Vai trò, trách nhiệm của thầy đối với trò

Một phần của tài liệu Quan niệm về mối quan hệ thầy - trò qua sách luận ngữ của Khổng tử và ý nghĩa của nó đối với truyền thông tôn sư trọng đạo ở Việt Nam hiện nay (Trang 34)

Trong quan niệm của Khổng Tử, quan hệ thầy trò là một mối quan hệ thiêng liêng và rất được tôn kính. Đạo thầy trò được xem như là đạo cha con,

ví trí của người thầy được coi trọng hơn cả cha mẹ (quân - sư - phụ) do đó mà vai trò của người thầy đối với trò giống như vai trò của người cha đối với con trong gia đình. Sự tương tri tương đắc của thầy trò nó cũng thân thiết như là vợ chồng bầu bạn, nhiều khi cha con không hiểu nhau mà thầy trò lại hiểu nhau. Giữa cha con thường có một bức tường để ngăn trở sự hiểu nhau, còn thầy với trò khi đã vừa ý nhau rồi thì không còn có bức tường ấy nữa. Tình thân giữa thầy và trò còn lớn đến mức khi học trò Nhan Uyên mất, thầy Khổng đã thương khóc thảm thiết vì tiếc cho một nhân tài yểu mệnh. Thầy coi học trò như con, hết lòng yêu mến, chăm nom, dạy dỗ như con của mình. Được coi là người cha thứ hai nên người thầy không chỉ là người dạy chữ, mà còn là người cha có tấm gương đạo đức với lối sống chuẩn mực, liêm khiết để học trò noi theo.

Vai trò của người thầy thể hiện ở chỗ người thầy phải làm tròn bổn phận dạy học, phải thực hành đúng đạo làm thầy của mình. Người thầy phải hội đủ cả đức lẫn tài (toàn tài, toàn đức), lấy đức để cảm hóa trò, lấy tài để dạy đủ lục nghệ cho học trò. Bên cạnh tài đức, đạo làm thầy còn yêu cầu người thầy phải nắm vững phương pháp giáo dục, hiểu rõ năng lực, tâm lý riêng biệt, nhân cách đạo đức của từng học trò. Trong xã hội người thầy cũng là người dạy lý tưởng, đạo đức, dạy cách ứng xử, thực hành đạo làm người cho học trò noi theo.

Theo Khổng Tử, nhiệm vụ của đạo làm thầy là truyền thụ nội dung đạo lý cho học trò, kể cả khi học trò là bậc quân vương. Người thầy có thể trách mắng, đánh phạt nếu học trò vô lễ hay lười học nhưng về tình cảm thì người thầy đối xử và coi học trò như con mình. Người thầy dành cả tâm sức, tình cảm để dạy dỗ học trò chỉ mong thỏa nguyện mơ ước có học trò trưởng thành về nhân, tài, đức để ra phò vua, giúp nước, làm cho nước trị, dân an, xã hội hòa mục. Người thầy luôn yêu thương, quý mến, quan tâm tới học trò như con mình, chia sẻ hoạn nạn với trò khi vui hay buồn, lúc ốm đau hay khỏe mạnh.

Khi Bá Ngưu bị bệnh, Khổng Tử đến thăm. Ông từ cửa sổ cầm tay Bá Ngưu mà nói rằng, vong chi! mệnh hĩ phù! tư nhân dã nhi hữu tư tật dã. Tức là, chết mất thôi! đây là mệnh đấy! con người như thế này mà lại mắc căn bệnh như thế này à. Điều đó cho thấy Khổng Tử là người có tấm gương sáng về đạo làm thầy, ông hết mực yêu thương học trò, gần gũi và thương cảm với học trò khi hoạn nạn, ốm đau.

Bên cạnh đó, để có được sự tôn kính của học trò về tài năng và đức độ trước hết người thầy phải là tấm gương về sự ham học hỏi và hoàn thiện bản thân. Khổng Tử cũng nói rằng, đức chi bất tu, học chi bất giảng, văn nghĩa

bất năng tỉ, bất tiện bất năng cải, thị ngô ưu dã. Tức là, đạo hạnh không trau

dồi, học vấn không giảng cứu, nghe đạo nghĩa không làm theo, bản thân lỗi lầm mà không thể sửa đổi, quả đó là những điều khiến ta lo lắng.

Trước những điều chưa làm được và còn thiếu sót, người thầy phải biết lo lắng rèn luyện bản thân, chăm lo việc học hành, tu thân từ trước. Mặt khác, thái độ khiêm nhường cũng là một đức tính mà người thầy cần tu dưỡng bản thân. Khổng Tử nói: "Xa tắc bất tốn, kiệm tắc cố, dữ kì bất tốn dã, ninh cố".

Tức là, "Xa xỉ thì dễ hóa ra kiêu ngạo, kiệm phác thì dễ hóa ra quê mùa. Thà chịu tiếng quê mùa còn hơn là kiêu ngạo" [Dẫn theo 43, tr182]. Cả cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, thầy Khổng chính là một tấm gương sáng về sự ham học và ham dạy của mình. Suốt mấy chục năm dạy học, ông đã thể hiện suất sắc vai trò của người thầy.

Khổng Tử cho rằng, người thầy phải đóng vai trò chính trong việc giáo hóa những tri thức, chân lý và cả những quy tắc đạo đức, ứng xử tốt đẹp tới học trò. Để có được những tri thức đúng đắn truyền đạt tới học trò thì người thầy phải có một kiến thức uyên thâm, sâu rộng. Ông nói rằng, thuật nhi bất

tác, tín nhi hiếu cổ, thiết bỉ ư ngã Lão Bành. Tức là, ta truyền thuật (đạo của

cố nhân) mà không sáng tác, vì ta tin và thích kinh điển của cố nhân, ta trộm ví với ông Lão Bành của ta. Người thầy không giảng dạy những điều do thầy

tự sáng tác mà truyền dạy những đạo lý hay, điển tích hay của cố nhân. Với Khổng Tử, người thầy phải là người có một nhân cách cao cả, ham học hỏi đạo lý của người xưa. Am hiểu, tôn kính những bậc cao nhân và tin tưởng vào những điều của cố nhân truyền lại, rồi từ đó đúc kết truyền dạy cho học trò.

Bên cạnh việc giáo hóa tri thức, Khổng Tử còn đề cao vai trò của người thầy trong việc giáo hóa đạo đức. Ông khuyên trò Tử Hạ đừng nên làm một nhà nho (người trí thức) chỉ có tài nghệ mà thôi, mà nên làm một nhà nho quân tử, có đạo đức. Tử Hạ giỏi về văn học nhưng Khổng Tử muốn Tử Hạ có cả đạo đức cao nữa. Khổng Tử nói: "Nhữ vi quân tử nho, vô vi tiểu nhân

nho". Tức là, "Anh nên làm nhà nho quân tử, không nên làm nhà nho tiểu

nhân" [Dẫn theo 43, tr137]. Ngụ ý sâu xa của Khổng Tử là muốn khuyên trò mình phải biết phân biệt được đâu là nhà nho quân tử, đâu là nhà nho tiểu nhân. Làm người quân tử thì khó còn làm kẻ tiểu nhân thì có đáng gì. Học đạo của thầy Khổng là để trở thành người quân tử, tức là học đạo Thánh hiền để sửa mình cho thành người có phẩm giá tôn quý, dẫu bần cùng cũng không làm điều trái với đạo. Còn nếu mang tiếng là học đạo Thánh hiền nhưng tâm đồ muốn để cầu danh, cầu lợi, miệng nói những điều đạo đức mà bụng lại nghĩ làm những việc bất nhân thì chỉ là hạng nhà nho tiểu nhân.

Khổng Tử nhìn nhận được rằng, giáo dục nói chung và người thầy nói riêng có vai trò rất quan trọng đối với đời sống xã hội cũng như trong việc hình thành nhân cách cá nhân. Với xã hội, theo ông giáo dục có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực thi lẽ công bằng, đến tôn ti trật tự, đến cuộc sống hồ hởi của mỗi cộng đồng. Nghĩa là ông xác định được vai trò của giáo dục trong mối quan hệ của nó với chính trị và đời sống tinh thần. Với cá nhân, Khổng Tử sớm nhận thấy nhân cách của con người bị quyết định không chỉ thuần túy bởi điều kiện sống, cho nên ông đã đến với giáo dục trong niềm tin ở sức mạnh của nó đối với việc cảm hóa con người. Không chủ trương dùng luật pháp mà dùng đạo đức làm công cụ để ổn định trật tự xã hội, Khổng Tử

đã nhìn thấy sức mạnh của đạo đức trong cuộc sống. Đạo đức và luật pháp đều là những nguyên tắc, những chuẩn mực điều chỉnh hành vi của con người trong quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với xã hội. Song nếu luật pháp là những yêu cầu tối thiểu thì đạo đức là những yêu cầu tối đa về việc thực hiện những quan hệ này. Ý thức đạo đức của mỗi người phụ thuộc vào việc tiếp nhận sự giáo dục của người thầy và tự giáo dục của chính họ.

Trong việc dạy học, người thầy không chỉ biết dạy kiến thức nói chung mà còn phải am hiểu tâm lý học trò. Người thầy luôn luôn phải khuyến khích, động viên, khuyên nhủ, dẫn dắt từng bước để học trò ngày càng tiến bộ hơn. Khi trò Nhiễm Cầu cảm thấy chản nản, thất bại trong việc học đạo lý: "Phi

bất duyệt tử chi đạo, lực bất tức dã". Tức là, "Không phải con không thích

đạo của thầy, chỉ tại sức con không đủ (không theo kịp)", thì Khổng Tử đã nhẹ nhàng động viên trò mình, việc học không khó mà do trò chưa quyết tâm, chưa hết mình vì đạo học mà thôi. Khổng Tử nói: "Lực bất túc giả, trung đạo

nhi phế. Kim nhữ hoạch". Tức là, "Nếu sức không đủ thì nửa đường bỏ dở,

còn anh thì tự vạch giới hạn để không tiến nữa" [Dẫn theo 43, tr136]. Theo thầy Khổng thì việc học là một quá trình lâu dài không phải ngày một ngày hai, phải từ mức thấp đến mức cao và phải biết nghe nhiều, học nhiều để qua đó tìm được những điều hay để học, thấy những điều dở để tránh.

Mặt khác, Khổng Tử cũng tìm cách xóa bỏ sự thụ động của người tiếp thu tri thức. Ông nói rằng, kẻ nào không cố công tìm kiếm thì chẳng chỉ vẽ cho, kẻ nào không bộc lộ được tư tưởng của mình thì chẳng khai sáng cho, kẻ nào dạy một mà chẳng biết hai thì chẳng dạy nữa. Khổng Tử nói rằng, bất

viết: như chi hà? như chi hà giả? ngô mạt như chi hà dã dĩ hĩ. Tức là, nếu có

người nào đó muốn học nhưng lại không đặt ra câu hỏi: Làm thế nào? Làm như thế nào? Thì ta cũng không biết phải như thế nào để giúp họ cả. Đó là cách ông khuyến khích học trò trước hết phải biết tự chủ động trong tư duy, tự chủ động trong nhận thức việc học của mình, người học phải tự biết đặt câu

hỏi cho mình, còn người thầy chỉ là dẫn dắt, gợi mở tri thức. Ông bắt học trò phải suy nghĩ, nghiền ngẫm, học mà không suy nghĩ thì vô ích, suy tư mà không học thì kết quả cũng chỉ bằng không.

Ông cũng thường tâm sự với học trò để học trò hiểu mình, hiểu những điều mình muốn truyền đạt, ông nói: "Ngô thường chung nhật bất thực, chung

dạ bất tẩm dĩ tư, vô ích, bất như học dã". Tức là, "Trước đây ta trầm tư mặc

tưởng đến trọn ngày quên ăn, trọn đêm quên ngủ mà cái lợi quả chẳng đáng là bao" [Dẫn theo 43, tr397]. Từ những trải nghiệm, đúc kết này của thầy mà giúp trò tránh được điều bất lợi và mối lo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Muốn có trò giỏi thì người thầy phải giỏi, người thầy phải phát huy được khả năng giáo hóa của mình. Do đó, người thầy luôn mang trong mình trọng trách lớn lao đối với người học, phải giáo hóa như thế nào để họ trở thành người quân tử, những chủ thể có ích cho xã hội. Trách nhiệm của thầy đối với trò thể hiện ở chỗ muốn được học trò tôn kính thì trước tiên người thầy phải có tư cách mẫu mực để làm gương cho trò. Người thầy phải tu thân, có can trực, có đạo đức thì mới có thể đào tạo nên những học trò quân tử. Mặc dù gần như cả cuộc đời sống trong cảnh long đong, lận đận nhưng Khổng Tử không coi việc dạy học là một kế sinh nhai. Theo Khổng Tử thì người thầy phải mẫu mực, không ham phú quý, không vì giàu sang mà dạy học trò, dạy học trước hết là từ cái tâm. Ông nói: "Tự hành thúc tu dĩ thượng, ngô vị

thường vô hối yên". Tức là, "Ai dâng lễ để xin học thì từ một bó nem trở lên,

ta chưa từng chê là ít mà không dạy" [Dẫn theo 43, tr158]. Những điều mà thầy biết thì trò cũng được biết, kiến thức mà thầy có được thì trò cũng có.

Người thầy phải tâm huyết với trò, không giấu diếm kiến thức với học trò. Khổng Tử nói: "Nhị tam tử dĩ ngã vi ẩn hồ? Ngô vô ẩn hồ nhĩ. Ngô vô

hành nhi bất dữ nhị tam tử giả, thị Khâu dã". Tức là, "Các trò ngờ rằng ta có

điều gì giấu các trò chăng? Ta chẳng có điều gì giấu cả. Ta không làm điều gì mà chẳng cho các trò hay. Khâu này là như vậy đó" [Dẫn theo 43, tr172]. Khi

Khổng Tử dạy các học trò tùy theo trình độ của mỗi học trò mà ông nói về một đề tài nào đó, hoặc đưa ra lý giải cho một vấn đề cũng tùy theo trình độ cao thấp, tùy theo ngay cả sở thích của mỗi người. Vì không có sự thống nhất trong lời giảng như vậy, cho nên có một số học trò tưởng rằng thầy không dạy bảo hết, hoặc không dạy công khai, cho người này biết mà giấu người kia, hoặc có những điều thầy còn giấu giếm, chưa tiết lộ hết. Câu nói trên là lời thanh minh của Khổng Tử đối với các học trò. Có sự hiểu lầm như vậy là vì cái học trong Khổng môn rất rộng rãi, bao quát từ nhân đạo sang thiên đạo và lên thánh đạo, gồm Hình nhi hạ học và Hình nhi thượng học. Có những điều huyền vi mà Khổng Tử chỉ nói vắn gọn, thấp thoáng, đó là cái học tâm truyền dành cho những học trò có thượng căn, tha thiết với đạo như Nhan Hồi, Tăng Sâm... Đối với các học trò căn khí thấp, không hiểu được lẽ huyền nhiệm cao siêu lại cho rằng Khổng Tủ đã giấu giếm, nhưng thực chất đối với ông trò nào cũng như trò nào, ông đều hết mình dạy dỗ chẳng hề giấu giếm kiến thức.

Bên cạnh đó, theo Khổng Tử thì người thầy còn phải thể hiện tình yêu với nghề với trò, coi việc dạy học không biết chán và mỏi. Người thầy là tấm gương không ngừng học tập, coi việc học là quan trọng nhất. Việc học làm cho con người ta quên hết mọi lo buồn và quên cả tuổi già. Khổng Tử nói rằng, mặc nhi chí nhi, học nhi bất yếm, hối nhân bất nguyện, hà hữu ư ngã

tai!. Tức là, trầm mặc suy nghĩ rồi ghi vào lòng, học không chán, dạy người

không mỏi, ngoài ra ta có cái gì khác đâu! Ông cũng có câu nói khác rằng, vi nhân dã, phát phẫn vong thực, lạc dĩ vong ưu, bất tri lão chi tương chí vân

nhĩ. Tức là, làm người phải đọc sách, tìm hiểu đạo lý đến quên ăn, khi tìm

được rồi thì vui sướng đến quên mọi lo buồn, không biết rằng tuổi già đã tới nơi rồi.Với tâm niệm học không biết chán, dạy người không biết mỏi, Khổng Tử đã cho thấy một thái độ dạy học nghiêm túc và tiến bộ.

Là một nhà giáo dục lớn, Khổng Tử còn cho rằng người thầy phải làm tròn bộn phận của mình, đã là thầy thì cần phải có trách nhiệm giảng dạy cho

tất cả mọi người không phân biệt đẳng cấp, giàu nghèo, chủng tộc. Người thầy không được phân biệt đối tượng người học cho dù học trò đó xuất thân từ tầng lớp nào. Ông nói: "Hữu giáo vô loại". Tức là, "Bất luận hạng người nào giàu nghèo, sang hèn, thông minh, đần độn... ta cũng dạy" [Dẫn theo 43, tr402]. Chủ trương giáo dục này xuất phát từ quan điểm "tính tương cận dã, tập vương viễn dã", cho rằng nhân cách không phải bẩm sinh, bởi bản chất ban đầu của mọi người đều giống nhau, song do tác động của môi trường, của điều kiện sống nên thói quen đem lại cho người tính lành, kẻ tính ác. Đây là quan điểm rất tiến bộ và nhân văn của Khổng Tử, song ông mắc phải hạn chế khi chủ trương đối với dân việc gì cần thiết thì sai khiến chứ không nên giảng giải vì dân không có khả năng hiểu được ý nghĩa công việc mình làm. Khổng Tử viết: "Dân khả sử do chi, bất khả sử tri chi". Tức là, "Dân thì có thể khiến họ theo cái đạo đương nhiên nhưng không thể khiến họ biết vì sao lại thế" [Dẫn theo 43, tr193].

Trách nhiệm của người thầy còn thể hiện trên phương diện người thầy phải xác định được nội dung giảng dạy là gì và giảng dạy bằng phương pháp nào. Giáo trình cơ bản của Khổng Tử dùng để khai sáng là Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Dịch và Xuân Thu. Ông quan niệm, bước chân vào một quốc gia là có thể biết nền giáo dục ở đó như thế nào. Nếu dân ôn nhu, đôn hậu thì đó là nền

Một phần của tài liệu Quan niệm về mối quan hệ thầy - trò qua sách luận ngữ của Khổng tử và ý nghĩa của nó đối với truyền thông tôn sư trọng đạo ở Việt Nam hiện nay (Trang 34)