Về đạo làm trò , theo Khổng Tử, trò cũng phải lấy lễ để đối xử cung kính với thầy. Với quan niệm quan hệ thầy trò cũng thân thiết như quan hệ cha con nên trách nhiệm, nghĩa vụ của trò đối với thầy được xem là trách nhiệm, nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ. Học trò phải lễ phép, hiếu kính với thầy như hiếu kính với cha mẹ, phải phụng dưỡng thầy như phụng dưỡng cha mẹ, mọi việc phải hỏi ý kiến thầy, nghe theo lời khuyên của thầy, noi theo chí hướng của thầy mà phấn đấu học tập và rèn luyện. Nếu chẳng may thầy qua đời thì đạo của người học trò cũng như đạo của người con, tức là phải lo tang lễ và chịu tang thầy như tang cha mẹ mình.
Trên tinh thần “tôn sư trọng đạo”, “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, người học phải khiêm tốn mà hiểu rằng, người ta dù có tư chất hơn người và tâm biền biệt sáng suốt, tất vẫn phải tìm thầy hiền mà thờ, chọn bạn tốt mà chơi. Nếu không có thầy thì ai dạy cho hiểu sâu sắc tình lý của lễ, những gì là lễ ở ngoài lễ, làm sao biết thế nào là lễ đúng lễ. Do đó, học trò phải tôn trọng thầy, không được chê thầy, chê tức là không coi thầy là thầy, vô lễ với thầy. Tôn trọng thầy thì không phân biệt thầy sang hay hèn, giàu hay nghèo. Từ đó, tôn sư trở thành một luân lý đạo đức tốt đẹp, mang ý nghĩa tôn kính thầy, quý trọng đạo lý thầy dạy. Tôn sư đó là việc tôn thờ thầy như thờ cha mẹ, khi thầy còn sống thì phải phụng dưỡng chu đáo, khi thầy mất đi thì phải cung kính tế tự bốn mùa. Tôn sư biểu hiện ở những cách thức cụ thể như: trông nom vườn
rau quả cho thầy thì ra sức tưới trồng, ra đồng thì gắng sức cày bừa, lên rừng thì săn thú bẫy chim, xuống sông đầm thì đánh cá bắt ba ba, trông nom ngựa xe thì thắng ngựa đánh xe cẩn thận, chăm lo bữa ăn thức uống cho thầy phải sạch sẽ ngon miệng, thăm hỏi nâng giấc cho thầy phải hết lòng cung kính, nói năng với thầy phải thận trọng lễ phép sắc mặt phải tươi vui, khi ra đường gặp thầy phải ngả mũ nón và vòng tay chào, lúc thầy già yếu các đồng môn phải lo sắm cỗ thọ đường (áo quan)...[12, tr755]. Như vậy tôn sư chính là đề cao lòng hiếu học, sự quý trọng người thầy, quý trọng tri thức và biểu hiện nghĩa khí của người trò đối với người thầy.
Mặt khác, học trò phải biết ơn người thầy đã dìu dắt, dạy dỗ mình, dù chỉ là điều nhỏ nhặt nhất, những kiến thức sơ đẳng nhất. Người thầy luôn là một đối tượng cần phải tôn kính, bởi lẽ không có thầy, học trò khó có cơ hội trau dồi, tiến bộ mọi mặt để lớn lên “thành người” và “thành tài”. Như vậy, học trò phải thái độ ứng xử sao cho đúng, cho “phải đạo" với thầy. Trong học đường, điều trước hết phải rạch ròi: thầy ra thầy, trò ra trò. Học trò phải một mực kính trọng người thầy của mình, học tập theo tấm gương đạo đức, nhất mực trau dồi, rèn luyện nhân phẩm theo những gì được dạy dỗ. Coi thầy như cha mẹ, nên học trò phải có bổn phận nghĩa vụ và trách nhiệm với thầy, luôn luôn lễ phép, chăm sóc lúc thầy ốm đau, già yếu.
Điều này xuất phát từ tấm lòng chân thật muốn đền đáp công ơn dạy dỗ, chứ tuyệt đối không gò ép, bắt buộc hay vì mục đích cá nhân nào khác. Nếu học trò ham học hỏi, ham khám phá kiến thức và thầy cô cũng sẵn sàng truyền đạt sẻ chia tri thức thì mối quan hệ thầy – trò càng thêm bền chặt. Tình thân, cách ứng xử mẫu mực trong quan hệ của thầy Khổng với học trò sánh ngang cùng tình cảm cha con, sâu sắc và thân mật. Hình mẫu đó được các nhà Nho sau này hết sức ca ngợi, truyền tụng và học tập.
Cụ thể trách nhiệm của trò đối với thầy thể hiện trước hết ở trách nhiệm đối với việc học. Theo Khổng Tử, người học muốn học được điều hay, điều
tốt trước tiên phải xác định được vai trò của việc học, việc tu dưỡng là cần thiết như thế nào. Ông cho rằng, người học trước hết là học vì mình, không cầu bổng lộc. Khổng Tử nói rằng, quân tử mưu đạo bất mưu thực. Canh dã,
nỗi tại kì trung hĩ. Học dã, lộc tại kì trung hĩ. Quân tử ưu đạo bất ưu bần. Tức
là, người quân tử mưu cầu đạt cao chứ không mưu cầu chuyện ăn. Cày ruộng (vốn để mưu cầu việc ăn) mà có khi gặp năm mất mùa, không có ăn; còn học đạo vốn không phải mưu cầu việc ăn nhưng có lúc được bổng lộc. Người quân tử lo không đạt đạo chứ không lo nghèo.
Sau đó người học phải học đạo, học để tu đức, học để sửa mình, xét mình và biết tự trách mình nếu chưa đạt được điều cần làm. Học trò của Khổng Tử là Tăng Tử đã tự nhận xét mình rằng, ngô nhật tam tỉnh ngô thân: Vị nhân mưu nhi bất trung hồ? Dữ bằng hữu giao nhi bất tín hồ? Truyền bất cập hồ?
Tức là, mỗi ngày tôi tự xét mình ba việc: Làm việc gì cho ai có hết lòng chưa? Giao thiệp với bạn bè có thành tín không? Thầy dạy cho điều gì có học tập không?. Qua câu nói trên, Tăng Tử ngụ ý rằng, người học phải biết lưu ý đến hành vi và tâm tính của mình. Khi nhận hợp tác với người trong việc thì phải hết lòng. Giao thiệp với bạn bè phải giữ niềm tin, không được dối trá hay hứa hẹn hão. Nhận được lời truyền dạy của thầy thì thường xuyên phải ôn tập, thực hành.
Khổng Tử khuyên học trò: "Bất oán thiên, bất vưu nhân, hạ học nhi
thượng đạt, tri ngã giả kì thiên hồ". Tức là, "người học nên tự tin ở mình,
không oán trời, trách người" [Dẫn theo 43, tr360]. Việc học là do mình, thành công hay thất bại cũng là do mình, nếu bản thân tự tin thì việc học sẽ dễ dàng hơn. Vì thế Khổng Tử khích lệ học trò mình phải biết lấy cái sự học làm niềm vui "vui đạo còn hơn thích đạo". Trò phải hiếu học, gắng sức trong việc học đạo, học phải kiên tâm như đắp núi. Và việc học cũng không có giới hạn, học từ mọi người, học tất cả các tầng lớp người trong xã hội. Ông cho rằng, ai cũng có điều hay điều dở, vậy hãy học điều hay của họ, học điều tốt của
người hiền nhân hoặc thậm chí phải học cả kẻ dưới mình "học bất xỉ hạ vấn" (không thẹn học người dưới).
Bên cạnh việc học đạo thì trò phải biết học lễ và đức. Có nghĩa là học trò không chỉ học chữ nghĩa mà quan trọng phải tu dưỡng bản thân, rèn nhân cách sống giống được như thầy của mình. Trong quan hệ với thầy, học trò phải thực hành đúng theo lễ. Trò phải một mực kính trọng thầy của mình, học tập theo tấm gương đức độ của thầy. Trò phải coi thầy như cha mẹ, có bổn phận, trách nhiệm và nghĩa vụ với người thầy như với cha mẹ mình. Dẫu sau này trò có thành đạt, quyền cao chức trọng đến đâu chăng nữa cũng không được bỏ rơi lễ nghĩa, vẫn luôn phải cung kính thầy.
Khổng Tử cho rằng, mục đích cao nhất của sự học là để nhậm chức làm quan trong triều đình, tham gia gánh vác công việc quốc gia về để biết kỷ cương của xã hội mà tuân theo. Trong lúc xã hội rối ren không ra làm quan không phải người trí, không ra giúp đời không phải là người nhân. Vì vậy, ông thường khuyên răn học trò rằng, đời xưa vì mình mà học, còn đời nay vì người mà học. Với quan niệm học là để làm quan, trị vì thiên hạ nên Khổng Tử không dạy học trò cách làm ruộng, trồng trọt. Ông cho rằng, nghề cày cấy là những nghề nghiệp tầm thường của những người bậc dưới, cho nên khi Phàn Trì xin ông dạy cách trồng cây, thì ông đã trách rằng:
"Tiểu nhân tai Phàn Tu dã. Thượng hiếu lễ, tắc dân mạc cảm bất kính. Thượng hiếu nghĩa, tắc dân mạc cảm bất phục. Thượng hiếu tín, tắc dân mạc cảm bất dụng tình. Phù như thị, tắc tứ phương chi dân cưỡng phụ kỳ tử nhi chí hĩ, yên dụng giả".
Tức là, "Gã Phàn Trì chí nhỏ hẹp lắm thay! Người bề trên hiếu lễ thì dân ai dám không kính. Người trên tín thì dân ai dám chẳng phục. Người trên hiếu tín thì dân ai dám không dụng tình. Ôi như thế thì dân bốn phương cõng đội con cái họ mà tới, sao cần phải học nghề cấy cày hay làm vườn" [Dẫn theo 43, tr306].
Khi đã hiểu được vai trò của việc học thì trò phải phân định mình nên học cái gì và cách học ra sao. Khổng Tử cho rằng, trách nhiệm của kẻ học sĩ muốn trở thành người quân tử thì phải học đạo, văn, thi, thư, lễ, nhạc... không học về loạn thần, sinh quỉ. Tiếp đó là cách học như thế nào, ông khuyến khích học trò phải biết tự đặt ra câu hỏi, đàm thoại với thầy, phải biết tạo ra niềm vui hứng thú trong học tập đồng thời nỗ lực đi theo hướng của thầy đã vạch ra. Khổng Tử cũng rất đề cao việc học trò biết ứng dụng vào cuộc sống những điều đã học. Ông nói nếu như có ai đã đọc thuộc hết ba trăm thiên trong Kinh thi, được bậc quốc trưởng trao quyền hành chính cho mình, nhưng cai trị chẳng xuôi, được phái đi sứ đến các nước ở bốn phương, nhưng tự mình chẳng có tài ứng đối, người ấy dẫu học nhiều cũng trở nên vô ích.
Từ đó, Khổng Tử đề ra một số phương pháp, nguyên tắc học tập như học đi liền với tập, phải học ở mọi người mọi lúc mọi nơi, học phải kiên trì chăm chỉ. Người học phải có suy nghĩ độc lập, nắm bắt và chiếm lĩnh tri thức một cách nhất quán. Khổng Tử nói: "Bất phẫn bất khải, bất phỉ bất phát. Cử nhất
ngung, bất dĩ tam ngung phản, tắc bất phục dã". Tức là, "Kẻ nào không phát
phẫn để tìm hiểu thì ta không mở (giảng cho); không ráng tỏ ý kiến (muốn nói mà không được) thì ta không khai phát cho. Ta vén cho một góc rồi mà không tự suy nghĩ tìm ra ba góc kia, thì ta không dạy cho nữa" [Dẫn theo 43, tr158].
Mặt khác Khổng Tử cũng cho rằng, quân tử bác học ư văn; ước chi dĩ lễ;
diệc khả dĩ phất bạn hỹ phù. Tức là, người quân tử trước học văn chương
(như Kinh Thi, Kinh Thư) để mở rộng trí thức của mình; kế đó, người nương theo lễ giáo mà kiềm giữ lấy nết mình; nhờ vậy mà khỏi trái đạo lý. Theo ông, người quân tử là người giữ vai trò lãnh đạo, giáo dục dân chúng cho nên phải học rộng về mọi mặt để có nhiều kiến thức. Nhưng người quân tử cũng phải biết đem những điều đã học đó mà tiết chế những điều sai trái trong xã hội để giữ gìn nhân cách trong phạm vi luân lý đạo đức.
Bên cạnh đó học trò nên tự tin ở mình, không oán trời, không trách người, về đạo lý thì khởi học từ mức thấp đến mức cao, và phải biết nghe nhiều học nhiều qua đó tìm những điều hay để học, thấy những điều dở để tránh. Theo ông, sự thông suốt mọi nhẽ của người học chẳng phải vì học nhiều mà ở chỗ người học phải để tâm tìm ra đầu mối. Vậy nên muốn tiến bộ người học phải luôn cố gắng nỗ lực, siêng năng trau dồi tri thức cho mình, phải luôn có thái độ cầu tiến, vươn lên. Người học nhất định phải có thái độ khách quan trong học tập, không được vị kỷ, tư dục, võ đoán, cố chấp, tự phụ, chủ quan (vô ý, vô tất, vô cố, vô ngã).
Về nghĩa vụ của trò đối với thầy, ông yêu cầu trước hết học trò phải nghiêm túc đối với việc học tức là tôn trọng với những điều thầy giảng. Khổng Tử cho rằng, ta đi học là học cho ta, để gây cái phẩm giá của ta, chứ không phải là để khoe với người. Ta chỉ lo không làm được những việc đáng cho người ta biết, chứ không lo người ta không biết mình. Theo Khổng Tử, đã không học thì thôi chứ đã học là phải học cho rộng, hỏi cho kỹ, nghĩ cho cẩn thận, phân biệt cho sáng tỏ, làm cho hết sức. Có điều không học nhưng đã học điều gì thì phải học cho kỳ được. Có điều không hỏi, nhưng khi đã hỏi điều gì thì phải hỏi cho thật hiểu. Có điều không nghĩ nhưng đã nghĩ điều gì thì phải nghĩ cho ra. Có điều không phân biệt nhưng đã phân biệt điều gì thì phải phân biệt cho minh bạch. Có điều không làm nhưng đã làm điều gì thì phải cố hết sức mà làm cho bằng được… Nếu quả theo được đạo ấy thì tuy ngu mà cũng thành sáng, yếu đuối rồi cũng thành ra khoẻ mạnh.
Theo Khổng Tử người học phải có nghĩa vụ tìm tòi, ham hiểu biết để có thể nhận thức và khám phá được những tri thức mới, đồng thời phải độc lập suy nghĩ và sáng tạo trong quá trình nhận thức. Vì coi trọng việc học như vậy nên người học phải biết lựa chọn phương pháp học phù hợp với mình. Theo Khổng Tử, người học phải nghe - nghĩ - làm. Ông nói rằng, học mà không nghĩ thì mất hết, nghĩ mà không học thì mỏi mệt (học nhi bất tư tắc võng, tư
nhi bất học tắc đãi). Học mà thực hành theo điều mình học há chẳng vui sao? (Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ?). Cách học của ông là lặng lẽ mà ghi nhớ lấy, học mà không chán (mặc nhi thức tri, học nhi bất yếm). Người học phải tự tạo được hứng thú cho mình thì sự học mới không chán. Người học phải "ôn cố nhi tri tân, khả vi sư hỹ" (ôn cũ biết mới, đáng làm thầy vậy). Theo ông người học còn phải nỗ lực học không ngừng nghỉ, học nữa, học mãi. Học điều xưa để áp dụng cho thời nay, đó là người khéo vận dụng tri thức. Đạo lý của việc học là không phải chỉ đọc sách mà phải chú trọng trong hiện thực xử thế con người.
Như vậy trong mối quan hệ thầy trò, Khổng Tử không coi trọng vai trò, trách nhiệm của người thầy hơn hay của người học hơn mà cho rằng chúng coi ý nghĩa quan trọng như nhau. Nếu xét qua thì thấy quan hệ thầy trò trong thời đại Khổng Tử có sự phân tầng và khoảng cách nhất định, song khi nghiên cứu kĩ từng đạo lý của ông thì ta lại thấy mối quan hệ thầy trò cũng thật gần gũi như cha với con. Nó chứa đựng trong đó nhiều giá trị tình cảm, thái độ đối nhân xử thế rất cao đẹp.
2.2. Giá trị những tƣ tƣởng của Khổng Tử về mối quan hệ thầy - trò 2.2.1. Giá trị lý luận và thực tiễn ở thời đại Khổng Tử
Với các nhà Nho, giáo dục, giáo hóa cũng là một trong những biện pháp chính trị căn bản để xây dựng một xã hội ổn định, có trật tự, kỷ cương, thái bình, thịnh trị và tạo ra những con người có đạo đức, những mẫu người quân tử. Do đó, có thể thấy trong quan niệm của Khổng Tử về mối quan hệ thầy - trò đã chứa đựng cả những tư tưởng giáo dục, tư tưởng đạo đức tốt đẹp. Những tư tưởng này có giá trị lý luận và thực tiễn ngay ở thời đại bấy giờ.
Xuất phát từ quan niệm lấy lễ để thực hành đạo thầy trò nên tư tưởng lễ đã đạt tới mức độ sâu sắc, trở thành thước đo, đánh giá phẩm hạnh con người. Sự giáo dục con người theo lễ đã tạo thành một dư luận xã hội rộng lớn, biết quý trọng người có lễ và khinh ghét người vô lễ. Lễ không dừng lại ở lý
thuyết, ở những lời giáo huấn mà đã đi vào lương tâm của con người. Từ lương tâm đã dẫn đến hành động đến mức trong các triều đại phong kiến xưa, nhiều người thà chết chứ không bỏ lễ (chết đói là việc nhỏ, nhưng thất tiết mới là việc lớn). Nhờ tin và làm theo lễ đã giữ được yên ổn trong gia đình và trật tự ngoài xã hội. Lễ trở thành điều kiện bậc nhất trong việc quản lý đất