0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Về mối quan tâm, nhận thức và hiểu biết của ngƣời nhà bệnh

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT NHẬN THỨC VÀ HIỂU BIẾT CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ, NGƯỜI NHÀ BỆNH NHÂN VỀ ĐAU VÀ CÁC BIỆN PHÁP GIẢM ĐAU SAU PHẪU THUẬT (Trang 46 -46 )

đau và các biện pháp giảm đau cho bệnh nhi sau phẫu thuật

4.2.1. Về mối quan tâm, nhận thức của người nhà bệnh nhân về đau và tầm quan trọng của việc kiểm soát đau sau phẫu thuật

Ngƣời nhà bệnh nhân rất quan tâm đến vấn đề giảm đau sau phẫu thuật. Phần lớn ngƣời nhà bệnh nhân đã nhận thức đƣợc lợi ích của việc giảm đau sau phẫu thuật, đó là cải thiện chất lƣợng cuộc sống (99%), chóng lành bệnh (99%), chóng đƣợc ra viện (98%) và tiết kiệm chi phí (74%). Đây cũng chính là các mục tiêu của giảm đau sau phẫu thuật [13], [18]. Nhận thức của cha mẹ về đau có thể ảnh hƣởng đến việc chăm sóc cho con em mình, giúp họ đối phó tốt hơn với tình hình bệnh của trẻ, tin tƣởng hơn vào việc điều trị đau sau phẫu thuật và thực hiện tốt hơn việc dùng thuốc cho con em mình [38]. Theo khuyến nghị của Hiệp hội Nhi khoa Mỹ và Hội đau Mỹ là cần có sự tham gia của ngƣời nhà vào việc quản lý điều trị đau cho con em họ vì cha mẹ chính là ngƣời hiểu con mình nhất [1], [3-5]. Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy 98% ngƣời nhà bệnh nhân thƣờng xuyên hỏi nhân viên y tế về việc điều trị đau, 99% có thông báo với nhân viên y tế về cảm giác đau cuả trẻ, 78% ngƣời nhà thấy con mình vẫn đau sau dùng thuốc sẽ hỏi ý kiến nhân viên y tế để xin thêm thuốc. 100% ngƣời nhà bệnh nhân cho biết sẽ nhận xét về mức độ đau đúng theo tình trạng của trẻ. Nhận thức này là đúng đắn, phù hợp với các khuyến nghị, vì việc nói quá lên hay nói giảm đi đều sẽ dẫn đến việc sử dụng thuốc không đúng, gây ra tác dụng phụ hoặc không có hiệu quả điều trị [18].

4.2.2. Về hiểu biết của người nhà bệnh nhân đối với phương pháp đánh giá đau, các biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc để điều trị đau cho trẻ.

Đánh giá đau đúng sẽ góp phần ngăn ngừa và/hoặc chấm dứt sớm cơn đau một cách hiệu quả, giúp lựa chọn thuốc giảm đau phù hợp, đánh giá hiệu quả của chúng và ngăn ngừa đƣợc các tổn thƣơng tâm lý, cũng nhƣ thể chất lâu dài về sau. Mặc dù không đƣợc hƣớng dẫn đánh giá đau theo thang đau, song ngƣời nhà bệnh

nhân cũng đã lựa chọn các phƣơng thức đánh giá đau khá hiệu quả tùy theo lứa tuổi của bệnh nhân: 86,2% ngƣời nhà đánh giá đau bằng cách quan sát thái độ trẻ (đối với nhóm trẻ sơ sinh - 3 tuổi); với trẻ trên 3 tuổi, phần lớn ngƣời nhà đánh giá đau bằng cách hỏi trẻ hoặc kết với quan sát thái độ trẻ. Nhóm trẻ nhỏ chƣa thể dùng từ ngữ để diễn đạt nỗi đau của chúng nên quan sát hành vi, thái độ đƣợc coi là hữu hiệu khi áp dụng để đánh giá đau, cha mẹ là ngƣời hiểu rõ con mình nhất nên phải thực hiện mọi nỗ lực để dự đoán cơn đau của trẻ [14], [38]. Song trẻ em từ 18 tháng tuổi đã có thể dùng từ để nói về đau, trẻ 3 tuổi có thể bày tỏ và chỉ đến khu vực cơ thể, nơi chúng bị đau nên cha mẹ có thể kết hợp hỏi trẻ. Theo khuyến cáo, với trẻ từ 3 – 5 tuổi cha mẹ nên kết hợp biện pháp quan sát và hỏi trẻ [9].

Các yếu tố tinh thần, tình cảm có thể thay đổi ngƣỡng đau. Lo âu và sợ hãi làm giảm ngƣỡng này, trong khi tâm trạng thoải mái, sự cảm thông, chia sẻ nâng cao ngƣỡng chịu đau. Do đó nên kết hợp các biện pháp khác cùng với thuốc giảm đau. Theo kết quả bảng 3.6, các biện pháp giảm đau không dùng thuốc của ngƣời nhà bệnh nhân khá phù hợp với từng nhóm tuổi của trẻ, cũng đƣợc nhiều nơi khuyến cáo nên thực hiện. Đó là: với trẻ sơ sinh - 3 tuổi, chủ yếu ngƣời nhà sẽ an ủi, bế dong, ru. Trẻ lớn hơn sẽ đƣợc kể chuyện, làm sao nhãng (chơi xếp hình, đồ chơi, nghe nhạc…), massage. Tuy nhiên cha mẹ có thể dùng thêm biện pháp chƣờm ấm vào những nơi đau để tăng tác dụng giảm đau cho trẻ [16], [38]

Về liệu trình dùng thuốc giảm đau của ngƣời nhà bệnh nhân (hình 3.4 và 3.5): 19% trẻ không đƣợc cha mẹ cho dùng thuốc giảm đau (mặc dù trẻ có đau) vì sợ tác dụng phụ hại gan (ở các khoa chủ yếu dùng paracetamol), nhƣ vậy là chƣa hợp lý, ngƣời nhà bệnh nhân đã có quan niệm sai lầm về thuốc giảm đau. Trong số 81 trẻ đƣợc cha mẹ cho dùng thuốc giảm đau chỉ có 19,8% đƣợc dùng thuốc theo đúng liệu trình, có tới 80,2% trẻ khi đau mới đƣợc cho dùng thuốc. Qua đó có thể thấy ngƣời nhà bệnh nhân ít hiểu biết về thuốc giảm đau. Theo khuyến cáo của WHO, các thuốc nên dùng theo liệu trình cho sẵn từ trƣớc (vào những khoảng thời gian đã định sẵn) hơn là theo nhu cầu vì trẻ không thể nói ra nhu cầu giảm đau chính xác của chúng [16], [52]. Cũng có thể thấy nhân viên y tế chƣa cung cấp

những thông tin cụ thể về liệu trình dùng thuốc, tác dụng phụ của thuốc cho ngƣời nhà bệnh nhân, nên đã gây ra việc dùng thuốc không đúng.

Về khả năng nhớ tên thuốc của ngƣời nhà bệnh nhân (bảng 3.7): Trong số những ngƣời không nhớ đƣợc tên thuốc thì 48,8% là ngƣời làm ruộng. Đây là những ngƣời có thể do ít tiếp xúc với tiếng nƣớc ngoài và ít biết thông tin về thuốc nên không thể nhớ đƣợc. Tuy không ảnh hƣởng nhiều đến việc dùng thuốc vì khi đi mua có thể mang theo đơn, nhƣng trong lúc dùng thuốc, không cẩn thận có thể dùng nhầm thuốc, hàm lƣợng thuốc, gây nguy hiểm cho trẻ.

98% ngƣời nhà bệnh nhân kể đƣợc liều lƣợng thuốc (số viên thuốc) và số lần dùng thuốc giảm đau mà bác sĩ đã kê cho trẻ chứng tỏ mối quan tâm của ngƣời nhà về thuốc giảm đau cho con em là rất nhiều. Việc nhớ liều dùng, khoảng cách giữa các lần đùng thuốc đúng rất có ý nghĩa trong việc điều trị đau cho trẻ, giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc do dùng không đúng liều.

4.2.3. Về việc trao đổi thông tin giữa nhân viên y tế và người nhà bệnh nhân

Theo các tài liệu, giảm đau sau phẫu thuật cần lập kế hoạch và tổ chức trƣớc khi phẫu thuật, có sự tham gia của cả bệnh nhân và gia đình bệnh nhân [7], [13]. Công tác phòng chống đau sau mổ phải đƣợc thực hiện trƣớc khi phẫu thuật, trong chuyến thăm trƣớc phẫu thuật bằng cách nói chuyện với cả trẻ em và cha mẹ của chúng [8]. Qua khảo sát (kết quả bảng 3.8), trƣớc phẫu thuật, có 91% ngƣời nhà bệnh nhân đƣợc nhân viên y tế giải thích về cuộc phẫu thuật, song chỉ có 33% đƣợc giải thích về đau, nhƣ vậy là chƣa hợp lý, do đó có 24% ngƣời nhà vẫn thấy lo lắng trƣớc cuộc phẫu thuật.

89% ngƣời nhà bệnh nhân cho biết sau phẫu thuật có thấy nhân viên y tế đến xác định mức độ đau cho con mình, thƣờng vào các buổi sáng hoặc chiều lúc đi thăm khám hoặc phát thuốc. Điều này chƣa hợp lý vì việc xác định đau nên đƣợc ghi nhận thƣờng xuyên [32]. Hơn nữa, vì cha mẹ là ngƣời biết rõ đứa trẻ nhất, nên nhân viên y tế có thể để ngƣời nhà bệnh nhân tham gia đánh giá đau bằng cách hƣớng dẫn cho họ sử dụng các dụng cụ đánh giá đau dựa vào hành vi hoặc thang điểm vì cha mẹ là ngƣời biết rõ đứa trẻ nhất [1]. Tuy nhiên trong nghiên cứu của

chúng tôi, 100% nhân viên y tế chƣa hƣớng dẫn ngƣời nhà bệnh nhân sử dụng các dụng cụ đánh giá đau, nên việc đánh giá đau còn rất hạn chế.

Có 83% ngƣời nhà bệnh nhân hài lòng về việc điều trị đau của con mình cho thấy ngƣời nhà bệnh nhân đã nhận thấy việc điều trị đau cũng đã có hiệu quả. Cũng có thể do hiểu biết về đau và đánh giá mức độ đau của ngƣời nhà bệnh nhân còn hạn chế nên tỷ lệ này tƣơng đối cao, và chƣa thực sự phản ánh đúng hiệu quả giảm đau ở trẻ.

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT NHẬN THỨC VÀ HIỂU BIẾT CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ, NGƯỜI NHÀ BỆNH NHÂN VỀ ĐAU VÀ CÁC BIỆN PHÁP GIẢM ĐAU SAU PHẪU THUẬT (Trang 46 -46 )

×