1.3.1. Cuộc đời và sự nghiệp của Khổng Tử
Khổng Tử tên thật là Khổng Khâu, tự là Trọng Ni, sinh ngày 27 tháng 8 năm 551 trước Công nguyên, vào thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc, tại ấp Trâu, làng Xương Bình, nước Lỗ (nay là huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc). Nhiều sử sách ghi rằng ông sinh trong một gia cảnh nghèo, nhưng thực tế gia đình ông có ông tổ ba đời vốn thuộc dòng quý tộc sa sút từ nước Tống dời đến nước Lỗ. Cha của Khổng Tử là Thúc Lương Ngột (cháu 13 đời của Vi Tử Diễn, anh của vua Trụ nhà Thương) là quan võ thuộc ấp Trâu, đến 70 tuổi mới lấy bà Nhan Thị mà sinh ra ông. Năm lên ba, Khổng Tử mồ côi cha, lớn lên, phải làm lụng vất vả để nuôi mẹ, nhưng rất ham học. Ngay từ nhỏ Khổng Tử đã nổi tiếng là người siêng năng, học giỏi và thích trò chơi cúng tế. Năm 19 tuổi, ông lấy vợ, sinh một con trai và đặt tên là Lý. Khổng Tử làm một chức quan nhỏ coi kho chuyên quản lý kho tàng, xuất nạp tiền lương công bằng chuẩn xác. Ông cũng từng đảm nhiệm chức quan nhỏ chuyên quản lý nông trường chăn nuôi, súc vật sinh trưởng rất tốt. Nhờ vậy ông được thăng chức lên làm quan Tư không, chuyên quản lý việc xây dựng
công trình. Năm 22 tuổi, ông bắt đầu mở lớp dạy học. Học trò gọi ông làKhổng Phu Tử , hay gọi gọn hơn làKhổng Tử. “Tử” ngoài ý nghĩa là “con” ra còn có nghĩa là "Thầy". Do vậyKhổng Tử là Thầy Khổng. Năm 33 tuổi, Khổng Tử đến nước Chu để khảo sát tế lễ ở miếu đường. Ít lâu sau trở về nước Lỗ, gặp lúc loạn lạc ông bỏ qua nước Tề, sau lại trở về nước Lỗ dạy học và nghiên cứu sách.
Trong suốt gần 20 năm, từ năm 34 tuổi, Khổng Tử dẫn học trò đi khắp các nước trong vùng để truyền bá các tư tưởng và tìm người dùng các tư tưởng đó. Có nơi ông được trọng dụng nhưng cũng có nơi ông bị coi thường. Năm 51 tuổi, ông quay lại nước Lỗ và được giao coi thành Trung Đô, năm sau được thăng chức Đại tư khấu (coi việc hình pháp), kiêm quyềntể tướng. Trong bốn năm nhậm chức, Khổng Tử đã thẳng tay trừng trị loạn quan, nịnh thần trong triều, làm cho nước Lỗ trở nên thịnh trị, "ban đêm ngủ không cần phải đóng cửa, ban ngày ra đường không ai nhặt của rơi, luân thường đạo lý được coi trọng". [13, tr39]. Tuy nhiên, vua nước Lỗ lại là người đam mê tửu sắc, đàn ca múa hát chơi bời xa hoa, bỏ bê việc triều chính nên Khổng Tử chán ngán, bỏ qua nước Vệ.
Năm 68 tuổi, Khổng Tử trở về nước Lỗ, tiếp tục dạy học và bắt tay vào soạn sách. Có thể nói Khổng Tử là người thầy tư nhân chuyên thu nhận học trò đầu tiên trong lịch sử giáo dục Trung Quốc. Trước thời ông, trường học hoàn toàn là của nhà nước. Khổng Tử sáng lập ra trường học tư, thu nhận nhiều đồ đệ, đưa giáo dục mở rộng cho bình dân, đem tri thức văn hóa truyền bá cho dân gian, có cống hiến thật to lớn đối với giáo dục thời cổ đại. Ông mất tháng 4 năm 479 TCN, thọ 73 tuổi.
Dù ở Phương Đông hay Phương Tây thì tên tuổi Khổng Tử vẫn luôn nổi tiếng từ thời này sang thời khác. Về mặt lịch sử, ông chủ yếu là một thầy giáo thông thường nhưng sau khi mất, ông được xem là người học vấn uyên bác ,ông thầy vĩ đại, người thầy đầu tiên - tiên sư. Ngay trong thế kỷ 1 TCN,
Khổng Tử đã được xem trọng còn hơn cả vua, là một thần sống giữa phàm nhân. Sự thần hóa này là tột đỉnh vinh quang của Khổng Tử và học thuyết Nho gia giữa thời Hán được coi trọng như là một tôn giáo. Tương truyền rằng, học trò của ông đông đến ba ngàn người và khi ông mất có người còn để tang ông đến sáu năm, hàng trăm người làm nhà, lập cứ bên phần mộ của ông tạo thành một làng Khổng.
1.3.2. Sách “Luận ngữ”
Nho học là khoa học giáo dục do Khổng Tử sáng lập, Mạnh Tử đời sau tiếp nối và hoàn chỉnh về cơ bản. Hơn hai thế kỷ sau khi Khổng Tử qua đời, Nho học mới được chính thức phổ biến, áp dụng rộng rãi từ thời nhà Hán (206 tr.CN - 220 CN) kéo dài đến nhà Thanh. Qua mỗi triều đại, lại có các nhà nho nổi tiếng biên soạn gia giảm, chú giải, bàn luận... Khi đã được đông đảo dân chúng hâm mộ, coi trọng thì Nho học được coi là Nho giáo, được sùng bái như một tôn giáo. Nho học gồm hai bộ sách cơ bản là Tứ thư (Đại học, Trung dung, Luận ngữ và Mạnh Tử) và Ngũ kinh (Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Dịch, Kinh Lễ và Kinh Xuân thu). Nếu như trong Ngũ kinh có hai tác phẩm quan trọng là Kinh Dịch và Kinh Thi thì trong Tứ thư, sách Luận ngữ được coi là then chốt bởi nó có khả năng bao quát hầu hết Tứ thư, lại miêu tả được những hằng số của con người một cách độc đáo, sinh động và có sức sống mãi về sau.
Luận ngữ là một sách quý trong bộ Tứ thư của Nho gia, được trình bày dưới dạng “ngữ lục”, không theo một thứ tự logic nhất định, do môn đệ của Khổng Tử ghi chép lại những lời dạy và việc làm của Khổng Tử, với nội dung bao quát tư tưởng của Nho gia về mọi lĩnh vực: triết học, chính trị, đạo đức, giáo dục… Sách được định hình vào khoảng đầu thời Chiến Quốc (480-221 TCN). Luận ngữ là sự tóm lược những bài giảng, lời dạy, các buổi học và thuật lại nhiều sự việc, nét sinh hoạt của thầy trò Khổng Tử. Nội dung của
sách tập trung vào rèn luyện phẩm cách cá nhân và còn giữ gần nguyên vẹn giá trị nhân văn cơ bản thời hiện đại.
Ở đời Tây Hán, có ba bản Luận ngữ là Cổ Luận ngữ, Tề Luận ngữ và Lỗ Luận ngữ. Cổ Luận ngữ viết bằng cổ văn gồm 21 thiên. Lỗ Cung phá tường nhà Khổng Tử mà tìm thấy bản này. Tề Luận ngữ do người nước Tề truyền lại, gồm 22 thiên viết bằng kim văn. Hai bản Luận ngữ trên đều đã thất truyền. Hiện nay chỉ còn bản Lỗ Luận ngữ do người nước Lỗ truyền lại, gồm 20 thiên, viết bằng kim văn. [14, tr348].
Sách Luận ngữ (cùng với sách khác bổ sung qua mỗi triều đại) được dạy trong các nhà trường từ thời nhà Hán, do học trò đời sau của Khổng Tử sưu tầm lại, truyền đến đời Tống mới biên tập thành sách. Những người biên soạn cố gắng giữ nguyên lời nói Khổng Tử xưa, bởi lẽ lời cổ nhân được truyền bá nguyên văn, mang tính cổ kính thiêng liêng nên có sức thuyết phục hơn. Lời văn của Luận Ngữ rất ngắn gọn, giản dị, diễn giải minh bạch. Đây là cuốn sách giáo khoa mở đầu cho truyền thống biên soạn sách học ở Trung Quốc về sau như Tam tự kinh, Ngũ tự kinh, Ấu học ngũ ngôn thi…
Trong thời gian đầu, tác phẩm Luận ngữ đã có tác dụng rất sâu rộng trong đời sống xã hội Trung Quốc thời cổ. Hơn hai ngàn năm sau nó được những người kế tục và các triều đại phong kiến thống trị lấy làm sách kinh điển và là một trong tứ thư của Nho gia. Từ đời Tống, Minh trở về sau Luận ngữ đã được coi là sách giáo khoa và là khoa mục thi cử bắt buộc của các phần tử trí thức phong kiến, được pháp luật của chế độ phong kiến thừa nhận. Nó cũng là công cụ tinh thần của các giai cấp thống trị phong kiến lợi dụng để nô dịch nhân dân lao động với quan điểm "tam cương, ngũ thường" hết sức khắt khe.
Sách Luận ngữ được lưu truyền đến ngày nay gồm 20 thiên, mỗi thiên đều lấy chữ đầu mà đặt tên, và các thiên không có liên hệ với nhau. Cách đặt tên thiên: lấy hai chữ xuất hiện đầu thiên làm tựa đề. Mỗi thiên có nhiều bài
(mỗi bài chỉ là một câu nói, một đối thoại hoặc một câu chuyện rất ngắn). Toàn bộ Luận ngữ có 511 bài, chỉ là 511 câu nói, đối thoại, mẩu chuyện ngắn. Nội dung bao trùm hầu hết những quan niệm về lễ, nhân, đức, trung, nghĩa, trí, tín, dũng, liêm, âm nhạc, văn chương, hội họa, những tình huống đối nhân xử thế đa dạng trong cuộc sống cho đến việc giải trí, nghỉ ngơi, ăn uống. Qua những bài học ngắn gọn, hình ảnh người quân tử và tiểu nhân hiện lên tương phản rõ nét, trong đó tấm gương vua hiền, quan chức mẫu mực và kẻ sĩ chân chính nổi bật ở vị trí trung tâm của cuốn sách.
Thiên 1: Học Nhi Thiên 2: Vi Chính Thiên 3: Bát Dật Thiên 4: Lý Nhân Thiên 5: Công Dã Tràng Thiên 6: Ung Dã
Thiên 7: Thuật Nhi Thiên 8: Thái Bá Thiên 9: Tử Hãn
Thiên 10: Hương Đảng
Thiên 11: Tiên Tiến Thiên 12: Nhan Uyên Thiên 13: Tử Lộ Thiên 14: Hiến Vấn Thiên 15: Vệ Linh Công Thiên 16: Quý Thị Thiên 17: Dương Hóa Thiên 18: Vi Tử Thiên 19: Tử Trương Thiên 20: Nghiêu Viết
Đọc sách Luận Ngữ, ta hiểu được phẩm chất tư cách của thầy trò Khổng Tử và những người khác. Đó là những bài học thực tế, tránh được giáo điều. Luận Ngữ trình bày đạo quân tử qua lời nói và những câu chuyện sinh động, không giảng lý thuyết dài dòng nhưng rất ấn tượng, dễ hiểu. Nhân vật chính là thầy Khổng Tử với bao buồn, vui, lo âu, lạc quan, thất vọng. Thầy Khổng đôi khi cũng mắc khuyết điểm nhưng không giấu diếm. Về phương pháp giáo dục, Khổng Tử thấu hiểu tâm lý của từng học trò, khéo léo đem lời giảng dạy thích hợp với từng trình độ, từng hoàn cảnh của mỗi người. Có khi cùng một câu hỏi mà ông trả lời cho mỗi người một cách khác nhau. Luận ngữ có 5 mục
tiêu giáo dục rõ rệt: Học làm người. Học làm công dân. Học làm quan. Học làm vua. Học làm thầy giáo.
Có thể nói, Luận ngữ là một trong những giá trị quí báu độc đáo, tài sản chung của các nền văn hóa khu vực đồng văn (Trung Quốc, Đài Loan, Triều Tiên, Hàn quốc, Nhật Bản và Việt Nam). Đặc biệt những lời nói của Khổng Tử trong Luận ngữ về sau đã được dân gian coi như thành ngữ, tục ngữ khi truyền bá trong sinh hoạt.
Tiểu kết chƣơng I
Như vậy, Nho giáo nói chung và tư tưởng của Khổng Tử nói riêng là sản phẩm của thời đoạn chuyển mình dữ dội của lịch sử Trung Quốc - thời Xuân Thu. Đây là thời kỳ đánh dấu sự suy sụp của chế độ chiếm hữu nô lệ và cùng với đó là sự định hình của chế độ phong kiến đặc thù phương Đông. Sự ra đời của Nho giáo chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó có cả bối cảnh lịch sử cũng như những tiền đề tư tưởng thời đại bấy giờ. Tuy nhiên so với các học thuyết khác, Nho giáo có nội dung phong phú và mang tính hệ thống hơn cả, nó được coi là hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị Trung Hoa suốt hơn hai ngàn năm của xã hội phong kiến. Đặc biệt, những giá trị tư tưởng của Khổng Tử trong sách Luận ngữ vẫn có sức sống mãnh liệt theo thời gian và thời đại lịch sử.
Chƣơng 2
QUAN HỆ THẦY - TRÕ TRONG TƢ TƢỞNG CỦA KHỔNG TỬ VÀ Ý NGHĨA CỦA MỐI QUAN HỆ NÀY ĐỐI VỚI TRUYỀN THỐNG TÔN
SƢ TRỌNG ĐẠO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Những tƣ tƣởng cơ bản của Khổng Tử về mối quan hệ thầy trò 2.1.1. Quan niệm về quan hệ thầy - trò trong xã hội
Khổng Tử xác định có năm mối quan hệ xã hội cơ bản và thông thường gọi là "ngũ luân", bao gồm quan hệ vua - tôi, cha - con, chồng - vợ, anh - em, bạn bè (quân thần, phụ tử, phu phụ, huynh đệ, bằng hữu). Mỗi mối quan hệ lại có những chuẩn mực đạo đức riêng: giữa vua tôi phải có nghĩa, giữa cha con phải có thân ái, giữa chồng vợ phải có sự phân biệt, giữa anh em phải có thứ tự, giữa bạn bè phải có lòng tin. Mặc dù không nằm trong ngũ luân nhưng từ xa xưa quan hệ thầy - trò đã là mối quan hệ đặc trưng và thiêng liêng trong xã hội. Mối quan hệ này được Khổng Tử bàn luận nhiều trong sách Luận ngữ.
Quan hệ thầy - trò còn gọi là quan hệ sư - tử (sư là thầy, tử là trò), mối quan hệ này được các nhà Nho rất coi trọng và đề cao. Thời phong kiến người thầy có vai trò đặc biệt quan trọng và địa vị hết sức tôn quý trong xã hội. Theo thứ bậc “quân, sư, phụ” đã được qui định và thừa nhận thì người thầy còn có vị trí cao hơn cả cha mẹ và chỉ đứng sau vua. Khổng Tử cho rằng, địa vị của người thầy được nâng lên trên cả địa vị của người cha trong gia đình - sau ông vua là đến ông thầy rồi sau hết mới đến người cha. Người cha cũng có bổn phận dạy dỗ con cái của mình, nhưng trong xã hội xưa, người dạy dỗ con mình nhiều nhất, sát nhất, cả mặt kiến thức và đạo đức chính là người thầy. Mối quan hệ thầy trò chịu ảnh hưởng rất lớn từ tư tưởng "Chính danh" và "Lễ" của Khổng Tử.
Khổng Tử cho rằng, quan hệ thầy - trò trước tiên phải tuân theo Chính danh. Quan hệ thầy trò phải được quy định bởi những chuẩn mực, giá trị đạo đức nhất định, để đảm bảo người thầy, người trò có địa vị, bổn phận chính
đáng, trên dưới, phải trái phân minh. Xuất phát từ quan điểm cho rằng, mỗi người đều có những mối quan hệ xã hội nhất định, trong mối quan hệ đó mỗi người đều có một địa vị, bổn phận nhất định và tương ứng với nó là một danh nhất định. Mỗi danh đều có tiêu chuẩn riêng, người nào mang danh nào phải được thực hiện và phải thực hiện bằng được những tiêu chuẩn của danh đó, nếu không phải gọi bằng danh khác. Đó chính là mỗi người đang thực hiện chính danh của mình. Khổng Tử vận dụng học thuyết chính danh của mình là để làm cho mọi việc ngay thẳng, vua cho ra vua, tôi cho ra tôi, cha phải ra cha, con phải ra con... Do đó, trong quan hệ thầy trò thì thầy phải ra thầy, trò phải ra trò. Thầy phải thực hiện đúng danh phận của mình và trò cũng phải thực hiện đúng danh phận của trò. Theo ông, nếu danh giữa thầy và trò mà bất chính thì lời nói sẽ không đúng đắn, lời nói không đúng đắn thì dẫn tới việc làm sai. Khi đó người thầy và trò trong xã hội sẽ không còn kính trọng nhau, không còn giữ được hòa khí. Thông qua học thuyết chính danh, Khổng Tử chỉ ra rằng, quan hệ thầy trò phải được xây dựng theo danh phận và thứ bậc rõ ràng, phải tôn trọng những tôn ti, trật tự, phép tắc nhất định trong quan hệ giữa thầy với trò. Những quy định trong mối quan hệ này trở thành một đạo cư xử, đó là đạo thầy trò.
Mặt khác, Khổng Tử cho rằng, quan hệ thầy trò cũng phải thực hành theo Lễ. Ông yêu cầu đạo làm thầy và đạo làm trò là phải cư xử đúng lễ. Đạo làm thầy phải lấy lễ để giáo hoá học trò. Trong Luận ngữ Khổng Tử thường nhắc rất nhiều đến chữ "Lễ", ở mỗi chương ông đều có nhiều đoạn bàn về lễ, có khi chủ động giảng giải, có khi thụ động trả lời câu hỏi của các đồ đệ liên quan tới lễ. Lễ trong Luận ngữ mang hai bản chất: lễ chi bản và lễ chi dụng. Lễ chi bản nói lên lễ như là bản chất biểu tả một cách trung thực bản tính con người, trong khi lễ chi dụng nói lên tính chất công cụ của lễ trong công việc giữ gìn trật tự, cũng như giữ được sự cân bằng trong cuộc sống, trong những giao tiếp của con người. Khổng Tử giải thích rằng, xã hội phải có lễ và mọi người phải
tuân theo lễ vì không có lễ lấy gì phân biệt địa vị vua, tôi, trên, dưới, lớn, nhỏ. Không có lễ không phân biệt tình thân mật của trai gái, cha con, anh em, sự giao thiệp thân hay sơ của hôn nhân. Và vì vậy, ông đề ra chuẩn mực vua phải