So sánh với nghiên cứu đã có về thành phần hóa học của Đơn châu chấu-theo tài liệu [18]. Kết quả định tính sơ bộ của chúng tôi về thành phần hóa học của loài này cho thấy: ngoài rễ, hai bộ phận thân và lá của Đơn châu chấu đều có thành phần saponin triterpenoid.
Trong định tính flavonoid các phản ứng với dung dịch NaOH 10%, hơi NH3, thuốc thử diazo đều cho kết quả dương tính, riêng phản ứng Cyanidin cho kết quả âm tính. Chúng tôi kết luận sơ bộ trong Đơn châu chấu có thể có Flavonoid bởi vì Cyanidin là một phản ứng đặc trưng trong định tính
Flavonoid cho các dẫn chất flavon, flavonol, flavononol và flavanon nên phản ứng có thể âm tính nếu thành phần Flavonoid trong cây không thuộc một trong các dẫn chất trên.
Trong định tính tanin, kết quả phản ứng của mẫu thử với TT FeCl3 5% và TT chì acetat 10% đều dương tính, còn lại phản ứng với dung dịch gelatin 1% pha trong NaCl 10% âm tính. Chúng tôi kết luận sơ bộ trong Đơn châu chấu không có tanin do một số nguyên nhân sau:
- FeCl3 là thuốc thử được sử dụng để định tính nhóm OH phenol trong dược liệu. Vì vậy, các dược liệu có chứa các chất có nhóm OH phenol đều dương tính với thuốc thử này.
- Thường trong thành phần cấu tạo của chất có nhiều nhóm OH đứng cạnh nhau đều có khả năng tạo tủa với ion kim loại nặng, ngoài ra thành phần chất nhày có trong dược liệu cũng bị tủa bởi chì acetat. do vậy phản ứng với TT chì acetate 10% dương tính có thể là do phản ứng với các thành phần này trong cây.
3.4.3. Về tác dụng chống oxy hóa invitro trên thử nghiệm DPPH và
superoxid.
Ngoài flavonoid và các hợp chất phenolic, một số saponin triterpenoid được phân lập từ một số loài thuộc chi Aralia L. cũng đã được báo cáo là có hoạt tính chống oxy hóa- tài liệu [14]. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành khảo sát sơ bộ về tác dụng chống oxy hóa in vitro của cây Đơn châu chấu.
Có nhiều phương pháp để đánh giá hoạt tính chống oxy hóa in vitro. Trong đó, nghiên cứu hoạt tính quét gốc tự do DPPH, hoạt tính quét gốc tự do anion superoxid, quét gốc H2O2, nghiên cứu hoạt tính tạo chelat với ion kim loại là những phương pháp hay được sử dụng nhất. Tuy nhiên, khi chỉ sử dụng một phương pháp không thể đánh giá hoàn toàn hoạt tính chống oxy hoá của một mẫu thử, do gốc tự do được sinh ra bởi nhiều cơ chế khác nhau. Do vậy thường sử dụng ít nhất hai phương pháp để đánh giá hoạt tính chống oxy
hóa của một mẫu nghiên cứu. Trong nghiên cứu này chúng tôi đã sử dụng phương pháp quét gốc tự doDPPH và superoxid.
Kết quả thử nghiệm cho thấy, việc giảm độ hấp thụ của gốc DPPH là do sự tương tác giữa phân tử chất chống oxy hóa trong mẫu thử và phân tử DPPH, quan sát trực quan cũng có thể nhìn thấy màu tím của dung dịch phản ứng nhạt dần. Hình 3.14 đã thể hiện sự tương quan tuyến tính giữa nồng độ và % ức chế của cao ethanol toàn phần của Đơn châu chấu và giá trị IC50 thu được là 187,94 (μg/ml)
Gốc tự do anion superoxid được tạo ra trong cơ thể bởi một số enzym như enzym xanthine oxidase trong chuyển đổi hypoxanthin thành xanthin và sau đó thành acid uric trong thiếu máu cục bộ-tái tưới máu. Trong hệ thống PMS-NADH-NBT, anion superoxid sinh ra từ oxy hòa tan của cặp phản ứng PMS/NADH, sau đó nó bị khử bởi NBT thành formazan màu tím. Sự giảm hấp thụ ở bước sóng 560 nm so với mẫu chứng đã chứng tỏ có sự tiêu thụ anion superoxid trong hỗn hợp phản ứng và sự tồn tại chất chống oxy hóa trong mẫu thử. Hình 3.16 đã thể hiện sự tương quan tuyến tính giữa nồng độ và % ức chế của cao ethanol toàn phần của Đơn châu chấu với giá trị IC50
bằng 1069,0 (μg/ml).
Kết quả thu được từ hai thử nghiệm đều cho thấy hoạt tính chống oxy hóa của Đơn châu chấu ở mức khá thấp khi so sánh với hai mẫu chuẩn. Đây được xem là một trong những nghiên cứu về tác dụng sinh học của cây Đơn châu chấu, có thể sử dụng để phục vụ cho những nghiên cứu sau này về loài này.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. KẾT LUẬN
Trong khuôn khổ khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm vi học, thành phần hóa học và tác dụng chống oxy hóa của cây Đơn châu chấu (Aralia armata (Wall.) Seem., họ Nhân sâm (Araliaceae))”
chúng tôi đã thu được những kết quả sau:
Về đặc điểm vi học
Mô tả chi tiết được đặc điểm bột và đặc điểm vi phẫu rễ, thân, lá Đơn châu chấu có ảnh chụp kèm theo, đóng góp vào việc tiêu chuẩn hóa và kiểm nghiệm dược liệu sau này.
Về nghiên cứu thành phần hóa học
- Nghiên cứu cho thấy trong cả ba mẫu rễ, thân, lá Đơn châu chấu đều chứa Saponin, Sterol, Acid amin. Ngoài ra, trong lácòn chứa carotenoid, lá và thân đều chứa đường khử, rễ chứa polysaccharid.
- Đã tiến hành chiết xuất phân đoạn với các dung môi có độ phân cực tăng dần: n-hexan, EtOAc, n-butanol và lựa chọn được hệ dung môi thích hợp để định tính các phân đoạn bằng sắc ký lớp mỏng, cụ thể:
o Cắn phân đoạn n-hexan tách tốt với hệ dung môi: Chloroform – Methanol – Acid formic (9,5 : 0,5: 0,1).
o Cắn phân đoạn ethylacetat tách tốt với hệ dung môi: Chloroform – Methanol – Acid formic (9 : 1 : 0,1).
o Cắn phân đoạn n-butanol tách tốt với hệ dung môi: Chloroform – Methanol – Acid formic (4 : 1: 0,1).
Về tác dụng chống oxy hóa in vitro
- Đối với thử nghiệm DPPH: kết quả cho thấy dịch chiết Ethanol toàn phần có tác dụng chống oxy hóa in vitro với IC50 là 187,94 μg/ml.
- Đối với thử nghiệm superoxyd: kết quả cho thấy dịch chiết ethanol toàn phần có tác dụng chống oxy hóa in vitro với IC50 bằng 1069,0 μg/ml.
2. ĐỀ XUẤT
Do thời gian, điều kiện có hạn, những nghiên cứu trên đây của chúng tôi về cây Đơn châu chấu mới chỉ là những kết quả bước đầu. Vì vậy, chúng tôi đề nghị:
- Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về thành phần hóa học, phân lập các chất trong cây Đơn châu chấu, đặc biệt là saponin triterpenoid.
- Tiếp tục nghiên cứu thêm về một số tác dụng sinh học khác của cây Đơn châu chấu để góp phần làm phong phú thêm kho tàng cây thuốc Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
1. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) và nhiều tác giả khác (2003), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
2. Lê Đình Bích, Trần Văn Ơn (2007), Thực vật học, NXBY Học, Hà Nội. 3. Bộ môn Dược liệu Trường Đại học Dược Hà Nội (2004), Bài giảng dược
liệu,tập 1 và tập 2, NXB Y học, Hà Nội.
4. Bộ môn Dược liệu (2003), Thực tập dược liệu, Trung tâm thông tin- Thư viện Trường Đại học Dược Hà Nội.
5. Bộ môn Thực vật (2012), Thực tập thực vật và nhận biết cây thuốc, Trung tâm thông tin – Thư viện Trường Đại học Dược Hà Nội.
6. Võ Văn Chi (1997), Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội, 484.
7. Nguyễn Thượng Dong (chủ biên), Viện Dược liệu (biên soạn) (2007), Công trình nghiên cứu khoa học (1987-2000), NXB Khoa học và kỹ thuật, 249-251.
8. Nguyễn Viết Đàn, Nguyễn Viết Tựu (1985), Phương pháp nghiên cứu hóa học cây thuốc, NXB Y học Hà Nội, 8-17, 326-347.
9. Đỗ Tất Lợi (1999), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, 568.
10.Nguyễn Viết Thân (2003), Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hiển vi, NXB khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội.
11.Viện dược liệu (2003), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở VIệt Nam, NXB Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội, 1, 182.
12. Viện dược liệu (2006), Phương pháp nghiên cứu tác dụng dược lý của thuốc từ dược thảo, NXB Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội, 279-292.
Tiếng Anh
13. Abidov M. T., del Rio M. J. , Ramazanov T. Z., Klimenov A. L., Dzhamirze Sh., Kalyuzhin O. V., (2005), “Effects of Aralia mandshurica and Engelhardtia chrysolepis Extracts on Some Parameters of Lipid Metabolism in Women with Nondiabetic Obesity”, Bulletin of Experimental Biology and Medicine, 141(3), 320-323.
14. Bi L., Tian X., Dou F., Hong L., Tang H., Wang S., (2012), “New antioxidant and antiglycation active triterpenoid saponins from the root bark of Aralia taibaiensis”, Fitoterapia, 83, 234–240.
15. Bhat Z. A., Ali M., Ansari S. H. b, Kamran J. N., (2012), New phytoconstituents from the roots of Aralia cachemirica Decne, King Saud University.
16. Bhat Z. A., Ansari S. H., Mukhtar H. M., Naved T., Siddiqui J. I., Khan N. A., (2005), “Effect of Aralia cachemirica Decne root extracts on blood glucose level in normal and glucose loaded rats”, Pharmazie, 60, 712–713.
17. Flora of China Editorial Committee (2007). “Flora of China”, Science Press (Beijing) & Missouri Botanical Garden, China, 13, 480-489.
18. Hu M., Pei-Gen X., Ogawa K., Sashida Y., (1995), “Triterpenoid glucuronide saponins from root bark of Aralia armata”, Phytochemistry,
39(1), 179-184.
19. Hwang Y. P., Choi J. H., Han E. H., Kim H. K., Kang S. K., Chung Y. C., Jeong H. G., (2008), “Protective mechanisms of Aralia continentalis extract against tert-butyl hydroperoxide-induced hepatotoxicity: In vivo and in vitro studies”, Food and Chemical Toxicology, 46, 3512–3521.
20. Jeong S., Yun Y. H., Kim S. M., Yoon K. H., Kim K. J., (2008), “Antimicrobial Activity of Continentalic Acid from Aralia cordata Against Enterococcus Strains”, International Journal of Oral Biology, 33(4), 213-216.
21. Kim J. S., Kang S. S., (1998), “Saponins from the Aerial Parts of Aralia continentalis”, Natural Product Sciences, 4(1), 45-50.
22. Li H., O'Neill T., Webster D., Johnson J. A., Gray C. A., (2012), “Anti- mycobacterial diynes from the Canadian medicinal plant Aralia nudicaulis”, Journal of Ethnopharmacology, 140, 141– 144.
23. Miyase T., SutohN., Zhang D. M., Ueno A., (1996),“triterpene saponins from the roots of Aralia chinensis”, Phytochemistry, 42(4), 1123-1130. 24. Takhtajan A. (2009), Flowering Plants, Springer, Russia, 420-448.
25. Tang H. F., Yi Y. H., Wang Z. Z., Hu W. J., Li Y. Q., (1997), “Triterpenoid Saponins from the Root Bark of Aralia taibaiensis”, Journal of Chinese Pharmaceutical Sciences, 6, 75-81.
26. Xiao K., Yi Y. H., Wang Z. Z., Tang H. F., Li Y. Q., Lin H. W., (1999), “A Cytotoxic Triterpene Saponin from the Root Bark of Aralia dasyphylla”, J. Nat. Prod, 62, 1030-1032.
27. Zhang J., Wang H., Xue Y., Zheng Q., (2013), “Cardioprotective and antioxidant activities of a polysaccharide from the root bark of Aralia elata (Miq.) Seem”, Carbohydrate Polymers, 93, 442– 448.
28.Zhang Y., Ma Z., Hu C., Wang L., Li L., Song S. (2012), “Cytotoxic triterpene saponins from the leaves of Aralia elata”, Fitoterapia, 83, 806–811.