giá đau ở trẻ em khá khó khăn vì chúng có một phạm vi giới hạn về trải nghiệm, khó có thể dùng những từ ngữ đầy đủ để thể hiện sự khó chịu của chúng [3]. Vì vậy các thang điểm đánh giá đau đã đƣợc đƣa vào sử dụng, bao gồm các thang điểm cho trẻ tự báo cáo và các thang điểm dựa trên quan sát hành vi của trẻ. Các thang điểm sẽ giúp đánh giá chính xác hơn mức độ đau của trẻ [14]. Vì vậy nhân viên y tế cần biết và sử dụng các thang đánh giá đau để đạt hiệu quả điều trị hơn. Quan sát mức độ đau bằng các bảng điểm quan sát hành vi đã đƣợc xác thực cho trẻ sơ sinh và trẻ em cho phép đánh giá đau ở những trẻ không thể diễn tả bằng lời nỗi đau của chúng. Đối với những trẻ đã phát triển nhận thức thì tự báo cáo là tiêu chuẩn vàng, tức là cho trẻ tự báo cáo mức độ đau qua các thang số, khuôn mặt, tuy nhiên vẫn nên kết hợp với quan sát hành vi, phối hợp với gia đình trẻ (hỏi cha mẹ bệnh nhân) [7], [38], [22]. Qua khảo sát của chúng tôi, có 88,6% nhân viên y tế nghe nói đến các thang đánh giá đau, 50% kể đƣợc tên một hoặc hai loại thang, chứng tỏ việc dùng thang đánh giá là chƣa phổ biến. 42,7% nhân viên y tế đánh giá đau bằng cách kết hợp hỏi bệnh nhân, nghe ngƣời nhà bệnh nhân phản ánh, quan sát bệnh nhân, dựa vào kinh nghiệm bản thân. Những cách đánh giá đau nhƣ quan sát bệnh nhân và dựa vào kinh nghiệm bản thân mà không có các tiêu chí để tính điểm thì sẽ ít chính xác. Một số nghiên cứu đã cho thấy nhiều nhân viên y tế chỉ quan sát hành vi của trẻ mà không sử dụng thang điểm, và kết quả là điểm đau của nhân viên y tế thấp hơn đáng kể so với điểm báo cáo của bệnh nhân [28], [53]. Chỉ có 4,5% cho biết có dùng thêm thang đánh giá đau. Do đó nhân viên y tế cần sử dụng các thang đánh giá để đạt hiệu quả điều trị đau.

Hơn nữa, hiệu quả điều trị đƣợc đánh giá bằng cách đánh giá trƣớc và sau mỗi lần điều trị can thiệp. Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 77,3% nhân viên y tế có đánh giá đau trƣớc khi dùng thuốc; 70,5% nhân viên y tế có đánh giá đau sau khi dùng thuốc. Qua đó có thể thấy nhân viên y tế đã đánh giá hiệu quả dùng thuốc trên bệnh nhân một cách khá tích cực. Tuy nhiên tỉ lệ 43,2% nhân viên y tế xác định và ghi lại điểm đau cao nhất sau khi dùng thuốc là chƣa cao Việc xác định điểm đau

cao nhất cho phép xác định ngƣỡng can thiệp, thông qua đó giúp lựa chọn biện pháp giảm đau hiệu quả hơn [18], [26], [42], [53].

Việc ghi lại đặc điểm cơn đau của bệnh nhân nhƣ cƣờng độ, tần số, thời gian và khoảng thời gian giữa các cơn đau giúp việc trao đổi thông tin giữa các nhân viên rõ ràng hơn, giúp lựa chọn phƣơng thức giảm đau phù hợp và kiểm soát chất lƣợng của phƣơng thức điều trị [18], [26], [42], [53]. Song qua kết quả khảo sát chúng tôi thấy chƣa hợp lý: chỉ có 31,8% nhân viên y tế cho biết có ghi lại toàn bộ các đặc điểm trên, có tới 20,4% nhân viên y tế không ghi lại.

Các khuyến cáo đều đƣa ra việc để các thành viên trong gia đình cùng quản lý đau trực tiếp. Họ cần đƣợc nhân viên y tế cung cấp thông tin về cách đánh giá đau cho con em mình và làm cho họ thấy rõ vai trò trong cơn đau của trẻ [18], [26], [42], [53]. Theo kết quả khảo sát của chúng tôi, 84% nhân viên y tế thấy rằng việc tham gia của ngƣời nhà bệnh nhân trong đánh giá đau cho trẻ là cần thiết; 81,8% nhân viên y tế thấy cần thiết phải thông tin, hƣớng dẫn cho bệnh nhân, ngƣời nhà bệnh nhân về cách xác định, cách sử dụng thang đánh giá đau. Qua nhận thức này có thể thấy nhân viên y tế đã bắt đầu quan tâm đến việc sử dụng công cụ đánh giá đau cho bệnh nhân và ngƣời nhà bệnh nhân.

4.3.3. Về hiểu biết của nhân viên y tế đối với các thuốc giảm đau sau phẫu thuật thường dùng trong khoa

Khảo sát hiểu biết về các thuốc giảm đau, kết quả cho thấy 34,1% nhân viên y tế không nêu đƣợc liều dùng của paracetamol (là thuốc đƣợc dùng phổ biến để giảm đau cho trẻ). 68,2% nhân viên y tế cho biết tác dụng không mong muốn của paracetamol là gây suy gan, song không biết liều gây độc là bao nhiêu, dẫn đến việc không tƣ vấn đƣợc cho ngƣời nhà bệnh nhân, gây ra tâm lý lo sợ không đáng có và việc dùng thuốc không đúng phác đồ của ngƣời nhà bệnh nhân. Có 31,8% nhân viên y tế không có câu trả lời về tác dụng không mong muốn của paracetamol. Chỉ có 29,6% nhân viên y tế cho biết chống chỉ định của paracetamol là ngƣời suy gan,

suy thận, dị ứng với thuốc. Tỉ lệ thấp có thể do một số nhân viên y tế chƣa nắm đƣợc thông tin về thuốc này.

Về các thuốc bổ trợ giảm đau, 45,4% nhân viên y tế có biết midazolam, 9,1% cho biết là ketamin, 45,5% không biết (có thể do khoa không có thuốc đó nên không dùng).

Theo các khuyến cáo, nhân viên y tế cần nắm vững các nguyên tắc chung về đánh giá đau và quản lý đau ở trẻ em, bao gồm: kỹ thuật đánh giá đau và nguyên tắc sử dụng thuốc giảm đau [7]. Do đó có thể thấy nhân viên y tế cần mở rộng kiến thức về đau và thuốc giảm đau, cần đƣợc đào tạo để sử dụng thành thạo các công cụ đánh giá đau [3-5].

Chƣơng 5 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

Qua quá trình khảo sát, đề tài đã bƣớc đầu thu đƣợc các kết quả sau:

5.1.1. Về mối quan tâm, nhận thức và hiểu biết của ngƣời nhà bệnh nhân về đau và các biện pháp giảm đau cho bệnh nhi sau phẫu thuật.

- Phần lớn ngƣời nhà bệnh nhân nhận thức đƣợc lợi ích của việc giảm đau sau phẫu thuật tốt.

- Ngƣời nhà bệnh nhân tham gia vào việc quản lý đau của con em mình bằng cách: thƣờng xuyên hỏi nhân viên y tế về việc điều trị đau, thƣờng xuyên thông báo với nhân viên y tế về cơn đau. 100% ngƣời nhà bệnh nhân cho biết sẽ không nói quá lên hoặc giảm đi về cơn đau của trẻ.

- Qua khảo sát, 100 % ngƣời nhà bệnh nhân không đƣợc nhân viên y tế hƣớng dẫn đánh giá đau bằng các thang đau. Ở nhóm tuổi sơ sinh – 3 tuổi, 86,2% cha mẹ đánh giá đau bằng cách quan sát thái độ của trẻ. Từ 4 tuổi trở lên, cha mẹ thƣờng hỏi trẻ hoặc kết hợp hỏi trẻ và quan sát thái độ của trẻ.

- Ở lứa tuổi dƣới 3, để giúp trẻ đỡ đau, ngƣời nhà bệnh nhân thƣờng bế dong, an ủi (dỗ, nịnh, ru), với trẻ từ 3 tuổi trở lên, các biện pháp hay dùng là gợi hình ảnh, kể chuyện, an ủi, làm sao nhãng (xem hoạt hình, nghe nhạc, chơi đùa), kết hợp massage.

- Có 19% trẻ không đƣợc ngƣời nhà cho dùng thuốc giảm đau (mặc dù bác sĩ có kê). Trong số 81 trẻ đƣợc ngƣời nhà cho dùng thuốc giảm đau thì có 80,2% ngƣời nhà bệnh nhân khi thấy con đau mới cho dùng thuốc, chỉ có 19,8% ngƣời nhà nói cho trẻ dùng thuốc theo liệu trình điều trị.

5.1.2. Về mối quan tâm, nhận thức và hiểu biết của nhân viên y tế về đau và các biện pháp giảm đau cho bệnh nhi sau phẫu thuật

- Nhân viên y tế đã nhận thức đƣợc lợi ích của việc giảm đau sau mổ tốt sẽ giúp bệnh nhân cải thiện chất lƣợng cuộc sống (93,2%), chóng hồi phục

(90,9%), chóng ra viện (79,5%). 79,6% nhân viên y tế thƣờng xuyên giải thích về kế hoạch điều trị đau sau phẫu thuật cho bệnh nhân.

- 88,6% nhân viên y tế có nghe nói đến phƣơng pháp đánh giá đau dựa vào thang điểm. 50% nhân viên y tế kể đƣợc tên 1 số thang điểm (chủ yếu là thang nét mặt và thang số).

- 77,3% nhân viên y tế có đánh giá đau trƣớc khi cho dùng thuốc; 70,5% nhân viên y tế có đánh giá đau sau khi cho dùng thuốc; 43,2% nhân viên y tế xác định và ghi lại điểm đau cao nhất sau khi dùng thuốc.

- Nhân viên y tế chƣa dùng thang đau để đánh giá đau cho trẻ.

- Việc ghi lại đặc điểm cơn đau của trẻ chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.

- Hiểu biết của nhân viên y tế (đặc biệt là điều dƣỡng viên) về các thuốc giảm đau sau phẫu thuật và thuốc bổ trợ giảm đau sau phẫu thuật thƣờng dùng là chƣa đầy đủ.

5.2. KIẾN NGHỊ

Qua khảo sát này, chúng tôi xin đƣa ra một số kiến nghị để đẩy mạnh công tác phòng chống đau sau phẫu thuật cho trẻ em ở bệnh viện Nhi Trung ƣơng nhƣ sau:

1. Cần thƣờng xuyên tổ chức các lớp tập huấn về đau và các biện pháp giảm đau sau phẫu thuật cho nhân viên y tế, nhấn mạnh việc sử dụng các thang đánh giá đau phù hợp với từng lứa tuổi, các tác dụng không mong muốn của thuốc.

2. Cần cung cấp thông tin cho ngƣời nhà bệnh nhân về việc điều trị đau bằng thuốc, đánh giá đau bằng các thang điểm. Có thể sử dụng các hình thức truyền đạt nhƣ: tài liệu (một tập sách nhỏ), áp phích, video hƣớng dẫn…

3. Trao cho cha mẹ và bệnh nhi sau khi phẫu thuật một bản câu hỏi để đánh giá sự hài lòng của của họ với việc điều trị đau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Phan Thị Minh Tâm (2008), "Đánh giá 12 năm điều trị đau sau phẫu thuật ở trẻ em", Y h c TP Hồ Chí Minh, 12(4), pp. 14-23.

Tài liệu tiếng Anh

2. Al-Obaidy S. S., McKiernan P. J., Li Wan Po A., Glasgow J. F., Collier P. S. (1996), "Metabolism of paracetamol in children with chronic liver disease",

Eur J Clin Pharmacol, 50(1-2), pp. 69-76.

3. American Medical Association (2012), "Pediatric Pain Management", Pain

management, pp.

4. American Pain Society (2001), "The assessment and management of acute pain in infants, children, and adolescents", Pediatrics, 108(3), pp. 793-797. 5. American Society of Anesthesiologists (2012), "Practice guidelines for acute

pain management in the perioperative setting: an updated report by the American Society of Anesthesiologists Task Force on Acute Pain Management", Anesthesiology, 116(2), pp. 248-73.

6. Anderson B. J. (1998), "What we don’t know about paracetamol in children",

Paediatric Anaesthesia, 8, pp. 451-460.

7. Association of Paediatric Anaesthetists (2012), "Good Practice in Postoperative and Procedural Pain ", Pediatric Anesthesia, 22, pp. 1-79. 8. Astuto M., Rosano G., Rizzo G., Disma N., Cataldo A. Di (2007),

"Methodologies for the treatment of acute and chronic nononcologic pain in children", Minerva Anestesiologica, 73(9), pp.

9. Baeyer CL Von, Forsyth SJ, Stanford EA (2009), "Response biases in preschool children's ratings of pain in hypothetical situations", Eur J Pain, 13, pp. 209-213.

10. Bartlett D. (2004), "Acetaminophen toxicity", J Emerg Nurs, 30(3), pp. 281- 3.

11. Baumann Terry, Strickland Jennifer (2008), "Pain management",

Pharmacotherapy A Pathophysiologic Approach, McGraw-Hill Companies,

Inc, pp. 989-1003.

12. Brennan F., Carr D. B., Cousins M. (2007), "Pain management: a fundamental human right", Anesth Analg, 105(1), pp. 205-21.

13. CA Lee, MBBCh, FCA (2011), "Postoperative analgesia in children: getting it right", South Afr J Anaesth Analg, 17(6), pp. 359-361.

14. Chadha Meenu (2008), "Pharmacological pain relief in pediatric patients",

M.E.J. ANESTH, 19(6), pp.

15. Chambers Christine T., Reid Graham J., McGrath Patrick J., Finley G. Allen, Ellerton Mary-Lou (1997), "A randomized trial of a pain education booklet: Effects on parents' attitudes and postoperative pain management", Children's health care, 26(1), pp. 1-13.

16. Dunn Geoffrey P., Martensen Robert, Weissman David (2009), "Padiatric palliative care", Surgical palliative care: A resident's guide, American College of Surgeons, pp.

17. Edwards HE, Nash RE, Najman JM (2001), "Determinants of nurses’ intention to administer opioids for pain relief", Nurs Health Sci, 3, pp. 149- 159.

18. European Society of Regional Anaesthesia Pain Therapy, Postoperative Pain

Management – Good Clinical Practice, pp.

19. F Jin, F Chung (2001), "Multimodal analgesia for postoperative pain control", J Clin Anesth, 13(7), pp. 524-39.

20. Fernandes Colin L. (2010), The Fifth Vital Sign, Federal Practitioner.

21. GD Benson, RS Koff, KG. Tolman (2005), "The therapeutic use of acetaminophen in patients with liver disease", Am J Ther, 12(2), pp. 133-41. 22. Gehdoo R.P. (2004), "Postoperative pain management in paediatric patient",

23. GW Terman, JJ Bonica (2000), "Spinal mechanisms and their modulation",

B ’s M f P JD Loeser, SH Butler, et al., Lippincott Williams & Wilkins, Philadelphia, pp. 73-152.

24. Helgadottir HL, Willson ME (2004), "Temperament and pain in 3 to 7-year- old children undergoing tonsillectomy", J Pediatr Nurs, 19(3), pp. 204-213. 25. Hernández Enrique (2006), "Non-steroidal Anti-inflammatory Analgesics in

Children", Anestesis en Mexico, 18(1), pp.

26. Herr K, Coyne PJ, Key T (2006), "Pain assessment in the nonverbal patient: position statement with clinical practice", Pain Manag Nurs, 7(2), pp. 44-52. 27. Howard R. F. (2003), "Current status of pain management in children",

JAMA, 290(18), pp. 2464-9.

28. Idvall E, Hamrin E, Sjöström B, Unosson M (2002), "Patient and nurse assessment of quality of care in postoperative pain management", Qual Saf

Health Care, 11, pp. 327-334.

29. Khalid S. K., Lane J., Navarro V., Garcia-Tsao G. (2009), "Use of over-the- counter analgesics is not associated with acute decompensation in patients with cirrhosis", Clin Gastroenterol Hepatol, 7(9), pp. 994-9; quiz 913-4. 30. Kokinsky E., Thornberg E. (2003), "Postoperative pain control in children: a

guide to drug choice", Paediatr Drugs, 5(11), pp. 751-62.

31. Lavonas Eric J., Reynolds Kate M., Dart Richard C. (2010), "Therapeutic Acetaminophen Is Not Associated With Liver Injury in Children: A Systematic Review", Pediatrics, 126, pp. 1430.

32. Loise Ndumia, Pouline Ochieng (2012), The role of nurse anesthetist in the planning of postoperative pain management, Jamk university of applied sciences.

33. Lowell Gina (2005), Acetaminophen toxicity.

34. Lüllmann Heinz, Mohr Klaus, Hein Lutz, Bieger Detlef (2005), Color Atlas

35. McGrath P. A. (1996), "Development of the World Health Organization Guidelines on Cancer Pain Relief and Palliative Care in Children", J Pain

Symptom Manage, 12(2), pp. 87-92.

36. N Chandok, KD Watt (2010), "Pain management in the cirrhotic patient: the clinical challenge", Mayo Clin Proc, 85(5), pp. 451-8.

37. O’Neil Christine K. (2008), "Pain management", Pharmacotherapy Principles& Practice, The McGraw-Hill Companies, Inc., pp. 487-500.

38. Pawar Dilip, Garten Lars (2010), "Pain Management in Children", Guide to

Pain Management in Low-Resource Settings, IASP, pp.

39. Rony Rachel Yaffa Zisk, Fortier Michelle A., Chorney Jill MacLaren, Perret Danielle, Kain Zeev N. (2010), "Parental postoperative pain management: Attitudes, assessment, and management", Paediatrics, 125, pp.

40. Savino Francesco, Lupica Maria Maddalena, Tarasco Valentina, Locatelli

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT NHẬN THỨC VÀ HIỂU BIẾT CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ, NGƯỜI NHÀ BỆNH NHÂN VỀ ĐAU VÀ CÁC BIỆN PHÁP GIẢM ĐAU SAU PHẪU THUẬT (Trang 49 -49 )

×