Ảnh hưởng của yếu tố công thức tới KTTP

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế hydrogel chứa nano lipid dexamethason acetat (Trang 39)

Các mẫu được bào chế bằng phương pháp đun chảy nhũ hóa sử dụng kỹ thuật siêu âm như đã nêu trong mục 2.3.1.1 trong thời gian 15 phút.

3.2.2.1. Ảnh hưởng của nồng độ chất diện hoạt

Chất diện hoạt (CDH) có vai trò tạo lớp áo trên bề mặt tiểu phân làm ngăn cản sự kết tụ của các tiểu phân, hạn chế hiện tượng gel hóa. Có nhiều loại chất diện hoạt

khác nhau như: CDH anion, CDH cation, CDH không ion hóa. Khả năng nhũ hóa

của các chất diện hoạt được đặc trưng bằng tỷ lệ phân bố dầu/nước. Dựa trên cơ sở đó và các hóa chất hiện có, chúng tôi lựa chọn Tween 80 (HLB =15) sử dụng làm chất nhũ hóa cho hệ NLC-DEA. Tuy nhiên khả năng ngăn chặt kết tụ tiểu phân còn bị ảnh hưởng bởi nồng độ CDH. Do đó, để lựa chọn được nồng độ thích hợp của Tween 80, chúng tôi tiến hành khảo sát sự ảnh hưởng của nồng độ Tween 80 lên

KTTP. Bào chế các mẫu CT1, CT2, CT3 trong bảng 3.4. Kết quả đo KTTP và PDI

Nhận xét: kết quả trên đồ thị cho thấy nồng độ CDH tỷ lệ nghịch với KTTP, khi nồng độ Tween 80 tăng từ 1% lên tới 3% KTTP giảm. Khi bào chế hệ NLC sử dụng 2% Tween 80 chưa đủ để tạo thành lớp áo trên bề mặt các tiểu phân làm cho các tiểu phân kết tập lại gây tăng kích thước. Khi nồng độ Tween 80 tăng làm giảm

sức căng bề mặt phân cách pha nước và pha dầu do đó làm giảm KTTP [9]. Tuy

nhiên nồng độ cao của Tween 80 có thể làm giảm khả năng mang dược chất vào

trong nano lipid, do đó lựa chọn nồng độ 2% Tween 80 để bào chế các công thức tiếp theo.

3.2.2.2. Ảnh hưởng của lượng lipid rắn tới KTTP hệ NLC-DEA

Lipid rắn là thành phần chính, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành “cốt nano lipid”. Các lipid rắn có nhiệt độ nóng chảy khác nhau cần phải sử dụng các khoảng nhiệt độ khác nhau để đun chảy. Ngoài ra tính chất hệ NLC còn bị ảnh hưởng bởi độ tan của dược chất trong lipid, trạng thái kết tinh của các lipid rắn [5]. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh ảnh hưởng của lượng lipid rắn tới tính chất của hệ tiểu phân NLC.

NLC được bào chế theo công thức CT3, CT4, CT5, CT6, CT7, CT8 như trong

bảng 3.4 thu được kết quả trong bảng phụ lục 3.5 và đồ thị hình 3.4.

0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450

CT 1% Tween CT 2% Tween CT 3% Tween

K TTP ( n m ) PDI Size PDI

Hình 3.3. Đồ thị biểu diễn KTTP và PDI của các công thức CT1, CT2, CT3 sử dụng nồng độ Tween 80 khác nhau

Hình 3.4. Đồ thị biểu diễn sự ảnh hưởng của compritol tới KTTP của các công thức CT3, CT4, CT5, CT6, CT7, CT8.

Nhận xét: nhìn vào đồ thị có thể thấy xu hướng chung là tăng KTTP của hệ nano lipid khi tăng lượng lipid rắn compritol. Compritol được biết tới là hỗn hợp các glyceryl behenat có nhiệt độ nóng chảy từ 72,9 đến 75,10C. Trong thành phần công thức NLC-DEA compritol tạo thành cốt lipid của hệ tiểu phân, khi tăng lượng compritol làm tăng khối lượng pha dầu, mặt khác nồng độ chất diện hoạt không thay đổi làm cho lượng chất diện hoạt không đủ để tạo thành lớp áo bao quanh các tiểu phân do đó các tiểu phân dễ dàng kết tập và làm gia tăng kích thước. Có thể lý giải thêm rằng lượng lipid rắn tăng làm tăng độ nhớt của cả hệ cũng là nguyên nhân làm tăng KTTP. Kết quả thu được phù hợp với nghiên cứu của Xu X. và các cộng sự [29].

3.2.2.3. Ảnh hưởng của lượng lipid lỏng tới kích thước tiểu phân

Ưu điểm của hệ NLC so SLN đó là sự xuất hiện của thành phần lipid lỏng trong pha dầu, từ đó tăng khả năng mang dược chất do tạo thành nhiều khoảng trống hơn trong cốt lipid rắn, hạn chế sự chuyển dạng thù hình của lipid rắn [6]. Lipid lỏng có ảnh hưởng khác nhau đến khả năng hòa tan dược chất trong hỗn hợp lipid chảy lỏng, trạng thái kết tinh của lipid rắn và độ linh động của hệ NLC. Để đánh giá ảnh hưởng của thành phần lipid lỏng là miglyol tới KTTP và PDI, bào chế hệ NLC sử dụng hàm lượng khác nhau của miglyol trình bày trong bảng. Kết quả KTTP được biểu diễn trong bảng phụ lục 3.5 và đồ thị hình 3.5.

0 50 100 150 200 250 300 350 400 450

Mẫu 1,0g Miglyol Mẫu 1,5g Miglyol

K TTP ( n m ) Mẫu 0,5g Compritol Mẫu 1,0g Compritol Mẫu 1,5g Compritol

Hình 3.5. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của miglyol tới KTTP của các công thức CT3, CT4, CT5, CT6, CT7, CT8

Nhận xét: có thể thấy khi tăng lượng miglyol thì KTTP tăng, cụ thể là với cùng lượng compritol là 0,5 g thì công thức CT5 sử dụng 1,0 g miglyol có kích thước là 165 nm còn công thức CT8 sử dụng 1,5 g miglyol có KTTP là 265,5 nm. Điều này có thể được lý giải do tăng lượng pha dầu trong thành phần công thức làm tăng tỷ lệ pha dầu/pha nước trong khi đó cường độ, thời gian siêu âm và nồng độ chất diện hoạt không thay đổi, do đó làm gia tăng KTTP.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế hydrogel chứa nano lipid dexamethason acetat (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)