Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.6.1. Về thành phần hóa học
Định tính các nhóm chất hữu cơ trong nấm Linh chi
Kết quả định tính cho thấy trong nấm Linh chi có nhóm acid hữu cơ, đường khử, acid amin, polysaccharid, sterol và chất béo. Kết quả này phù hợp với các kết quả nghiên cứu về nấm Linh chi trong tài liệu [3], [4], [13].
Về phần chiết xuất
Chúng tôi lựa chọn phương pháp chiết nóng với dung môi MeOH. Dung môi MeOH được lựa chọn vì đây là dung môi có khả năng chiết được hầu hết các hoạt chất trong thực vật, dễ kiếm, có thể thu hồi để tái sử dụng nên phù hợp với phương pháp chiết nóng. Chiết nóng ở 650C có ưu điểm là làm tăng hệ số khuếch tán trong quá trình chiết xuất, nên làm tăng lượng chất khuếch tán; do đó, có thể chiết kiệt hoạt chất.
Về phần tách chất
Sau khi tiến hành sắc ký cột sephadex, pha đảo và pha thường chúng tôi đã phân lập được hai hợp chất tinh khiết là adenosin và uracil.
Trong dược liệu, adenosin có trong thành phần của Gleditsia aquatica Marsh. [26], Lolium perenne L. [23],… Từ sợi nấm của Ganoderma capense, adenosin đã được Yu G. J. và cộng sự phân lập lần đầu tiên vào năm 1979. Năm 1985, nhóm nghiên cứu của Shimizu A. đã tách adenosin từ hỗn hợp các nucleosid trong dịch chiết nước của nấm Linh chi và chứng minh tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu của nucleosid này [34]. Hiện nay, adenosin được sử dụng như một loại thuốc có tác dụng chống loạn nhịp tim [56].
Uracil lần đầu tiên được phân lập từ nấm Linh chi, là một trong 4 loại nucleobase trong RNA, được tìm thấy trong trái khổ qua (Momordica charantia L.) [10], trong loài Spongilla wagner [39],...
Với mẫu nấm trên, nhóm nghiên cứu của Đỗ Thị Hà và cộng sự Viện Dược liệu đã phân lập được 2 hợp chất ergostan (ergosterol và ergosterol peroxid), 4 hợp chất lanostan triterpen (ganodermadiol, ganoderiol F, lucidadiol, acid lucidenic N) từ phân đoạn dicloromethan của dịch chiết methanol nấm Linh chi [25].
Năm 2013, cao chiết methanol và các phân đoạn n-hexan, dicloromethan, nước của dịch chiết methanol, cùng các hợp chất phân lập được từ nấm Linh chi (ergosterol, ergosterol peroxid và ganodermanontriol) đã được tiến hành thử tác dụng bảo vệ gan in vivo và in vitro [32]. Nghiên cứu này đã củng cố thêm những minh chứng về cơ chế dược lý trong việc ứng dụng nấm Linh chi trong các bệnh viêm gan và cũng mở ra hướng nghiên cứu mới về việc thăm dò phân lập các hợp chất mới có tác dụng bảo vệ gan mạnh từ nấm Linh chi thu hái tại Quảng Nam Đà Nẵng.
Như vậy, từ mẫu nấm nghiên cứu đã phân lập được 8 hợp chất (2 hợp chất nhóm acid nucleic (từ phân đoạn nước), 2 hợp chất ergostan và 4 hợp chất lanostan triterpen (từ phân đoạn dicloromethan)), đồng thời đã thử tác dụng bảo vệ gan in vivo và in vitro của cao chiết methanol, phân đoạn n-hexan, dicloromethan, nước và 3 hợp chất phân lập từ nấm Linh chi. Kết quả của nghiên cứu này và các kết quả của các nghiên cứu về mẫu nấm Linh chi trên góp phần làm cơ sở để xây dựng dấu vân tay hóa học của nấm Linh chi và tạo tiền đề cho các nghiên cứu sâu hơn về thành phần hóa học, tác dụng dược lý của nấm Linh chi ở Quảng Nam Đà Nẵng.
Do thời gian nghiên cứu có hạn nên chúng tôi đề xuất tiếp tục tiến hành phân lập và thử tác dụng dược lý của các chất và các cao chiết từ nấm Linh chi ở đề tài nghiên cứu tiếp theo.